ÂM HƯƠNG


Loại cây dẹp, cao đến 20m. Thân thẳng, vỏ mầu xám, nhẵn, cành nằm ngang, tạo thành 1 cái đầu kéo dài. Lá thuôn, nhọn ở gốc, mũi nhọn mềm, nhẵn, mầu lục sẫm ở cả 2 mặt, 3 gân, dài khoảng 6- 10cm.

ÂM HƯƠNG    陰 香
Cinnamomum Burmanni (Nees) Bl.

 
-Xuất xứ : Lĩnh Nam Thái Dược Lục.
-Tên khác : Âm thảo, Khảm hương thảo (Sinh Thảo Dược Tính Bị Yếu), Dã quế chi, Sơn ngọc quế, Thổ nhục quế ( Thường Dụng Trung Thảo Dược), Giao quế, Thổ nhục quế, Dã quế chi, Sơn quế, Nguyệt quế, Dã ngọc quế, Áp mẫu quế, Hương giao tử, Sàn quế (Trung Dược Đại Từ Điển), Quế bì, Sơn nhục quế ( Trung Quốc Dược Chí), Sơn nhục quế, Sơn ngọc quế, Hương giao diệp ( Lĩnh Nam Thái Dược Lục),  Trèn trèn, Trèn trèn trắng, Quế rành, Quế trèn ( Việt Nam ).
-Tên khoa học :Cinnamomum Burmanni (Nees) Bl.
-Họ khoa học Lauraceae.
-Mô tả : Loại cây dẹp, cao đến 20m. Thân thẳng, vỏ mầu xám, nhẵn, cành nằm ngang, tạo thành 1 cái đầu kéo dài. Lá thuôn, nhọn ở gốc, mũi nhọn mềm, nhẵn, mầu lục sẫm ở cả 2 mặt, 3 gân, dài khoảng 6- 10cm. Cuống lá ngắn. Hoa họp thành chùy ngắn, mảnh. Cuống hoa mảnh. Quả mọng giống hình cầu, mũi nhọn, to bằng hạt đậu. Ra hoa tháng 3-4. Có  quả tháng 4-10.
-Địa lý : Có nhiều ở Nha Trang đến Đà Lạt.
-Thu hái : quanh năm.
-Bào Chế : lấy vỏ của thân cây già, phơi khô.      
-Thành phần hóa học : Trong Âm hương có dầu Eugenol, Cinnamyl Aldehyde (Trung dược đại tự điển).
-Tính vị, quy kinh :
+Vị cay, tính ấm, có mùi thơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vị cay (Lãnh Nam thái dược lục)
+Vị cay, tính ấm ( Lục xuyên bản thảo).
-Tác dụng, chủ trị :
+Khu phong, tán hàn, ôn trung, chỉ thống, chỉ huyết. Trị bụng đau, tiêu chảy, dạ dầy đau do hàn, phong tê thấp thể hàn, chấn thương ( Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Ôn trung, tán hàn, khứ phong thấp. Trị ăn ít, bụng trướng, tiêu lỏng, bụng đau, phong thấp, mụn nhọt sưng, té ngã tổn thương ( Trung Dược Đại Từ Điển).
+Kiện Vị, khứ phong : dùng vỏ, 12- 16g, sắc uống . Dùng ngoài da, hòa với rượu, đắp, trị mụn nhọt độc, vết thương trùng thú cắn ( (Lãnh Nam thái Dược Lục).
+Khứ phong thấp, chỉ tả. Trị bụng đau, tiêu chảy do hàn thấp, kiết lỵ, phong thấp đau nhức xương ( Lục Xuyên Bản Thảo).
+Khứ phong ,tán hàn, ôn trung, chỉ thống. Trị dạ dầy đau do hàn, bụng trướng, tiêu chảy (Quảng Châu Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách).
+Khứ phong, tiêu thủng, thu liễm, chỉ tả. Trị phong thấp khớp, thần kinh tọa đau, té ngã tổn thương, vết thương chảy máu, thủy tả, dạ dầy đau do hàn, không muốn ăn uống , kinh nguyệt bế ( Thường Dụng Trung Thảo Dược Thái Sắc Đồ Phổ).          
-Liều dùng :
+4-12g sắc uống hoặc tán bột, mỗi lần dùng 2-4g.
+Bên ngoài dùng để đắp hoặc tẩm rượu bôi.
-Tham khảo :
+”Lá cây Âm hương, vị cay, tính ấm, có tác dụng trị phong thấp đau nhức, tiêu chảy do hàn, kiết lỵ do hàn, bụng đau ( Trung Dược Đại Tự Điển). Có tác dụng phát tán ( Sinh Thảo Dược Tính Bị Yếu). Khứ phong thấp, chỉ tả, trị tiêu chảy do hàn thấp, bụng đau, kiết lỵ, phong thấp đau nhức ( Lục Xuyên Bản Thảo). Tiêu phong nhiệt ở da; phụ nữ sắc lấy nước  gội đầu có tác dụng trừ phong ( Lãnh Nam Thái Dược Lục).
+”Rễ cây Âm hương có vị cay. Sắc uống trị tim đau, đau do khí ( Lãnh Nam Thái Dược Lục). Dùng vỏ rễ cây Âm hương 4-12g, sắc uống trị tiêu chảy, dạ dầy đau ( Quảng Châu Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách).  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét