BÁCH THẢO SƯƠNG


Muội đen cạo ở đáy nồi. Muội nồi do rơm rạ, các cây cỏ đốt cháy thành khối lâu ngày hợp thành. Thường lấy ở nồi đất thổi cơm là tốt nhất.

BÁCH THẢO SƯƠNG   百草 霜
Pulvis Fumi carbonisatus

Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục.
Tên Việt Nam: Nhọ nồi, Lọ nghẹ, Lọ chảo. Muội nồi
Tên khác: Táo đột mặc, Táo nghạch mặc (Bản thảo Cương Mục), Táo yên một, Táo mội, Ngạch thương mặc, Phủ để môi, Oa để môi, (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Pulvis Fumi carbonisatus
Tên gọi: Vị này do trăm thứ cây (Bách thảo) đốt dính nơi nồi chảo, nhẹ nhỏ như sương cho nên có tên gọi là Bách Thảo Sương.
Mô Tả : Chất mịn đen cạo ở đáy nồi hoặc chảo, đun bằng rơm rạ, cỏ khô, củi, khi dùng màu đen mịn nhẹ, không có mùi gì là tốt
Tác dụng: Cầm máu, tiêu viêm, sát trùng.
Tính vị qui kinh: Vị cay the hơi mặn, tính ấm nhập kinh phế, Tâm
Mô Tả  dược liệu: Muội đen cạo ở  đáy nồi. Muội nồi do rơm rạ, các cây cỏ đốt cháy thành khối lâu ngày hợp thành. Thường lấy ở nồi đất thổi cơm là tốt nhất. Muội nồi đen nháy không lẫn tạp chất là tốt. Không nên nhầm lẫn với vị Ô long vĩ (bồ hóng) đen nâu, không lóng lánh. không mịn.
Bào chế: Khi lấy. lấy cho sạch sẽ tránh lẫn tạp chất, tán nhỏ rây mịn. Hoặc sau khi lấy được sàng bỏ tạp chất, thủy phi, dùng vào thuốc thang thì cho vào túi và gói lại mà sắc, dùng vào thuốc hoàn tán thì kết hợp với các thuốc khác mà tán bột.
Kiêng kỵ: Không có ứ trệ thì kiêng dùng.
Bảo quản: Dễ Bảo quản, để nơi khô ráo, đậy kín
Chủ trị: Trị thổ huyết, chảy máu cam, rong huyết, băng huyết (uống trong), xuất huyết bên ngoài ở vết thương (đắp ngoài), Thực tính kiết lỵ cấp thường uống với Hoàng liên tán bột
Liều dùng: Dùng từ 3-9g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị chảy máu cam không cầm: dùng bột Bách thảo sương thổi vào mũi
+ Trị mửa ra máu do uống nhiều rượu, ho ra máu: Bách thảo sương uống với nước gạo nếp, mỗi lần 6g. Có bài khác dùng Bách thảo sương 15g, Hoa hoè tán bột 60g, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước rễ tranh (Lưu Trường Xuân Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị chân răng chảy máu: Bách thảo sương xát vào (Tậïp Giản Phương).
+ Trị rong kinh: Bách thảo sương 6g, trộn mật chó uống 2 lần với rượu Đương quy (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị thai động ra máu hoặc thai chết lưu: Bách thảo sương 6g, Tông lư hôi 3g, Phục long can 15g, tán bột, mỗi lần uống 3-6g với nước hay rượu trộn nước tiểu trẻ con (Bút Phong Tạp Hứng).
+ Trị bệnh trước khi có thai và sau khi sinh đẻ xong, sinh ngược, sinh ngang, muốn thai nhỏ để dễ đẻ, trươc hoặc sau khi đẻ kinh nguyệt không đều, rong kinh: Bách thảo sương, Bạch chỉ 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước tiểu trẻ con, giấm uống với nước nóng ngày 2 lần (Đỗ Nhâm Phương)
+ Trị bạch đới: Bách thảo sương 30g, tán bột, mỗi lần dùng 9g, lấy một miếng gan heo cắt ra, bỏ thuốc vào trong gan gói lại, nướng, ăn với rượu nóng (Vĩnh Loại Kiềm Phương)
+ Trị ra máu: Bách thảo sương 15g, trộn với nước cơm, phơi sương, uống lúc bụng đói (Thiệu Chân Nhân Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị lỵ thời kỳ đầu: Bách thảo sương 9g, Kim mặc 3g, Bán hạ 2,1g, Ba đậu 14 trái nghiền ép bỏ dầu đi, tán bột, trộn với 9g Hoàng lạp và dầu vừng làm viên, to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần 3-5 viên với nước gừng ( ‘Thiết Loát Hoàn’ - Tiềm Giang Phương).
+ Trị trẻ nhỏ bị lỵ ddo tích trệ: Bách thảo sương 2 chỉ, Ba đậu nướng khử dầu 1 chỉ tán bột lấy miến làm hồ viên bằng hạt đậu xanh lần 3-5 viên, nếu xích lỵ uống với nước Cam thảo. Bạch lỵ uống với nước cơm, lỵ trắng hồng uống với nước gừng (Trú Xa Hoàn - Toàn Ấu Tâm Giám).
+ Trị lỵ ra máu mũi có kèm nhiệt: Bách thảo sương, Hoàng liên đều 30g, tán bột, mỗi  lần uống 6g với rượu, ngày 2 lần (Thánh Huệ Phương).
+ Trị ngủ có cảm giác như bị cây đè có khi bất tỉnh đột ngột: Bách thảo sương 6g, trộn nước cho uống, đồng thời thổi bột vào mũi (Thiên Kim Phương).
+ Trị ngất, chân tay lạnh: Bách thảo sương trộn nước cho uống, chamn thêm huyệt Bá hội, Đại đôn (Thiên Kim Phương).
+ Trị ăn uống khó khăn, sắp chết vì nghẹt ở cuống họng: Bách thảo sương trộn mật ong làm thành viên, to bằng hạt súng, uống với nước mới múc lên, mỗi lần một viên (Bách Linh Hoàn - Phổ Tế Phương).
+ Trị hói tóc, rụng tóc, lở da đầu: Thảo sương trộn mỡ heo bôi vào (Tiện Giản Phương).
+ Trị lở mũi, lở thúi mũi: Bách thảo sương 6g, uống với nước lạnh (Tam Nhân Phương)
+ Trị các loại trên đầu lở loét: Bách thảo sương trộn với ít Khinh phấn và dầu mè bôi vào, sau khi rửa sạch đầu bằng giấm (Chúng Loại Bản Thảo).
+ Trị chảy nước vàng ở bàn tay bàn chân có lấm tấm như hạt gạo, gọi là Điếu thử: Bách thảo sương, nấu sôi 3 bát nước ngày rửa 3-4 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
Tham khảo:
+  Bách thảo sương có tên tục là nhọ nhồi, do đốt nhiều loại cỏ rác bốc lên đóng vào lâu ngày cho nên mới gọi là Bách thảo sương , có vị cay, khí nóng, không độc. Chủ trị của nó như vị Phục long can. Hễ những chứng huyết thấy đen là khỏi cho nên người ta đã lợi dụng sắc đen của nó để trị mọi chứng huyết. Còn các chứng trùng độc, ác khí hễ gặp cay ấm thì tan ra, cho nên trong sách Bản Kinh đã ghi rằng: Bách thảo sương chuyên trị chứng trùng độc, trúng ác thổ huyết, ho ra huyết hay hạ huyết, cùng các chứng hạ huyết thì dùng rượu, nước, hay giấm tán Bách thảo sương thật nhỏ uống tạm thời 1 chút thì rất kết quả, nhưng về sau phải điều trị gốc mới thấy kết quả, dùng nó để chữa chỗ đứt tay, đứt chân, làm cầm máu, sinh cơ rất tốt. Các chứng thương hàn phát ban, đau cuống họng bệnh ở miệng lưỡi đều dùng nó chẳng qua là lấy cái lý hóa hỏa mà chữa vậy (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Bách thảo sương cầm được mọi chứng mất huyết, dưới cũng như trên nhất là đàn bà bị băng huyết, đới hạ không kể trước khi có thai hay sau khi có thai, các chứng về huyết đều trị được cả (Bản Thảo Cương Mục).
+ Công dụng của Bách thảo sương giống vị Phục long can, cốt dùng làm thuốc cầm máu, màu đen ngăn giữ màu đỏ (thủy khắc hỏa). Huyết có sắc đỏ thì bị các vị sắc đen chỉ lại, hợp với lẽ Thủy khắc hỏa. Lại có vị cay khí ấm cho nên trong bệnh lỵ, thường dùng (Bách Hợp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét