CẢNH THIÊN


Trị sốt nóng, khí độc, các loại cổ động, đinh nhọt, phong thấp, đơn sang, giải độc.

CẢNH THIÊN    景 天
Sedum erythrostictum Miq.

Tên Việt Nam: Cỏ BồTát.
Tên khác: Thận hỏa, Tặc hỏa (Bản Kính) Cứu hỏa, Cứ hỏa, Hỏa mẫu (Biệt Lục), Hộ hỏa, Tính hỏa (Bản Thảo Cương Mục) Ngỏa hoa, Long tiền thảo, Biện khánh thảo (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa họcSedum erythrostictum Miq (Sedum albo Roseum).
Phân biệt: Có nơi dùng Cây Sedum purpureum Link.
Địa lý:  Có ở Trung Quốc, ít thấy ở Việt Nam.
Phần dùng làm thuốc: Dùng toàn cây.
Tính vị: Vị đắng, tính bình, không độc.
Tác dụng: Giải nhiệt độc, tiêu ung.
Chủ trị:  Trị sốt nóng, khí độc, các loại cổ động, đinh nhọt, phong thấp, đơn sang, giải độc.
Liều dùng: Dùng từ  2,4 -4,5g.
Kiêng kỵ: Bệnh thuộc hư hàn cấm dùng
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị đơn sang do nhiệt độc: Cảnh thiên giã lấy nước bôi vào (Thiên Kim Phương).
+ Trị đơn độc sốt nóng đỏ tím từ đùi chân, hai sườn lên đỏ nóng như lửa: Cảnh thiên giã nát, bôi vào (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị dị ứng lá Sơn sinh ra ngứa húp phù dùng Cảnh thiên đâm xức vào (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị mắt sinh ế, vảy cá, khô đau, rít khó mở: Cảnh thiên giã nát lấy nước,  nhỏ vào mắt, ngày 3 -5 lần (Thánh Huệ Phương).
+ Trị trẻ nhỏ trúng gió, trúng gió ra mồ hôi, ngày đầu nóng ở đầu đỉnh, nóng lưng, ngày thứ hai tay chân không co rút được> Cảnh thiên khô 15g, Ma hoàng, Đơn sâm, Bạch truật, mỗi thứ 9g rưỡi tán bột lần uống nữa chỉ với nước tương, trẻ em 3-4 tuổi lần dùng ngày 3g (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị động kinh, sốt: Cảnh thiên sắc lấy nước tắm rửa (Phổ Tế Phương).
+ Trị trẻ em phong chẩn, sởi không ra được vì độc lở: Cảnh thiên lá và ngọn giã nát vắt lấy nước bôi ngày vài lượt (Đồ Dinh Phương).
+ Trị sa tử cung sau khi sinh: Cảnh thiên một cân, phơi trong râm cho khô, sắc  với 5 thăng rượu rượu còn 1 thăng, chia làm 4 lần uống (Tử Mẫu Bí Lục).
Tham khảo: Tương truyền dùng cây Cảnh thiên tránh được hỏa hoạn, nên có tên Hộ hỏa, Cứu hỏa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét