ĐÀ


Cá Sấu là nhóm bò sát có xương sống có dạng thằn lằn, thân dài, đuôi cao và khỏe, chân sau có màng bơi giữa các ngón, mõm dài, khi bơi chỉ để lộ hai lỗ mũi ở đầu mõm và hai mắt lên khỏi mặt nước.

ĐÀ   
Crocpdilus vularis Cuv.

Tên Việt Nam: Cá Sấu.
Tên khác: Đà long, Đà ngư (Bản Kinh), Thổ long (Cương Mục), Trư bà long (Động Vật Học Đại Từ Điển), Ngạc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa họcCrocpdilus vularis Cuv.
Họ khoa học: Crocodylididae.
Mô tả: Cá Sấu là nhóm bò sát có xương sống có dạng thằn lằn, thân dài, đuôi cao và khỏe, chân sau có màng bơi giữa các ngón, mõm dài, khi bơi chỉ để lộ hai lỗ mũi ở đầu mõm và hai mắt lên khỏi mặt nước. Lỗ tai và lỗ mũi đều có van bảo vệ, cho màng nhĩ khỏi bị nước vào. Thân có phủ giáp sừng có nhiều tấm xương lớn. Sọ có khẩu cái thứ sinh (do xương trước hàm, xương hàm trên, xương khẩu cái và xương cánh tạo thành) phát triển với nếp khẩu cái ở đáy miệng. Phía trước họng, nếp này có thể khép kín làm cho con vật có thể mở miệng rộng dưới nước nên cá sấu vẫn có thể thở được khí trời. Mõm dài như chiếc kẹp giúp con vật bắt có thể bắt được mồi dễ dàng ở dưới nước. Đặc biệt, cá Sấu chỉ có một ngọc hành, khe huyệt dọc, không có bọng đái.
Cá Sấu hiện nay sống ở khu vực nước ngọt, chỉ có một số ít chịu được nước lợ nên có thể sống ở cửa sông, chỉ có loại cá Sấu có gờ (Crocodylus porosus) là có thể sống được xa bờ bể (có thể cách 600 km). Suốt ngày đầm mình dưới nước, thường bò lên cạn vào buổi sáng hay lúc xế chiều để sưởi nắng, nằm trên cạn thường mở lớn miệng như ngáp có lẽ để làm bốc hơi nước của màng nhầy miệng có tác dụng giảm nhiệt. Thức ăn chủ yếu là cá.
Phân biệt:  Giống Crocodylus (cá Sấu chính thức) gồm 11 loài, phân bố rộng rãi ở các lục địa các châu hiện nay có cá Sấu. Nhiều loài có khẳ năng chịu được nước mặn nên khu phân bố rộng rãi. Ở Việt Nam và các nước lân cận có 2 loài: Cá sấu Xiêm (Crocodylus Siamensis) sống ? sông Cửu Long, nhiều sông, hồ Miền Nam Campuchia và miền Nam Trung bộ Vi?t Nam. Cá Sấu có gờ (Crocodylus Porosus) sống ở cửa sông Cửu long và Đồng nai. Có thể dùng làm thuốc như cá Sấu (Crocodylus vularis Cuv).
Cánh bắt: Dùng câu nhử mồi, cho nó ăn móc lưỡi câu trong bụng rồi từ từ kéo ra khỏi hang.
Phần dùng làm thuốc: Giáp sừng (vẩy).
Bào chế: Lấy giáp sừng sao với sữa tô hoặc rượu để dùng.
Tính vị: Vị chua, tính ấm.
Chủ trị:
+ Nổi hòn nổi cục ở tim ngực, tích tụ cứng ngắt như đá, hàn nhiệt, đàn bà đau âm hộ lan đến bụng dưới, băng lậu, lở láy thịt thối (Bản Kinh).
+ Động kinh, đau ngay thắt lưng, trẻ con sỉa dái, toét mắt (Biệt Lục).
Kiêng kỵ: Ghét Nguyên hoa, Cam toại, Mật chó. Thục tất làm sứ cho nó.
Tham khảo:
+ Tức đau bụng dưới và sợ sệt: dùng vẩy cá sấu (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trừ huyết tích, bạch đới đàn bà(Dược Tính Bản Thảo).
+ Sát trùng, trị loa lịch lở chảy nước, phong ngoan cố, ngứa ngáy, lở loét nhiều: Sao vẩy rồi nướng ngâm rượu uống (Bản Thảo Thập Di).
+ Trị Cam răng (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Vảy cá Sấu trị sốt rét âm chứng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vảy cá Sấu chủ trị nhiều chứng đa số bệnh thuộc về Quyết âm. Công dụng của nó chỉ cốt ở bình Can Mộc, trị huyết, sát trùng. Trong ‘Thiên Kim Phương’ trị động kinh có ‘Đà Giáp Thang’ dùng tới nó (Bản Thảo Cương Mục).
+ Ngoài dùng vảy cá Sấu để làm thuốc ra, người ta còn dùng:
- Thịt có vị ngọt, có độc nhẹ, ít khi thở yếu, chân đứng không vững thì dùng tới nó. Đào Hoằng Cảnh khi luận về thịt cá sấu cho rằng mặc dù có bổ nhưng không nên ăn. Tô Tụng luận về thịt cá sấu, ông nói: Thịt màu vàng như thịt gà, ăn vào sinh khí lạnh cố tật. Trần Tàng Khí lại cho biết ăn nhiều thịt cá sấu sinh ra nhọt độc, ăn không tốt, nước dãi của nó rất độc.
- Gan, trị bệnh ngũ thi (lao), dùng một cái nướng chín rồi ăn với tỏi kiệu.
- Mỡ, trị các loại phong và nhọt độc, rán rồi xức vào (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét