CẨU


Chó là gia súc được con người nuôi rất sớm, cách đây ít nhất 13-15 nghìn năm, nhằm dùng trong săn bắn.

CẨU   狗
Canis familiaris L
.
Tên Việt Nam: Con Chó.
Tên khác: Khuyển (Thuyết Văn), Địa dương (Quảng Nam Danh), Ô long, Bạch long (Tục Danh), Địa khuyển (Đạo Gia Danh).
Tên khoa họcCanis familiaris L.
Họ khoa học: Canidae.
Tên gọi: Gọi Cẩu là vì âm thanh của nó là Cẩu.
Mô tả: Chó là gia súc được con người nuôi rất sớm, cách đây ít nhất 13-15 nghìn năm, nhằm dùng trong săn bắn. Trung tâm nuôi chó sớm nhất là Đông Nam Á từ đó theo người xâm nhập vào Châu úc rồi vào các nước phương Tây. Cho tới nay có 180 nòi chó khác nhau nằm trong loài chó nhà (C/Familiaris) ở Việt Nam chó được nuôi cách đây 3-4 nghìn năm, có lẽ có gốc ở chó Sói lửa (Cuon alpinus). Hiện nay chúng vẫn sống ở trạng thái hoang dại miền rừng núi nước ta. Thường chó ở Việt Nam loại miền Trung du và miền núi. Cỡ lớn, lông xồm màu hung có hai vết trắng trên mắt là loại giống Lào. Cỡ trung bình lông vàng tuyền là gốc giống chó săn ở Việt Nam. Cỡ cao lớn, tai nhỏ vểnh ở miền núi là giống chó Mèo.
Địa lý: Nơi nào cũng có trong nước Việt Nam.
Phần dùng làm thuốc: Thịt.
Chọn dùng: Sách xưa ghi rằng chọn loại lông vàng gọi là Hoàng khuyển là thứ tốt nhất, kế đến là trắng và đen gọi là Bạch khuyển và Hắc khuyển.
Tác dụng : Ôn bổ Tỳ Thận, khử hàn, trợ dương, dùng làm thuốc ôn bổ.
Tính vị: Vị mặn, chua, tính ấm, không độc.
Chủ trị: Yên ngũ tạng bổ tuyệt dương, nhẹ người, ích khí.
Kiêng kỵ: Không có hư hàn cấm dùng.
+   Phản với Thương lục, sợ Hạnh Nhân, ăn với tỏi có hại, ăn với quả Ấu sinh điên.
Cách dùng: Nấu rục lấy nước uống hoặc sấy khô tán bột vàothuốc.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+   Trị trúng gió chết đột ngột, bắt con chó trắng, mổ đôi, đắp lên ngực, tự nhiên tỉnh (Trửu Hậu Phương).
+   ‘Mậu Tuất Tửu’ đại bổ nguyên khí, dùng thịt chó lông vàng 1 con, hầm cho nhừ rồi quét nát như bùn, trộn nước vắt nước cốt xong bỏ nếp vào nấu xôi, cho men vào cất thành rượu (như cất rượu bình thường) uống lúc đói khi sáng sớm (Dưỡng Lão Phương).
+   Trị đàn bà, đàn ông suy nhược, chứng nóng trong xương, sốt có chu kỳ dùng 1 con chó con màu vàng, chỉ lấy thịt bỏ trong nồi đất ngâm với 8 phân rượu giấm, 2 thăng nước, 1 cân Địa cốt bì, Tiền hồ, Hoàng kỳ, Nhục thung dung mồi thứ 120g, nấu một ngày bỏ thuốc lại, nấu một đêm nữa bỏ xương lại, nấu phần thịt nát bùn xong lấy vải vắt lấy nước bỏ bột Đương quy 120g, Liên nhục, Thương truật mỗi thứ 1 cân, Hậu phác, Quất bì 300g, Cam thảo 240g, trộn chung đâm nát, quết cho được 1.000 chày rồi làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần  uống 50-70 viên  với rượu pha ít muối, lúc đói bụng (Mậu Tuất Hoàn - Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
+  Trị Tỳ Vị hư hàn, bụng căng đầy đau: thịt chó béo nửa cân, thêm Đậu xị và nước, nấu cháo ăn (Thực Y Tâm Kính Phương).
+   Trị cổ chướng do khí thủy: thịt chó 1 cân, nấu cháo gạo ăn lúc đói (Thực Y Tâm Kinh Phương).
+   Trị phù thủng phân sáp rít khó đi: thịt chó béo 5 cân, nấu chín ăn lúc đói (Thực Y Tâm Kính Phương).
+   Trị sốt rét do hư hàn: thịt chó vàng nấu với gia vị ăn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tham khảo:
+   Con chó cho trái tim gọi là ‘Cẩu tâm’ chữa tức khí, thất tình nội thương, trừ tà, chữa phong thấp, chảy máu mũi, hạ bộ lở loét, chó dại cắn (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Cho huyết trong trái tim gọi là ‘Cẩu tâm huyết’ trị đau tim thấp tim, trộn với bột thục tiêu làm viên bằng hạt ngô đồng lần uống 5 viên ngày 5 lần. Cho lông gọi là cẩu mao trị khó đẻ, lông dưới cổ chó đen hoặc vàng chữa được chứng khóc đêm, dùng túi đỏ đựng lông đeo trên ngực trẻ thì khỏi khóc ngay (Bản Thảo Thập Di).
+   Lông đuôi chó đốt thành than bôi vào chỗ chó cắn rất hay. Cho da gọi là Cẩu bì trị đau lưng, lấy da nướng vàng rịt vào đó làm vài lần, đốt cháy thành than trị các bệnh phong. Theo ‘Hoài Nam Tất Vạn Thuật’ thì lông và da chó đen đốt chày thành than buông ra gió có thể làm gió tắt đi, nên dùng nó theo ý nghĩ trên. Chó còn cho huyết gọi là ‘Cẩu huyết’ có vị mặn, tính ấm, không độc, loại máu chó trắng trị phát cơn điên, huyết chó đen trị đẻ ngang, khó đẻ. Cho gan gọi là ‘Cẩu can’ trị trị chó dại cắn, cước khí xung tâm xắt sống lấy gừng trộn ăn cho đến khi nào đi cầu được thì thôi. Cho sữa gọi là ‘Cẩu nhũ trấp’ trị thanh manh 10 năm dùng sữa chó trắng lúc mới sinh chưa mở mắt, lấy sữa đó điểm vào mắt khi nào chó con mở mắt thì lành. Dùng sữa chó trắng bôi vào người rụng hết tóc thì sẽ mọc lại. Cho phân gọi là cẩu thỉ có tính nóng, có độc, trị đinh nhọt, các loại độc không thể túm miệng được, trị các loại bệnh có tính cách giải độc. Cho xương gần hậu môn gọi là Cẩu thỉ trung cốt trị động kinh, hàn nhiệt. Cho nước dãi gọi là ‘Cẩu duyên’ trị mắc các loại xương ở họng, giọt vào họng nhiều lần thì xương xuống. Sa trực trường sức vào thì tự lên. Cho mỡ gọi là ‘Cẩu chi’ trị da tay chân nhăn nheo, bôi vào mặt chữa được chứng da mặt nám, sần sùi, mềm kim loại. Cho xương gọi là ‘Cẩu cốt’ có vị ngọt, tính bình, không độc, có thể nấu cao uống bồi dưỡng hoặc đốt thành than dán nơi ngựa cắn mau sinh cơ. Cho tinh hoàn gọi là ‘Cẩm âm noãn’ trị được các loại bệnh của phụ nữ, đốt thành than uống. Cho dương vật (Penis) gọi là ‘Cẩu âm hành’, ‘cẩu tinh’, vào tháng 6 ngày Thượng phục phơi âm can 100 ngày cất dùng. Có vị mặn, lãnh cảm, các loại khí hư của phụ nữ. Có tác dụng  bổ tinh tủy (Mạnh sằn). Cho qủa cật gọi là Cẩu Thận trị sản hậu làm sỏi, đàn bà mình nóng, dùng Thận heo, mình lạnh dùng Thận chó. Đất chỗ chó đái gọi là Cẩu niệu nê trị có thai thương hàn, bôi lên bụng có thể làm thai khỏi trụt. Não chó gọi là ‘Cẩu não’ trị đau đầu phong, trĩ mũi, lở láy hạ bộ, dùng não chó bôi thì sẽ không phát bệnh nhưng phải kiêng ăn thịt chó. Cho xương đầu gọi là ‘Cẩu đầu cốt’ thường chọn chó vàng có vị ngọt chua, tính bình, không độc, trị cầm máu, vết đâm chém đứt tay. Đầu chó vàng trị trẻ con động kinh, nhọt rò, Xương đầu chó chữa đinh nhọt, ác sang. Cho mật gọi là ‘Cẩu đởm’, có vị đắng, tính bình, có độc, làm sáng mắt, xức vào chỗ lở láy, làm bong vẩy (Bản Thảo Cương Mục).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét