VIÊM CƠ TIM DO PHONG THẤP

Biện chứng đông y:Tâm dương hư kèm phong hàn thấp tà.
Cách trị:Thông tâm dương kèm khu phong tán hàn, trừ thấp.
Đơn thuốc:Phong tâm phương.
Công thức:Quế chi 10-30g, Sinh khương 3g, đại táo 15g, Phòng phong 9g, Chích cam thảo 9g, Bạch truật 15g, Thục phụ tử 15-30g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, thêm 500 ml nước, sắc đến còn 200ml, chia làm 2 lần mà uống, sáu ngày là 1 liệu trình. Đối với đa số bệnh nhân thì lượng Quế chi và Phụ tử nên dùng nhiều; người hư huyết thì thêm đương qui, người có bệnh mạn tính đường hô hấp trên thì nên phối hợp sử dụng các chế phẩm penicillin tác dụng kéo dài.
Hiệu quả lâm sàng:Long XX, nữ, 40 tuổi, hộ sinh, bắt đầu từ nǎm 1964, vì nhịp tim sớm, đã làm điện tâm đồ kiểm tra, phát hiện cơ tim có thương tổn. Huyết trầm nhanh, kháng "O" thường tǎng cao rõ rệt. Đau khớp lan chạy rõ rệt và có tiền sử viêm họng mạn tính. Đã dùng nhiều thứ thuốc tây và thuốc đông để điều trị nhưng bệnh vẫn trở lại. Ngày 17-7-1974, làm lại điện tâm đồ vẫn thấy cơ tim bị thương tổn. Huyết trầm 38mm/giờ, kháng "O" 833 đơn vị. Ngày 22-7 vì tim hồi hộp, thở dốc, ngực tức, nên đến khám và xin điều trị. Kiểm tra thấy thân nhiệt 36o5 C, huyết áp 100/60mmHg, họng xung huyết, tuyến giáp không to, nhịp tim tốt, tim đậy 78lần/phút, tiếng tim đập nhẹ, mờ, không nghe thấy tạp âm. Chẩn đoán là viêm cơ tim dạng phong thấp. Cho dùng bài thuốc "Phong tâm phương" có gia giảm. Đồng thời phối hợp dùng penicillin tác dụng kéo dài, tiêm bắp mỗi ngày 1.200.000 đơn vị. Ngày 28 tháng 10 khám lại thấy các triệu chứng về cơ bản đã hết, huyết trầm 17mm/giờ, kháng "O" bình thường, tim đập bình thường. Kiểm tra lại điện tâm đồ: đã hết tổn thương cơ tim. Nửa nǎm sau hỏi lại, kiểm tra điện tâm đồ vẫn bình thường, cũng không thấy các triệu chứng tái xuất hiện.