TỔNG QUAN
Điều chỉnh rối loạn ở Tâm và Tiểu Trường. Dùng dương kinh (Tiểu Trường) để điều chỉnh khí của kinh Âm (Tâm).
KINH THÛ THIẾU ÂM TÂM (Tm.)
(THE ARM LESSER YIN, HEART MERIDIAN - CHEOU CHAO INN, MERIDIEN DU COEUR)
Vượng giờ Ngọ (11-13g), Hư giờ Mùi (13-15g), Suy giờ Tý (23-1g).
Khí Nhiều, Huyết ít.
Ấn đau huyệt Cự Khuyết (Nh.14) và Tâm Du (Bq.15 - Bối Du Huyệt).
ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM
Khởi từ hố nách ở huyệt Cực Tuyền đến huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi lặn vào trong Tim, phân một nhánh thẳng lên trên đến cổ và nổi lên ở mặt, kết tại huyệt Tinh
KINH CHÍNH
Bắt đầu từ tim đi vào Tâm hệ, qua cơ hoành liên lạc với Tiểu Trường. Từ Tâm hệ phân một nhánh đi vào thanh quaûn, thẳng lên Mục hệ, một nhánh ra Phổi, ngang ra đáy hố nách, đi dọc bờ trong trước chi trên, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở đầu ngón tay út để nối với kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường.
KINH BIỆT
Khở i từ hố nách ở huyệt Cực Tuyền đến huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi lặn vào trong Tim, phân một nhánh thẳng lên trên đến cổ và nổi lên ở mặt, kết tại huyệt Tinh
Minh để gặp kinh Biệt Tiểu Trường, kinh Chính Bàng Quang - Tiểu Trường.
LẠC DỌC
Từ huyệt Lạc - Thông Lý, chạy theo mặt trong cánh tay, men theo kinh Chính Tâm để vào Tim rồi trở lên mặt, qua lưỡi, đến mắt, để gặp kinh Chính Tiểu Trường.
LẠC NGANG
Từ huyệt Lạc - Thông Lý vòng ngang bờ ngoài cánh tay để vào huyệt Nguyên của Tiểu Trường là Uyển Cốt.
KINH CÂN
Khởi đầu ở góc ngoài chân móng ngón tay út, chạy lên cổ tay (xương đậu), dọc theo bờ trong mặt trước cẳng tay đến phía đầu trong nếp gấp khuỷ tay tới hố nách, hội với các kinh Cân Âm ở tay tại huyệt Uyên Dịch, rồi lặn vào trong ngực qua Tâm Vị và kết ở rốn.
TRIỆU CHỨNG KINH TÂM
Đau nhức và co rút cơ dọc theo đường kinh đi. Đau và co cứng khớp khuỷ tay như bị thắt chặt. Đau và co rút vùng ngực.
TRIỆU CHỨNG
Kinh Bệnh : Vai đau, mặt trong chi trên đau,gan bàn tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, muốn uống nước, mắt đau.
Tạng Bệnh : Vùng tim đau, nấc khan, ngực sườn đau tức. Thực chứng thì phát cuồng. Hư chứng thì bi ai, khiếp sợ.
Tâm Hư : Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 2 lần.
Tâm Thực : Tinh thần rối loạn, hay cười, nói sảng. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
KINH CHÍNH
Rối Loạn Do Tà Khí: Họng khô, Khát nước, Đau vùng tim.
LẠC NGANG
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Mắt vàng, Đau 2 bên hông sườn, Đau nhức mặt trong cánh tay, cẳng tay. Đau và nóng lòng bàn tay.
LẠC DỌC
THỰC : Nghẹn, khó chịu và đau nhói vùng ngực.
HƯ : Không nói được.
KINH BIỆT
Cùng một triệu chứng với đường kinh chính nhưng đau với tính cách từng cơn.
KINH CÂN
Đau nhức và co rút cơ dọc theo đường kinh đi. Đau và co cứng khớp khuỷ tay như bị thắt chặt. Đau và co rút vùng ngực. Chứng Phục lương : Khí tích tụ ở rốn, thân co quắp, bụng nổi khối u to bằng nắm tay, bất động ở trên rốn hoặc ngay rốn khiến đau khắp vùng rốn, buồn bã.
ĐIỀU TRỊ KINH TÂM
Bổ Tâm khí, an Tâm thần : dùng huyệt Du + Mộ của kinh thủ Thiếu Âm (Tâm) và thủ Quyết Âm (Tâm Bào) làm chính. Châm bổ (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
KINH CHÍNH
Tâm Hư :
+ Châm bổ huyệt Thiếu Xung (Tm.9) vào giờ Mùi [13-15g] (đây là huyệt Tỉnh Mộc, Mộc sinh Hỏa - Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
+ Bổ Tâm khí, an Tâm thần : dùng huyệt Du + Mộ của kinh thủ Thiếu Âm (Tâm) và thủ Quyết Âm (Tâm Bào) làm chính. Châm bổ (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).
Tâm Thực :
+ Châm tả huyệt Thần Môn [Tm7] (đây là huyệt Du Thổ, Hỏa sinh Thổ - Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
+ Thanh Tâm tả hỏa : chọn huyệt ở kinh Thủ Thiếu Âm + thủ Quyết Âm phối hợp với huyệt của kinh Thủ Thái Dương. Châm tả.
LẠC NGANG
THỰC : Tả : Thông Lý (Lạc - Tm.5), Bổ: Uyển Cốt (Nguyên -Ttr.4)
HƯ: Bổ Thần Môn (Nguyên - Tm.7), Tả Chi Chánh (Lạc -Ttr.4)
LẠC DỌC
THỰC : Tả : Thông Lý (Lạc - Tm.5)
HƯ: Bổ: Chi Chánh (Lạc -Ttr.7), Tả : Thần Môn (Nguyên - Tm.7)
KINH BIỆT
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:
Châm Phía đối bên bệnh: Thiếu Xung (Tm.9), Thiếu Trạch (Ttr.1 ),
Phía bên bệnh : Thần Môn (Tm.7), Hậu Khê (Ttr.3),
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN :
Âm Khích (Tm.6), Túc Tam Lý (Vị.36), Thiếu Xung (Tm.9), Cực Tuyền (Tm.1)
KINH CÂN
THỰC: Tả A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Thiếu Xung (Tm.9)
Phối: Thần Môn (Tm.7), Linh Đạo (Tm.4), Uyên Dịch (Đ.22)
HƯ : Bổ : Cứu A thị huyệt kinh Cân, Tả : Thần Môn (h.Tả - Tm.7)
Phối : Thiếu Xung (Tm.1), Linh Đạo (Tm.4), Uyên Dịch (Đ.22)
.
HÌNH TỔNG QUÁT _THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH
HÌNH KINH TÂM BIỆT_THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH
HÌNH KINH CÂN TÂM_THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH
ĐƯỜNG LẠC DỌC -LẠC NGANG CỦA THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH
HUYỆT CỦA THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH
1 - CỰC TUYỀN
Tên Huyệt: Cực ý chỉ rất cao, ở đây hiểu là huyệt cao nhất ở nách.
Tuyền = suối nước .
Tâm chi phối sự lưu thông huyết trong các mạch, ví như dòng chảy của suối.
Huyệt ở vị trí cao nhất của kinh Tâm, nằm ở giữa nách, nơi có thể sờ thấy động mạch nách. Sự lưu thông huyết ở đây nhanh và mạnh, giống như nước suối chảy từ trên xuống, vì vậy gọi là Cực Tuyền (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 1 của kinh Tâm.
Vị Trí: Chỗ lõm ở giữa hố nách, khe giữa động mạch nách, sau gân cơ nhị đầu và gân cơ quạ cánh tay.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa động mạch nách và mặt sau gân cơ quạ cánh tay, gân cơ 2 đầu (phần ngắn), trước nữa là mặt sau cơ ngực to ở trên là đầu trên xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da cánh tay và thần kinh ngực to của đám rối cánh tay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết doạn thần kinh D3.
Chủ trị: Trị cánh tay đau, chi trên liệt, khớp vai viêm, quanh khớp vai viêm, tim đau thắt.
Phối Huyệt:
1. Phối Hiệp Bạch (P.3) trị tim đau, đầy tức (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Thái Uyên (P.7) + Thái Xung (C.3) + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Lịch (Đtr.6) trị họng khô (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Dương Bạch (Đ.14) + Tỳ Du (Bq.20) trị tay chân khó co duỗi (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Khâu Khư (Đ.40) + Kiên Điểm + Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Hải (Tm.3) trị hố nách đau (Châm Cứu Học Thủ Sách).
5. Phối Âm Giao (Nh.7) + Lậu Cốc (Ty.7) trị tim đau quặn (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
6. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị hông sườn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
Ghi Chú: Không vê kim để tránh làm tổn thương các bó mạch thần kinh nách.
2 - THANH LINH
Tên Huyệt: Thanh = màu xanh, biểu hiện của đau.
Linh = thần linh, biểu trưng cho tác dụng mà huyệt trị được.
Huyệt có tác dụng trị đầu đau, tay đau, tim đau, do đó gọi là Thanh Linh (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Thánh Huệ Phương.
Đặc Tinh : Huyệt thứ 2 của kinh Tâm.
Vị Trí: Ở phía trên đầu nếp gấp khuỷ tay 3 thốn, ở rãnh giữa cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay trước.
Giải Phẫu: Dưới da là rãnh cơ 2 đầu trong, cơ cánh tay trước, vách lên cơ trong, cơ rộng trong, xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và nhánh của dây quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Chủ trị: Trị vùng hông sườn đau, vai và cánh tay đau.
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
Ghi Chú : Nếu ngộ châm làm cho người bệnh cảm thấy bứt rứt khó chịu trong ngực, nên châm bổ huyệt ThầnMôn (Tm.7) để giải (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
3 - THIẾU HẢI
Tên Huyệt: Thiếu = thủ Thiếu âm Tâm kinh; Hải = nơi hội của các nhánh sông. Huyệt là nơi mạch khí thịnh, kinh khí hợp vào (hợp huyệt), nơi hàng trăm nhánh sông đổ vào, vì vậy gọi là Thiếu Hải (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Khúc Tiết.
Xuất Xứ: Thiên ‘Căn Kết’ (LKhu.5).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 3 của kinh Tâm.
+ Huyệt Hợp của kinh Tâm, thuộc hành Thủy.
Vị Trí: Co tay lại, huyệt nằm ở cuối đầu nếp gấp khuỷ tay, mặt trong cánh tay, cách mo?m trên lồi cầu trong 0,5 thốn.
Giải Phẫu: Dưới da là chỗ bám vào xương của khối cơ trên ròng rọc, mặt trước mỏm trên ròng rọc (hoặc mỏm trên lồi cầu trong), xương cánh tay, phía trong khớp khủy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh da cánh tay và dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Tác Dụng: Sơ Tâm khí, hóa đờm, định thần chí.
Chủ trị: Trị cánh tay và bàn tay tê, khớp khuỷ và tổ chức mềm quanh khớp khuỷ đau, thần kinh suy nhược, vùng trước tim đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Chi Chánh (Ttr.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngư Tế (P.10) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị cuồng, nói bậy (Thiên Kim Phương).
2. Phối Hành Gian (C.2) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Trung (Bq.40) trị ung nhọt, phát bối (Châm Cứu Tụ Anh).
3. Phối Âm Thị (Vi.33) trị tim đau, tay run (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị lao hạch [loa lịch] (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối (Thu?) Tam Lý (Đtr.10) trị 2 tay tê dại (Bách Chứng Phú).
6. Phối An Miên + Tam Âm Giao (Ty.6) trị thần kinh suy nhược (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị tay run (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Âm Khích (Tm.6) + Thanh Linh (Tm.2) + Thần Môn (Tm.7) + Thông Lý (Tm.5) trị dây thần kinh trụ đau (Tân Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
4 - LINH ĐẠO
Tên Huyệt : Linh ở đây chỉ công năng của Tâm, Đạo = thông đạo. Huyệt có tác dụng thông khí vào Tâm vì vậy gọi là Linh Đạo ( Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 4 của kinh Tâm.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
Vị Trí : Ơ mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 1,5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ trụ trước - trong và các gân cơ gấp chung nông các ngón tay ở ngoài, bờ trong gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ sấp vuông, xương trụ.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ trụ trước - trong và các gân cơ gấp chung nông các ngón tay ở ngoài, bờ trong gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ sấp vuông, xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Chủ trị : Khớp cổ tay đau, thần kinh trụ đau, vùng tim đau, hysteria.
Phối Huyệt :
1. Phối Thiên Dung (Ttr.17) + Thiên Đột (Nh.22) trị mất tiếng đột ngột (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Thiếu Hải (Tm.5) + Xích Trạch (P.5) trị khủy tay sưng (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Điều Khẩu (Vi.38) cứu 14 tráng + Hạ Cự Hư (Vi.39) cứu 14 tráng + Kiên Ngung (Đtr.15) [ cứu 15 tráng] + Ôn Lưu (Đtr.7) [cứu 14 tráng] + Túc Tam Lý (Vi.36) [cứu 14 tráng], trị vú sưng (Loại Kinh Đồ Dực).
4. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Gian Sử (Tb.7) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tâm thống (Y Học Cương Mục).
Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú : “Nóng lạnh ở trong xương do hỏa nung nấu, dùng Linh Đạo rất hay”(Trữu Hậu Ca).
5 - THÔNG LÝ
Tên Huyệt: Huyệt là nơi mạch khí của kinh Tâm đi qua (thông) và tụ lại đi sâu vào lý, thông với Tiểu trường, vì vậy gọi là Thông Lý (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Tâm.
+ Huyệt Lạc của kinh Tâm.
+ Huyệt nối với kinh Tiểu Trường.
+ Huyệt kiểm soát phần sâu của kinh Tâm.
Vị Trí: Mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 1 thốn (huyệt Thần Môn - Tm.7), khe giữa gân cơ trụ trước và cơ gấp chung nông các ngón tay.
Giải Phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ gấp vuông, xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Tác Dụng: Định tâm, an thần chí, tức phong, hòa vinh.
Chủ trị: Trị khớp cổ tay và cánh tay đau, hồi hộp, mất ngu?, lưỡi co cứng, mất tiếng nói đột ngột, nhịp tim chậm, tâm thần phân liệt.
Phối Huyệt:
1. Phối Hành Gian (C.2) + (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Ủy Trung (Bq.40) trị mụn nhọt ở vai, lưng (Châm Cứu Tụ Anh).
2. Phối Nội Đình (Vi.44) trị hay ngáp (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Giải Khê (Vi.41) trị đầu đau, mắt đo? (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Hành Gian (C.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị kinh nguyệt nhiều (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Hành Gian (C.2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mụn nhọt ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Đại Chung (Th.4) trị thích nằm, ít nói (Bách Chứng Phú).
7. Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) trị mồ hôi không ra được (Loại Kinh Đồ Dực).
8. Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) + Tam Gian (Đtr.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mồ hôi ra khắp cả người (Loại Kinh Đồ Dực).
9. Phối Tâm Du (Bq.15) trị nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Hưng Phấn + Tố Liêu (Đc.25) trị nhịp tim chậm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
6 - ÂM KHÍCH
Tên Huyệt: Vì huyệt là Khích huyệt của kinh thủ Thiếu Âm, vì vậy gọi là Âm Khích (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Âm Ky, Thạch Cung, Thiếu Âm Khích, Thủ Thiếu Âm.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tâm.
+ Huyệt Khích của kinh Tâm.
+ Huyệt dùng châm trong rối loạn khí của tâm, gây ra do ngưng tuần hoàn.
Vị Trí : Mặt trước trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay 0,5 thốn, ở trong khe gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung nông các ngón tay, bờ trong gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ sấp vuông, xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Tác Dụng : Thanh tâm ho?a, an thần chí, củng cố phần biểu, tiềm hư dương.
Chủ trị : Trị hồi hộp, vùng tim đau, ngực đau, tim đập mạnh, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chảy máu mũi, nôn ra máu.
Phối Huyệt :
1. Phối Trung Xung (Tb.9) trị tim đau, lưỡi cứng (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Gian Sử ( Tb.5) + Lệ Đoài (Vi.45) + Nhị Gian ( Đtr.2) trị hay sợ (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị mồ hôi trộm (Châm Cứu Tụ Anh).
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
7 - THẦN MÔN
Tên Huyệt: Theo YHCT, Tâm tàng Thần, huyệt này là huyệt Nguyên, nơi kinh khí mạnh nhất của Tâm, châm huyệt này a?nh hưở ng (coi như cửa = môn) đến Tâm và Thần, vì vậy gọi là Thần Môn (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Tên Khác: Duệ Trung, Đoài Lệ, Đoài Xung, Trung Đô.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Tâm.
+ Huyệt Du, Huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt Tả của kinh chính Tâm.
+ Huyệt đặc biệt, châm khi nhiệt tà vào kinh Tâm gây chứng khó chịu vùng tim, cơ thể run, sốt.
+ Một trong những huyệt trị ngất như chết (Thi quyết) do rối loạn kinh Biệt Phế, Thận, Tâm, Vị.
Vị Trí: Ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Tác Dụng: Thanh Tâm nhiệt, an thần, thanh hỏa, lương vinh, điều khí nghịch.
Chủ trị: Trị hay mơ, mất ngủ, hồi hộp, động kinh, Hysteria, hay quên.
Phối Huyệt:
1. Phối Thiếu Hải (Tm.3) trị tay co rút (Thiên Kim Phương).
2. Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị cuồng, hay cười (Thiên Kim Phương).
3. Phối Quan Môn (Vi.22) + Trung Phủ (P.1) trị bệnh về tiêu tiểu (Thiên Kim Phương).
4. Phối Lãi Câu (C.5) + Cự Khuyết (Nh.14) trị hồi hộp, lo sợ, hụt hơi (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Bá Hội (Đc.20) + Nội Quan (Tb.6) trị lo sợ, thần sắc tâm tư không yên (Châm Cứu Đại Toàn).
6. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhiên Cốc (Th.2) + Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Xung (Tm.8) trị tim đau, hồi hộp (Châm Cứu Tập Thành).
7. Phối Chí Dương (Đc.10) + Công Tôn (Ty.4) + Đởm Du (Bq.19) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Ủy Trung (Bq.40) trị tửu đản, toàn thân và mắt đều vàng, Tâm thống, mặt đỏ vằn, tiểu không thông (Châm Cứu Tập Thành).
8. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Tâm Du (Bq.15) Thiếu Thương (P.11) + trị si ngốc (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) trị hồi hộp (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Trung Phủ (P.1) trị tiểu nhiều (Phổ Tế Phương).
11. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Dịch Môn (Ttu.2) + Giải Khê (Vi.41) + Nội Quan (Tb.6) trị hồi hộp, hay quên, mất ngủ (Thần Cứu Kinh Luân).
12. Phối Tâm Du (Bq.15) trị si ngốc, khờ dại (Thần Cứu Kinh Luân).
13. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tb.7) + Thái Khê (Th.3) trị thổ huyết, tiêu ra máu (Nho Môn Sự Thân).
14. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị thần kinh suy nhược, mất ngủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15. Phối Tâm Du (Bq.15) + Nội Quan (Tb.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) [thấu Âm Lăng Tuyền - Ty.9] trị nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Trung Quaûn (Nh.12) + Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị khí hư, lo sợ (Trung Hoa Châm Cứu Học).
17. Phối Phong Long (Vi.40) + Tâm Du (Bq.15) + Trung Quản (Nh.12) + Vị Du (Bq.19) [đều tả], trị mất ngủ (Trung Hoa Châm Cứu Học).
18. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị mất ngủ (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng, hơi chếch qua phía xương trụ (ngón út), sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
Tham Khảo : Thiên ‘Thích Ngược’ ghi : “ Bệnh ngược phát từ Tâm, làm cho Tâm phiền , chỉ muốn uống nước mát, mà hàn nhiều, nhiệt ít... Nên thích thủ Thiếu âm [huyệt Thần Môn] (TVấn 36, 8).
8 - THIẾU PHỦ
Tên Huyệt: Thiếu = thiếu âm; Phủ = nơi cư trú của thần khí, vì vậy gọi là Thiếu Phủ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Đoài Cốt.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 8 của kinh Tâm.
+ Huyệt Vinh (Huỳnh) của kinh Tâm, thuộc hành Ho?a.
Vị Trí: Trong lòng bàn tay, giữa xương bàn tay thứ 4 và 5, huyệt nằm trên đường văn của lòng bàn tay.
Giải Phẫu: Dưới da là cân gan tay giữa, cơ giun, bờ trong gân gấp ngón 4 của cơ gấp chung nông và sâu, cơ gian cốt gan tay và gian cốt mu tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 4.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Chủ trị: Trị lòng bàn tay nóng, hồi hộp, thấp tim, tiểu dầm, tiểu không thông, nhịp tim không đều.
Phối Huyệt
1. Phối Chi Câu (Ttu.6) trị giữa hõm vai (khuyết bồn) có khí tụ như cục thịt u (Thiên Kim Phương).
2. Phối (Túc) Tam Lý (Vi.36) trị tiểu không thông (Thiên Kim Phương).
3. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Nội Quan (Tb.6) + Thông Lý (Tm.5) trị thiểu năng động mạch vành, nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải)..
4. Phối Gian Sư? (Tb.5) + Khích Môn (Tb.4) + Khúc Trạch (Tb.3) trị phong thấp do tim (thấp tim) (Châm Cứu Học Thượng Hải)..
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
Tham Khảo : “Bộ phận sinh dục tự nhiên đau, tiểu dầm chọn Thiếu Phủ (Tm.8), thoái vị bẹn : chọn Thiếu Phủ” (Thần Cứu Kinh Luân).
9 - THIẾU XUNG
Tên Huyệt: Thiếu = thiếu âm; Xung = xung yếu, ý chỉ huyệt là nơi khí huyết thịnh, vì vậy gọi là Thiếu Xung (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Kinh Thỉ, Kinh Thuỷ.
Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 của kinh Tâm.
+ Huyệt Tỉnh của kinh Tâm, thuộc hành Mộc.
+ Huyệt Bổ của kinh Tâm.
+ Huyệt đặc biệt dùng với huyệt Thương Dương (Đtr.1) , châm theo phương pháp ‘Mậu Thích’ trong bệnh do phong (sốt gián đoạn), khi cánh tay mới đau.
Vị Trí: Ở ngón tay út phía tay quay, cách chân góc móng tay út 0,1 thốn, trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay.
Giải Phẫu: Dưới da là giữa chỗ bám của gân ngón 5, cơ gấp chung sâu các ngón tay và gân ngón út, cơ duỗi chung các ngón tay, bờ ngoài của đốt 3 xương ngón tay út.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.
Tác Dụng: Khai Tâm khiếu, thanh thần chí, Tả nhiệt.
Chủ trị: Trị hồi hộp, trúng phong, hôn mê, sốt cao, động kinh.
Phối Huyệt:
1. Phối Đại Chung (Th.4) trị miệng nhiệt (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong hôn mê, đờm dãi khò khè (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị phát sốt (Bách Chứng Phú).
4. Phối hợp với các Tỉnh huyệt khác (Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Đôn (C.1) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Lệ Đoài (Vi.45) + Túc Khiếu Âm (Đ.44) trị hôn mê (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm sâu 0,1 - 0,2 thốn. Cứu 2 - 3 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét