BÁCH DIỆP


Cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có.

BÁCH DIỆP   柏 葉
Biota orientali Endi.

Tên Việt Nam: Lá trắc bá diệp, Cây bách diệp.
Tên khác: Cúc diệp (Cương Mục), Tùng Bách diệp (Hòa hán dược khảo), Biển bách diệp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Biota orientali Endi. (=Thuja orientalis Lin = Thuja nensis Hort = Biota chnensisHort.)
Họ khoa họcCupressaceae
Tên gọi: Có nhiều loại nhưng khi chọn làm thuốc thì chọn loại có lá dẹp (biển) mà sống một bên vì thế có tên là Trắc bách diệp hoặc Biển bách diệp.
Mô Tả : Cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có . Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở Việt Nam.
Địa lý:  Được trồng làm cảnh khắp nơi Việt Nam.
Thu hái, sơ chế: Hái cành và lá về phơi trong râm mát vào tháng 9-11.
Phần dùng làm thuốc: Cành và lá gọi là trắc bá (bách diệp). Diệp gọi là Bá tử nhân. (Xem Bá tử nhân)
Bào chế:
1- Theo sách xưa: Dùng lá ngâm trong nước vo gạo nếp 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Tẩm rượu rồi đổ một lúc. Mỗi kg trắc bá dùng 500g nước cốt Hoàng tinh tẩm sấy, rồi lại tẩm sấy cho đều, cho đến khi hết nước.
2- Hiện nay thì chỉ xắt nhỏ, dùng sống hoặc sao cháy đen hoặc bỏ vào nồi đậy kín đốt ngoài cho đến khi cháy tồn tính.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín tránh nóng quá
Tính vị, qui kinh: Vị đắng chát, hơi lạnh, Vào kinh phế, Can, Đại trường.
Tác dụng: Lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng táo thấp, khử ứ.
Chủ trị: Trị ho ra máu do phế nhiêït, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, tiêu ra máu, rong kinh.
Liều dùng: Dùng từ 12~20g. Té ngã gãy xương, ứ huyết sưng đau, nhọt mụn sưng đau, trĩ, có thể kết hợp với thuốc khác để chế cao hoặc hồ đắp bên ngoài. Trị lở loét chảy máu rất có hiệu quả.
Kiêng Kỵ: Không có thấp nhiêït cấm dùng. Sợ Cúc hoa, Dương đề, Qua tử, Mẫu lệ. Quế làm sứ cho nó.
Cách dùng: Muốn có tác dụng cầm máu mạnh sao cháy để dùng, lương  huyết thì dùng tươi.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ho ra máu, thổ huyết: dùng lá Bách diệp sao cháy đen, Ngải diệp đều 12g, Can khương 4g (sao), sắc, chia làm 3 lần uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ chữa các chứng chảy máu cam, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, tử cung xuất huyết, băng huyết, rong kinh, lợi tiểu, ho, sốt: Lá Bách diệp 20g,  sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị nôn ra máu, băng lậu, đái ra máu do huyết nhiệt vọng hành: Trắc bá diệp (sao giấm) 20g, tán bột. Mỗi lần uống 8~12g, ngày 23 lần với nước nóng (Trắc Bá Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị băng lậu do nhiệt: Trắc bá 20g, Bồ hoàng (đốt cháy đen) 16g, Bạch thược sao rượu 40g. Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần, với nước nóng.
+ Trị chảy máu cam thuộc nhiêït: Sinh địa hoàng 20g, Trắc bá diệp (sống), Ngải Diệp (sống), Hà diệp (sống) đều 12g, giã nát, làm viên hoặc sắc nước uống (Tứ Sinh Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nôn ra máu lâu ngày không dứt: Trắc bá (đốt cháy đen) 6g, Ngải diệp (lâu năm) 6g, sắc uống (Trắc Diệp Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bạch đới do thấp nhiệt: Trắc bá diệp, Xư căn bì, Bạch thược, Bạch truật, Bạch chỉ đều 12g, Hương phụï, Hoàng bá đều 8g, Hoàng liên 4g. Tán bột, làm viên với nước cháo hoặc sắc uống (Trắc Bá Sư Bì Hoàn - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm thập cấp, mãn tính, viêm thận, viêm bể thận: Trắc bá 30g, Biển súc 60g, Cam thảo 4g, Đại táo 4 trái, giã dập, đổ một lít rưỡi nươc sắc còn nửa lít, chia làm 3 lần uống trong ngày,  có hiệu quả (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét