ĐẠI GIẢ THẠCH


Đất hình khối có chất cứng, đập vụn có bột màu đỏ nâu, loại kết tinh gọi là “Huy thiết khoáng đại giả”, loại bán kết tinh là “Xích thiết khoáng đại giả” bên trong có dạng như cái biếu u tròn đinh trống gọi là “Đinh đầu đại giả” là loại phẩm chất tốt nhất.

ĐẠI GIẢ THẠCH   代  赭 石

Xuất xứ: Bản Kinh.
Tên Việt Nam: Hoàng thổ đỏ.
Tên khác: Tu hoàn (Bản Kinh), Huyết sư (Biệt Lục), Thổ chu (Bản Thảo Cương Mục), Chu Thạch, Xích thạch, Huyết thạch, Tử châu, Linh lăng, Thiết chu, Kính thiết, Đại giả thạch (Hoà Hán Dược Khảo) Hà giả thạch, Đinh đầu đại giả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Thành phần cơ bản: Đại giả thạch là đất sét có lộn Oxid sắt và Bioxid mangan.
Mô tả: Đất hình khối có chất cứng, đập vụn có bột màu đỏ nâu, loại kết tinh gọi là “Huy thiết khoáng đại giả”, loại bán kết tinh là “Xích thiết khoáng đại giả” bên trong có dạng như cái biếu u tròn đinh trống gọi là “Đinh đầu đại giả” là loại phẩm chất tốt nhất.
Địa lý: Hay có ở Quảng Đông, Sơn Tây, Hà Bắc, Sơn Đông, Vân Nam, chưa được khai thác ở Việt Nam.
Bào chế: Đem nguyên cục đập thành từng cục nhỏ như hạt đậu xanh.
1- Dùng sống.
2- Nung lửa đang còn lửa nóng, sau khi đỏ hồng thì lấy ra, xong ngâm trong nước giấm 3-7 lần sau đó đâm vụn ra dùng nước lạnh ngâm 24 giờ (cứ 12 giờ thay nước 1 lần) phơi khô cất dùng.
Tính vị: Vị đắng, tính mát.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can.
Tác dụng: Trấn khí nghịch, dưỡng âm huyết. Giáng nghịch bình can.
Chủ trị: Đàm lên thở gấp, ăn vào mửa ra, ho ra máu, lỵ ra máu, phụ nữ xích bạch đới.
Liều lượng: 9g - 30g.
Kiêng kỵ: Hạ bộ hư hàn không nên dùng, dương hư âm hàn cấm dùng.
Sợ Thiên hùng, Phụ tử.
Phụ nữ có thai cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị cấp tính kinh phong, miệng túm mắt trợn, co giật, dùng Đại giả thạch, đốt cháy rồi tôi với giấm 7 lần xong nghiền nhỏ thủy phi phơi nắng, lấn uống 3g hoặc nửa chỉ, sắc với thang ‘Chân Kim Thang’ mà uống liên tục 3 lần, khi thấy trên cẳng chân có kinh phong thì dùng Đông qua nhân sắc uống (Trực Chỉ Phương).
+ Trị băng huyết, dùng Đại giả thạch đốt  rồi tán bột, dùng lần 6g với nước (Phổ Tế Phương).
+- Trị suyễn khò khè như vịt kêu không nằm ngửa được dùng bột Đại giả thạch, uống với nước giấm và nước cơm (Phổ Tế Phương).
+ Trị thương hàn không có mồ hôi, dùng Đại giả thạch, Can khương,  hai vị bằng nhau tán bột, sao nóng với rượu tẩm vào lòng bàn tay rồi nắm lại, đắp kín 2 chân cho ra mồ hôi (Thương Hàn Uẩn Yếu Phương).
+ Trị sốt rét trẻ con không chữa được, dùng Đại giả thạch 5 cục nung đỏ rồi tôi giấm, Chu sa 5 phân, Phê sương bằng hạt đậu đen rồi lấy giấy mỏng gói lại 7 lớp đâm rồi nướng khô bỏ vào 1 tý Xạ hương tán bột, trộn một chút dầu mè xức trên chóp mũi, giữa 2 lông mày, tứ chi, rất hay (Bảo Ấu Đại Toàn).
+ Trị thoát vị tiểu trường, dùng Đại giả thạch nung lửa tôi giấm tán bột uống 9g (Thọ Thành phương).
+ Trị đi cầu ra máu (trường phong hạ huyết), dùng Đại giả thạch 30g, đốt nung tôi với nước gạo giấm 1 thăng rồi đâm mịn như cám lấn uống 3g, có thể trị được mửa ra máu, chảy máu cam (Đẩu Môn Phương).
+ Trị trụy thai xuống huyết không cầm, dùng Đại giả thạch tán bột 3g, nước Sinh
+ Trị đỏ mắt, sưng vù nhắm mắt không mở ra được, dùng 2 phần Đại giả thạch, 1 phần Thạch cao tán bột trộn nước mới múc lên, dán ở đầu, đuôi mắt và 2 bên huyệt Thái Dương (Trực Chỉ Phương).
+ Trị sưng họng, dùng Đại giả thạch nấu lấy nước uống (Phổ Tế Phương).
11- Trị đau răng dùng Đại giả thạch, Kinh giới nghiền bột xức vào (Phổ Tế Phương).
12- Trị các loại đơn nhiệt độc dùng Đại giả thạch, Thanh đại, mỗi thứ 6g, Hoạt thạch, Kinh giới, mỗi thứ 3g tán bột, uống lần 3g rưỡi với mật, bên ngoài thì xức (Trực Chỉ Phương).
+ Trị các loại lở nhọt, dùng Đại giả thạch, Ngưu bì giao 2 vị bằng nhau tán bột, 1 chén rượu ngon nấu uống, còn bã xức ở ngoài, khi khô làm tiếp (Chu Thị  Tập Nghiệm Phương).
+ Trị bách hợp bệnh đã ra mồ hôi phát ở bụng dưới, dùng Bách hợp 7 cái mài ngâm nước suối 1 đêm dùng Đại giả thạch 30g. Hoạt thạch 3 lượng, nước 2 chén (Thương  Hàn Uẩn Yếu Phương).
+ Trị nhiệt quá bức bách huyết vọng hành, nôn ra máu, chảy máu cam: Giả thạch (sống) 12g, Qua lâu nhân 9g, Bạch thược (sống) 12g, pháp Bán hạ, Trúc nhự, Ngưu bàng tử mỗi thứ 9g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Hàn Giáng Thang).
+  Trị rong kinh, có thể dùng Đại giả thạch tán bột xức lên để cầm máu bên ngoài da: Đại giả thạch 60g (chế kỹ), mỗi lần 9g, ngày uống 3 lần với nước (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
+ Trị nôn mửa, ợ hơi, suyễn do khí nghịch gây ra: Tuyền phúc 9g, Đại giả thạch 12g,  Đảng sâm, Bán hạ đều 9g (Tuyền Phúc Đại Giả Thang - Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
+ Trị chóng mặt, hoa mắt, ù tai trong bệnh huyết áp cao : ”: Đại giả thạch (sống) 15g, Ngưu tất 9g, Long cốt (sống) Mẫu lệ (sống) Qui bản (sống) mỗi thứ 9g, Bạch thược (sống) 15g, Huyền sâm 12g, Thiên đông 9g, Xuyên luyện tử, Đương quy, Mạch nha (sống), Nhân trần mỗi thứ 9g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Trấn Can Tức Phong Thang)
+ Trị huyết áp cao, đau đầu chóng mặt nhiều: Đại giả thạch (sống) 30g, Bạch thược, Ngưu tất, Thạch quyết minh, pháp Bán hạ, Hạ khô thảo mỗi thứ 15g, Tuyền phúc hoa, Mạch môn đông đều 9g sắc uống. Hai ngày 1 thang, chia ra làm sáng tối (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
Tham khảo:
+ Đại giả thạch an thai kiện tỳ, cầm ăn vào mửa ra, thổ huyết chảy máu cam, kinh nguyệt không cầm, tiêu ra máu, trĩ rò, tả lỵ thoát tinh, đái dầm ban đêm, trẻ con động kinh (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Đại gia thạch bẩm thụ khí âm trong thổ mà sống, Bản kinh ghi rằng nó có vị đắng khí hàn. Biệt lục thêm vào vị ngọt không độc, khí nhẹ nồng, thuộc âm đi xuống vào kinh thủ thiếu âm, túc quyết âm. Thiếu âm là quân chủ chi quan, hư thì hoãn sợ mà các tà khí dễ nhập vào, hoặc là qủy chú tà khí, hoặc tinh vật ác qủy, hoặc là khí hoảng sợ vào bụng, sẽ tự xâm nhập vào. Dược tính trấn tĩnh thì Tâm quân thái bình mà mờ huyết tý huyết ứ tặc phong, và các bệnh băng lậu đới hạ của phụ nữ, đều bởi huyết nhiệt của hai kinh can tâm gây ra, vì vị ngọt tính lạnh lương huyết được nên chủ trị được các chứng như trên. Vị ngọt tính hàn lại giải được độc nên chủ cố độc trúng ở vùng bụng. Nội kinh nói rằng “Tráng hỏa thực khí, Thiếu hỏa sinh khí” hỏa khí quá thịnh thì âm nuy, có tính nặng mà trụy xuống, do đó lại chủ về sinh khó thai không ra được và trụy thai (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Đại giả thạch và can và tâm bào, chuyên chủ về bệnh của huyết phận hai kinh này. Trọng Cảnh sau khi chữa dùng phép hãn, thổ, hạ mà dưới tim đầy cứng hơi, dùng ‘Toàn Phúc Đại Giả Thang’, dùng tính nặng để yên sự hư nghịch, màu đỏ của Giả thạch để dưỡng âm huyết (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Đại giả thạch vị đắng mà ngọt, khí hàn không độc. Hễ bởi huyết phận là thuộc nhiệt, các chứng băng đới tả lỵ, động thai, sản khó, ngực tức đầy cứng, động kinh, tổn thương do dao búa, chữa là đạt hiệu quả. Với thể trọng của nó thì yên được cơn hoảng sợ, vị ngọt có khả năng hòa huyết, tính hàn có nghĩa thắng nhiệt, chuyên vào huyết động kinh trẻ con và dương hư âm nuy, vùng dưới hư hàn thì kiêng dùng, vì nó có tính trầm giáng mà thiếu công sinh trưởng phát dục (Trung Qu?c Dược Học Đại Từ Điển).
+ Là thuốc trọng trấn. Trong lâm sàng thường dùng trị khí xung nghịch lên, phiên vị, nôn mửa, đờm nhiệt, khí cấp, và huyết nhiệt ở Tâm, Can dẫn đến nôn ra máu, tiêu ra máu, băng trung, lậu hạ. Muốn trấn tỉnh, giáng nghịch thì nên dùng sống thu liễm, chỉ huyết thì nên nung lên  (Thực Dụng Trung Y Học).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét