Thứ rêu có ở biển, lá như ống nhỏ dài giống như lá hẹ.
CAN ĐÀI 乾 苔
Enteromorpha linza J.G.Ag.
Tên Việt Nam: Rêu Biển Khô.
Tên khác: Đài thái (Bản Thảo Vựng Ngôn), Hải đài, Hồng ly (Bản Thảo Cương Mục), Thanh đài (Nhật Bản),
Tên khoa học: Enteromorpha linza J.G.Ag.
Mô tả: Thứ rêu có ở biển, lá như ống nhỏ dài giống như lá hẹ.
Địa lý: Có ở vùng biển cạn.
Thu hái, sơ chế: Giữa mùa đông xuân, chọn loại dài vài tấc, phơi nắng dùng.
Phần dùng làm thuốc: Lá.
Chủ trị: Anh lựu, bướu cổ, kết khí, loa lịch, tràng nhạc.
Tính vị: Vị mặn, tính lạnh, không độc.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Sách ‘Di Kiên Chi’ Hồng thị viết: “Ởû Hà Nam có một ngôi chùa, các thầy chùa bị mắc bệnh bướu, chữa đã nhiều thuốc rồi mà không khỏi. Sau đó có người thầy chùa Lạc Dương đến chơi bảo rằng ăn Can đài hàng ngày hoặc kèm với bửa ăn, qua nhiều tháng thì các bướu cổ không còn nữa. Như thế mới biết những vật ngoài biển đều có thể trừ được bệnh (Bản Thảo Cương Mục).
+ Can đài chữa được trĩ, vì nó sát được trùng nên trị được chứng thổ tả, sắc nước cốt uống (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Ngực tim bồn chồn, phiền táo bứt rứt: tán Can đài ra uống với nước là khỏi (Bản Thảo Mông Thuyên)
+ Can đài tiêu được những chất bởi uống trà vào ứ đầy không tiêu (Nhật Dụng Bản Thảo).
+ Tán bột thổi vào mũi có tác dụng cầm máu cam, trộn với nước vôi giã nát đắp chữa sưng mu bàn tay. Can đài tươi thì tính lạnh, nhưng phơi khô lại có tính nóng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Can đài hạ được tất cả các loại Đơn thạch và thuốc có độc, dùng nó đút vào trong lỗ có sâu phá thân cây thì sẽ giết được sâu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Tham khảo:
. Can đài là rêu phơi khô có tính nóng, Nhu đài là cây tươi mềm móc có tính lạnh (Danh Y Biệt Lục).
. Ăn nhiều Can đài sinh ra chứng ghẻ lở, da vàng bủng, xanh xao trắng bệch, yếu đuối (Thực Liệu Bản Thảo).
. Ho không nên dùng Can đài (Bản Thảo Kinh Sơ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét