ÂM ĐỊA QUYẾT


Loại cây ráng nhỏ, cao khoảng 20cm. Thân ngắn, đứng, cuống cao 3-8cm. Lá phiến hình tam giác dài 8-10cm, dầy, mập, không lông. Phần thụ hình chùm, tụ tán dài hơn lá, bào tử không mầu, dài khoảng 5-10cm.

ÂM ĐỊA QUYẾT     蕨
Botrychium Ternatum Sw.  


-Xuất xứ : Bản Thảo Đồ Kinh.
-Tên khác :  Bối Xà Tinh (Tứ Xuyên Trung Dược Chí), Độc Cước Cao, Đông Thảo ( Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên), Độc Lập Kim Kê (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Đơn Quế Di Tinh Thảo, Độc Lập Kim Kê (Triết Giang Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược), Hoa Quyết  ( Thực Vật Học Đại Tự Điển ), Lương Kỳ Tế Tân ( Quán Dương Dân Gian Dược Thảo),  Nhất Đóa Vân (Thiên Bảo Bản Thảo), Phá Thiên Vân, Tán Huyết Diệp (Hồ Nam Dược Vật Chí), Tiểu Xuân Hoa, Xà Bất Hiện, Điếu Trúc Lương Chi, Lương Chi Thảo (Mân Trần Bản Thảo).
-Tên khoa học : Botrychium Ternatum Sw.
-Họ khoa học : Ophioglossaceae.
-Mô tả : Loại cây ráng nhỏ, cao khoảng 20cm. Thân ngắn, đứng, cuống cao 3-8cm. Lá phiến hình tam giác dài 8-10cm, dầy, mập, không lông. Phần thụ hình chùm, tụ tán dài hơn lá, bào tử không mầu, dài khoảng 5-10cm.
-Địa lý : có nhiều ở miền Bắc và vùng Đà Lạt.
-Thu hái : Mùa Đông hoặc mùa Xuân.   
-Tính vị, quy kinh :
+Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, không độc (Bản Thảo Đồ Kinh).
+Vị nhạt, tính bình, không độc (Mân Trần Bản Thảo).
+Vị ngọt, đắng, tính lạnh, không độc (TQDHĐT.Điển).
+Vị ngọt, đắng, tính mát ( Trung Dược Đại Tự Điển).
-Tác dụng, chủ trị :
+Trị thủng độc, phong nhiệt ( Bản Thảo Đồ Kinh).
+Lợi bàng quang. Trị đầu choáng váng, não đau (Thiên Bảo Bản Thảo).
+ Trị sưng nóng do phong nhiệt (TQDHĐT. Điển).
+Trấn khái, giải nhiệt, khứ phong. Trị cảm mạo, thương phong,  nôn ra máu (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập).
+Trấn Can hỏa, minh mục, tiêu tán ế mạc (Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên).
+Trị Thận và Phế bệnh gây ra nôn ra máu, trừ màng mộng, âm (trưng) hà, bên ngoài đắp trị mụn nhọt (Tứ Xuyên Trung Dược Chí).
-Liều dùng :
+Uống trong : 2-16g dạng thuốc sắc.
+Bên ngoài dùng để đắp.
-Đơn thuốc kinh nghiệm:
+Trị nam nữ sau khi nôn ra máu, vùng sườn và hoành cách mô có hư nhiệt: Âm địa quyết, Tử hà xa, Quán chúng (bỏ lông và đất), Cam thảo ( nướng), đều 20g, nghiền nát. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 bát, sắc còn 7 phân, bỏ bã, uống ấm ( Chỉ Thánh Thang - Thánh Tế Tổng Lục).   
+Trị hư khái ( ho do hư yếu) : Âm địa quyết 8-20g, chưng với thịt nạc cho nhừ, ăn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Trị nhiệt khái ( ho do nhiệt) : Âm địa quyết 8-20g, thêm Bạch la bặc và Đường, sắc uống [Nếu không có La bặc, có thể chỉ dùng Đường] (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Trị ho gà : Âm địa quyết ( để sống, xé ra), Thỏ nhĩ phong, đều 20g. Sắc uống với mật ong (Quán Dương Dân Gian Dược Thảo).
+Trị ho ra máu do Phế bị nhiệt : Âm địa quyết (tươi), Phượng vĩ thảo (tươi), mỗi vị 40g. Sắc uống với nước đường (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+Trị dương giản phong : Âm địa quyết 12-20g, sắc thành=1 như nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
+Trị trẻ nhỏ bị kinh phong : Âm địa quyết 12g, sắc uống sáng và tối (Triết Giang Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược).
+Trị sang độc, phong độc : Âm địa quyết 8-12g, sắc uống (Giang Tây Trung Dược Thủ Sách).
+Trị mắt có màng, mây : Âm địa quyết , chưng với gan gà, ăn ( Tứ Xuyên Trung Dược Chí).
+Trị mắt lẹo : Âm địa quyết (lá), giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào mắt (Hồ Nam Dược Vật Chí).
-Tham khảo :
+ “Người không làm thuốc, hái Âm địa quyết để chế Đơn sa, Lưu huỳnh” ( Bản Thảo Cương Mục).  
+”Dùng Âm địa quyết chế thành thuốc ‘Tiêu Nhi Hỷ’, chích thịt, ngày 1 lần, mỗi lần 1-2ml, trị trẻ nhỏ bị : họng viêm, Amidal viêm, tuyến mang tai viêm ( quai bị), thấy có kết quả tiêu viêm, hạ sốt, đa số đều khỏi ( Trung Dược Đại Từ Điển).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét