CAM TÙNG


Cây thảo sống lâu năm, thân cao hơn 0,3m. Lá sinh từ rễ, trơn hoặc có lông, mép nguyên, đầu nhọn.

CAM TÙNG    甘 松
Valeriana offcinalis L.


Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo.
Tên khác: Khổ di đa (Kim Quang Minh Kinh), Xạ nan, Nhân thân hương, (Hòa Hán Dược Khảo), Cam tùng hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa họcValeriana offcinalis L.
Họ khoa học: Valerianaceae.
Tên gọi: Vị này có ở Xuyên Tây Tùng Châu, có vịt ngọt (Cam), mùi thơm (hương) nên gọi là Cam tùng hương, sau đó gọi tắt là Cam tùng.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, thân cao hơn 0,3m. Lá sinh từ rễ, trơn hoặc có lông, mép nguyên, đầu nhọn. Hoa sinh ở đỉnh, hoa tán. Thân rễ dưới đất màu vàng, hoặc nâu đậm. Cây này ít thấy ở Việt Nam.
Phân biệt:
(1) Ở Việt Nam dùng cây Sì to (Valeriana jatamansi Joenes) là cây thảo sống lâu, năm cao chứng 25-30cm. Rễ mập chó những khoanh tròn đỏ do vết tích của cuống lá, nhiều rễ con. Lá mọc từ gốc, phiến lá hình tim, 2 mặt có lông mịn. Cụm hoa hình xim ngù, cuống dài 30-40. Hoa nhỏ màu trắng, quả bết dẹt. Cây mọc hoang ở những vùng núi cao lạnh như Sapa thuộc Hoàng Liên Sơn Việt Nam. Kinh nghiệm của dân tộc Mèo đào rễ hay dùng toàn cây rửa sạch phơi khô dùng để trị đau dạ dày do co thắt, an thần, động kinh, sốt cuồng. Có tác dụng  dịu thần kinh chống co thắt như cây Valerana offinalis L của châu Âu. Cây sì to có mùi tinh dầu giống như cây Cam tùnh, một số nơi trong nước ta đã dùng tinh dầu cây Sì to để thể choCam tùng.
(2) Ngoài ra còn có cây Nũ lang, Cẩu tích (Valeriana hardwickii Wall), cây thảo cao 1-1,5m có vỏ gốc dày, nhiều sợi. Thân nhẵn có lông trên các đốt, đôi khi cả ở gốc. Lá ở gốc thường héo rụng trước khi cây thành quả. Lá trên thân thường kép lông chim với 3-5 lá chét, nguyên hay khía răng, không cuống, lá chét ở đỉnh cao hơn cả. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim ngù, lá bắc hình bầu dục dài khóa răng. Đài dính với bầu, phía trên nhô lên thành phiến có 10 răng nhọn. Tràng có 5 cánh, dính thành ống ở nửa dưới. Nhị có chỉ nhị ngắn. Bầu hạ giẹp. Quả bế dẹp, có một mặt lồi với 3 đường lồi, mặt kia có một đường lồi mang đài còn lại, các răng cưa của đài biến thành lông như lông chim. Cây có hoa quả từ tháng 10 đến tháng 2. Cây mọc ở ven đường, đá, dựa suối vùng núi cao. Kinh nghiệm nhân gian dùng rễ trị kinh phong, phấn khởi tốt. Đã được nghiên cứu dùng làm thuốc thay vị Valeriana phải nhập nội.
(3) Có nơi dùng cây Nardostacbys jatamansi DC, làm Cam tùng.
Địa lý: Có ở Trung Quốc.
Phần dùng làm thuốc: Thân rễ phơi khô.
Mô tả dược liệu: Thân rễ Cam tùng khô thể hiện hình viên trụ cong, hơi giống con tôm, đầu trên thô khoảng 6-9mm, đầu dưới nhỏ dần, dài khoảng 3cm, bên ngoài màu nâu đậm hoặc đen nâu thô, không phẳng, có vết nhăn ngang khô rõ ràng, mặt hướng lên của đầu trên mọc xiên nhiều phiến vảy, chất màng dày màu đỏ nâu, phần nhiều bị bẻ gãy, chỉ chừa gốc lá hình sợi, trong lớp bọc của lá vẩy có số ít gốc tàn  của thân trên đất, đầu rễ thân rễ thường phân thành vài rễ con, màu nâu đất, có vết rễ, thân rễ nhẹ bộng giòn dễ bẻ gẫy, mặt cắt màu nâu, có mùi thơm nồng nặc đặc biệt, nhưng ngũi gần như có mùi hôi. Trong thương phảm ngoài thân rễ ra, lộn nhiều khối cụt và phiến vả vỡ mụn do rễ kết thành.
Tác dụng : Hành khí giải uất, tiêu trệ chỉ thống.
Tính vị: Vị ngọt, tính ấm, có độc ít.
Chủ trị: Trị Can Vị bất hòa, đau nhức ở vùng vị quản, ăn uống không ngon, bụng ngực căng đau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ: Bên trong có hàn thấp trệ cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị lao sái (lao phổi): Cam tùng 6 lượng, Huyền sâm 1 cân, tán bột xông ngủi hàng ngày (Kỳ Hiệu Phương).
+ Trị phong cam răng, ăn hết thịt thấy xương: Cam tùng, Nị phấn, mỗi thứ 7,5g, Lô hội 15g, Thận heo 1 cặp, xắt, sao, tán bột, ban đêm súc miệng xong, dán thuốc vào, có chảy dãi thì nhổ đi, không nuốt (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị đau răng do Thận hư: Cam tùng, Lưu hoàng, 2 vị bằng nhau, tán bột, súc miệng bằng nước nóng xong bôi thuốc vào (Kinh Hiệu Tế Thế Phương).
+ Trị da mặt nám đen, đau nhức do phong: Hương phụ tử, Cam tùng mỗi thứ 120g, Hắc khiên ngưu 240g, tán bột, rửa mặt hàng ngày (Phụ Nhân Lương Phương).
Tham khảo: Vị này có tác dụng  trấn thống nhưng có độc (Tân Biên Trung Y Học Khái Luận).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét