ĐẠI PHONG TỬ


Cây gỗ cao 8-10m, thân thẳng. Lá nguyên dày, xanh bóng, mọc so le, dài 15- 30cm, rộng 3-7cm. Gân lá hình lông chim, có 8-10 đôi gân phụ.

ĐẠI PHONG TỬ    大 楓 子
Hydnocarpus anthelmintica Pierre.

Xuất xứ: Bản Thảo Bổ Di.
Tên Việt Nam: Chùm bao lớn (Bắc), Lọ nồi, Nhọ nồi (Nam).
Tên khác: Đại phong tử.
Tên khoa học: Hydnocarpus anthelmintica Pierre.
Họ khoa học: Flacourtiaceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 8-10m, thân thẳng. Lá nguyên dày, xanh bóng, mọc so le, dài 15- 30cm, rộng 3-7cm. Gân lá hình lông chim, có 8-10 đôi gân phụ. Hoa màu nhạt, đơn tính cùng gốc, có cả hoa lưỡng tính, tụ họp thành cụm hoa theo kiểu chùm. Quả hình cầu to bằng ngón tay, đường kính 7-9cm, vỏ quả có lông mịn, trong chứa 30-40 hạt dài khoảng 2cm, rộng khoảng 1 cm, có nhiều góc cạnh do bị ép vào nhau, vỏ cứng, phôi nhũ nhiều. Mùa hoa tháng 11-12, mùa quả tháng 7-8.
Địa lý: Cây mọc hoang ở 3 nước Đông dương, Thái lan, Miến điện, Ấn độ. Riêng ở Việt Nam, cây còn trồng ở một số thành phố để làm bóng mát.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào mùa hè, quả chín. Lấy hạt phơi khô.
Phần dùng làm thuốc: Hạt.
Bào chế: Khi dùng đập bỏ vỏ cứng lấy nhân. Uống trong thì ép bỏ dầu đi, dùng ngoài thì để
nguyên không cần ép bỏ dầu. (Dầu đại phong tử : Oleum Chaulmoograe).
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
Tính vị: Vị cay, tính nóng, có độc.
Tác dụng: Khư phong, táo thấp, công độc, sát trùng.
Chủ trị: Trị phong ngứa, phong cùi, lở loét, giã nát đắp lên hoặc đốt tồn tính trộn dầu mè xức vào. Giang mai.
Liều dùng: Dùng ngoài lượng tùy ý; uống trong bỏ vào hoàn, mỗi lần giọt từ 10-15 giọt.
Kiêng kỵ: Âm hư huyết nhiệt cấm dùng, âm hư sinh nội nhiệt cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị cùi hủi: Đại phong tử ép dầu 30g, bột Khổ sâm 90g, bỏ vào 1 tí rượu viên hồ bằng hạt ngô đồng lớn, lần uống 50 viên lúc bụng đói với rượu nóng, ngoài ra rửa với nước Khổ sâm (Phổ Tế Phương).
+ Trị cùi hủi lở loét: Đại hoàng tử đốt tồn tính trộn dầu mè, Khinh phấn xức  vào còn xác lấy sắc rửa có thể trị được cả giang mai (Vệ Sinh Phương).
+ Trị mũi đỏ ở ngoài: Đại hoàng, Tử nhân, Mộc miết tử nhân, Khinh phấn, Lưu hoàng tán bột, đêm ngủ bôi vào  (Vệ Sinh Phương).
+ Trị tay, vai lở loét: Đại phong tử đâm xức  vào (Thọ Thành Phương).
+ Trịcác loại mụn  nhọt sưng đau: Đại phong tử, Hoàng đơn, Long não đều 24g, Phèn phi, Nhũ hương, Mộc dược mỗi thứ 120g, Đinh hương, Hồi hương 8 lượng, tán bột cùng với dầu mè, sáp ong (lượng) vừa đủ nấu thành cao dán. Nếu mụn nhọt mới phát thì tiêu, đã có mủ thì vỡ mủ, ráo mủ thì ra da non và gom miệng lại (Bách Gia Trân Tàng).
+ Trị lở nhọt nhiều, phong cùi: Đại phong tử 1 cân rưỡi, Ý dĩ nhân, Kinh giới mỗi thứ 8 lượng, Khổ sâm, Bạch tật lê, Tiêu hồ ma, Thương nhĩ tử, Phòng phong mỗi thứ 120g,Thiên niên kiện, Bạch chỉ, Thảo ô, Oai linh tiên, Xuyên khung, Câu đằng, Mộc qua, Thỏ ty tử, Nhục quế, Thiên ma, Sơn chi tử, Tri mẫu, Xuyên ngưu - tất, Hà thủ ô, Thanh mông thạch đều 60g, Bạch hoa xà 30g. Tán bột, làm thành viên. mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần Sau khi uống 2-3 ngày rồi thì tăng liều dần lên. Trong thời gian uống thuốc cữ thức ăn mát lạnh. Trị phong cùi lở láy dữ dằn (Sưu Phong Hoàn - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị phong ngứa lở loét: Đại phong tử 15g, Khổ sâm (bột) 90g, trộn hồ làm viên lớn bằng hạt ngô đồng, lần 6g ngày uống 2 lần với rượu ( Đại Phong Chư Lại Phương - (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. Trị ngưu bì tiển (da cứng dầy lên sần sùi như dâ trâu, gãi tróc vẩy ra): Đại phong tử, Khổ sâm mỗi thứ 6 lượng, Xuyên cẩn bì, Hùng hoàng, Xuyên tiêu, Bạch phàn, Thảo ô, Bạc hà, mỗi thứ 120g, Chương não 90g, Băng phiến 15g. Thêm alcol 75o 6 lít, nước 2 lít, ngâm 3 tuần. Dùng để bôi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị Ngưu bì tiển, viêm da thần kinh: Đại phong tử, Hùng hoàng, mỗi thứ 30g, Mai phiến 0,6g(hoặc Chương não 0,6g), Thạch khôi phấn (chín) 15g, nghiền bột. Trước tiên dùng vỏ cây Khổ luyện (Sầu đâu), ngâm rửa nơi đau, sau đó rắc bột thuốc lên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Cách dùng: Khi dùng thuốc có Đại phong tử thì phải có bao ngoài bọc đường hay cao (hoặc cho vào giữa quả chuối) mà nuốt để khỏi nôn mửa. Phải dùng từ liều dùng ít cho tới cao (1 -2g chia làm 3 lần uống trong ngày, cao nhất tới 4gr).
Ngộ độc: Hạt và dầu hạt có độc. Ăn phải sẽ gây nôn mửa, đau bụng có thể làm tan máu, viêm thận.
Giải độc: Rửa dạ dầy, gây tiêu chảy, cho uống than hoạt tính và điều trị đối chứng. Khi cần phải truyền máu.
Tham khảo:
+ Đại phong tử vốn bẩm khí hóa kim mà sống, nên vị nó cay đắng, khí nhiệt có độc. Vị cay tán được phong, đắng sát trùng táo thấp, ôn nhiệt có khả năng thông hành kinh lạc. Người đời dùng chữa các chứng phong hủi, vảy nến, lác, nhọt lở, các chứng nan y huyết tổn âm, không nên dùng nhiều, dùng bên ngoài thì công hiệu của nó không thể kể tường tận cho hết được (Bàn Thảo Kinh Sơ).
+ Đại phong tử vốn thuộc thuốc độc. Theo ghi nhận của sách đều ghi rằng có vị cay tính nóng, cho vào thuốc chỉ lấy phần tinh dầu để diệt nhọt ghẻ. Nếu dùng nó để chữa bệnh hủi thì trước tiên tổn thương tới huyết phận làm mắt mù, cho nên bệnh huyết táo nên dùng thuốc đắng hàn thì hay hơn. Mặc dù có nhọt, ghẻ dùng vị cay tính nóng mà chóng, công năng cướp đoạt được, nhưng độc tính quá nặng không nên dùng nhiều, chỉ nên dùng ngoài không nên dùng vào thuốc chữa trong. Hễ dùng vào thuốc hoàn thuốc thang, nên loại bỏ tinh dầu là hay nhất (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Đại phong tử có vị cay có thể tán được cay, ôn thông được kinh lạc, có tác dụng đuổi phong táo thấp sát trùng công độc, đó là yếu dược chuyên trị phong cùi, vảy nến. Trên thì phải bỏ vào hoàn tán, liều dùng nên ít vừa phải. Uống vào có thể gây lợm mửa, nôn ọe, vả lại còn có độc và táo nhiệt, nên làm tổn thương tới âm huyết, vì vậy khi sử dụng nên cẩn thận (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét