CẦN THÁI


Cây thảo sống dai, nhẵn, mọc nằm hay mọc nổi rồi đứng lên, có rễ dạng sợi, thân rỗng có đốt và khía dọc, dài 0,3 -1m. Lá cò hình dạng rất thay đổi, có cuống

CẦN THÁI     芹 菜
Oenanthe stolonifera Dc.

Tên Việt Nam: Rau cần nước, rau Cần ta, rau Cần, Cần cơm, Cần ống.
Tên Việt Nam khác: Thủy cận, Thủy anh (Bản Kinh), Sở qùy (Nhĩ Nhã), Cận, Mã Cận, Khổ cận, Thủy cần thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),
Tên khoa họcOenanthe stolonifera Dc (= Oenathe javanica Dc).
Họ khoa học: Umbelliferae.
Tên gọi: Nguyên loài rau này gọi là Cận vì đọc trại ra Cần, sinh ở ao hồ đầm nước nên gọi là Thủy cần thái (Thái rau).
Mô tả: Cây thảo sống dai, nhẵn, mọc nằm hay mọc nổi rồi đứng lên, có rễ dạng sợi, thân rỗng có đốt và khía dọc, dài 0,3 -1m. Lá cò hình dạng rất thay đổi, có cuống, nhưng các lá gốc và lá ngọn lá giống nhau, chia thùy hình lông chim 1-2 lần với các phiến hình mác hơi có dạng trái xoan hay hình thoi có chóp nhọn và mép nhăn nheo. Cụm hoa gồm những tán kép đối diện với lá, tổng bao hoặc không có hoặc chỉ có vài lá bắc lưa thưa hình dải hay dạng sợi, 5-15 nhánh hơi phình ở các góc, tiểu bao có các lá bắc con hình giải, tán còn lại chia 10-20 nhánh, gần bằng nhau mang những hoa màu trắng có răng dài hình mác, Quả hình trụ thuôn, có 4 cạnh lồi. Ra hoa vào tháng 4.
Địa lý: Cây non mọc hoang dại và được trồng nhiều ở khắp nước ta để làm rau ăn sống, nấu chín làm dưa chua, và dùng làm thuốc.
Thu hái, sơ chế: Dùng cây tươi hay sấy khô.
Phần dùng làm thuốc: Toàn cây.
Tác dụng: Dưỡng tinh, ích huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.
Chủ trị: Kinh nguyệt ra nhiều, giữ gìn huyết mạch, làm béo mập, ăn dễ tiêu, biết đói.
Tính vị: Vị ngọt, hơi cay, tính mát, không độc.
Cách dùng: Huyết áp cao, nhiễm trùng tiết niệu giã nát lấy nước cốt uống.
Tham khảo:
. Mùa xuân mùa đông thu loại trùng long đới tinh vào trong rau Cần ăn phải thì sinh bệnh da xanh, gầy ốm, bụng lớn như có thai, đau không chịu được, sinh ra ‘Giao long bệnh’ thì dùng kẹo mạch nha 2-3 cân ngày 3 lần, mửa ra con trùng tích dịch lại càng tốt (Kim Quỹ Yếu Lược).
. Rau cần tính mát, vị ngọt, trị được chứng nhục nhiệt, giải được các loại độc của sắt đá, giã nát  lấy nước uống thì giải ngay (Thực Liệu Bản Thảo).
. Rau cần có thể trị được trẻ con sốt cao, đâm lấy nước vắt uống, người lớn lỡ uống nhiều rượu hỏa bốc lên làm nghẹt mũi, sốt uống khỏi. Nó còn chữa được người trong đầu bị phong sinh nhiệt dùng rất hay, nó có tác dụng  thông khí làm thơm răng miệng, lợi đại tiểu trường (Bản Thảo Thập Di).
. Rau Cần chữa được chứng phiền khát, băng trung, đới hạ, trừ được chứng ngũ tích, hoàng đản (Chư Gia Bản Thảo).
. Rau cần mọc ở trong đất, khi thì có nước lúa cạn không có, nên vị của nó khi đắng khi ngọt, vừa chua lại vừa cay (Bản Thảo Cầu Chân).
. Rau cần sống ở trên cạn thì nó bẩm thụ được chứng thanh dương mà sinh ra khí vị của nó hơi cay xông lên mùi thơm, chuyên chữa được khí thấp trọc, trọng vị. Còn thứ mọc ở dưới nước sinh sản nhiều khí vị của nó cay ngọt mà trọng trọc hơn. Trong ‘Bản Thảo Cương Mục’ Lý Thời Trân ghi rằng: “Rau cần sống trên cạn vị ngọt khí lạnh, chữa được chứng bồn chồn bức rức dưới tim, còn thứ sống dưới nước ruộng ao hồ thì khí bình vị ngọt nên chữa được những nữ tử xích ốc (kinh kéo dài). Thuyết này đều không thấy giống ở thuyết nào, làm sao biết được rau Cần cạn là loại trồng nên khô nếu có hoặc trồng chậu thì khí dương vị cay khô, hoặc chỉ được 1 chút vị diệu của khí dương mà thôi, thì vị đó đắng và thấp nhiều. Còn thủy cần là thứ mọc dưới nước nó hấp thụ khí dương rất nhiều nên khí vị trọng trọc, vị ngọt mà thanh. Nếu có chịu được khí âm nhiều hơn thì khí vị đắng mà đục. Cũng nên nói rằng không phải các loại Thủy cần đều thuộc loại âm, còn rau Cần cạn thuộc loại dương cả đâu. Chỉ cần nên xét rằng cay nhiều hơn đối với đắng, thứ rau ấy khô mà không mát. Rau nào khí vị đắng nhiều thì hơn thì khí vị lạnh nhiều mà không nóng. Có điều cần chú ý khi dùng phải rửa thật sạch để đề phòng thứ vi trùng rất nhỏ mắt không thấy được, pha bằng nước tím với nước sôi, nếu phải loài vi trùng ấy thì về sau bị chứng xanh xao, bủng beo, bụng to, thường hay đau ốm luôn gọi là ‘Giảo long thống’  muốn trị dùng kẹo mạnh nha thứ khô cứng chắc, ăn chừng 2-3 cân sẽ nôn ra thứ độc ấy. Cuối cùng là cái Rễ của rau Cần, nó trắng dài gọi là Mã Cần ăn vào sẽ sinh ghẻ lở vì nó bẩm thụ rất nhiều khí thấp nhiệt ăn vào có hại. Dùng rau cần với dấm chua sẽ hại răng, những người có trưng hà, nổi cục nổi hòn như con rùa bò trong bụng không nên ăn (Khiết Cổ Bản Thảo).
. Rau Cần vị ngọt tính mát có thể thanh được vị, làm mát được chúng nhiệt, đuổi phong lợi trường vị, làm thơm răng miệng, đau yết hầu, mắt, băng trung đới hạ, đái són. lắt rắt. Khi dùng thứ trắng non mềm mới tốt, khi ăn sống hoặc nấu chín nhưng không chín quá (Tuỳ Tức Cư Ẩm  Thực Phổ).
Phân biệt:
. Có nhiều tài liệu tách loài Oenanthe benghalensis làm một loại riêng khác với Oenanthe stolonifera nhưng theo Rardieu Blot  đã gộp chung làm một.
. Có sách cho cây Oenanthe benglensis B.Et H. là rau Cần dại, cây Heracleum bivittatum Boiss cũng gọi là rau Cần dại.
. Có nơi người ta dùng rau Cần tây (Apium Graveveoleng Linn) thế cho cây rau Cần ta đã mô tả ở trên đó là cây thảo sống dai, có thân mọc đứng cho tới 1,5m, nhẵn, có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng. Lá ở gốc có cuống, hình thuôn hay hình tam giác hơi có dạng 5 cạnh có gốc cụt, chẻ 3 hay chia 3 thùy cho tới giữa phiến, các thùy hình tam giác dạng mắt chim, tù, có khía lượn tai bèo, lá phía giữa và lá ngọn không cuống, chia 3 hay chẻ 3 hoặc không chia thùy. Cụm hoa gồm nhiều tán, các tán ở đầu cành có cuống dài hơi các tán bên, không có tổng bao. Hoa nhỏ màu trắng nhạt. Cán quả chia đôi mang 2 quả hình cầu, dạng trứng, nhẵn, có cạnh lồi chạy dọc, không nổi rõ lắm. Ra hoa vào tháng 4. Cây được ci thực vào nước ta trồng làm rau ăn. Dùng rễ củ có tác dụng  lợi tiểu, sắc cả cây uống hạ áp huyết. Khi thấy có kết quả ngưng ngay không nên dùng tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét