DIÊM PHU TỬ


Cây mọc hoang dại ở ven các núi đá, các khu rừng thưa, đồi, gặp nhiều ở vùng trung du bắc bộ, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn.

DIÊM PHU TỬ   鹽 麩 子
Rhus synensis Mill.

Tên Việt Nam: Cây muối, Chu môi, Dã sơn, Sơn bút.
Tên khác: Ngũ cấu, Diêm phụ tử, Diêm mai tử (Bản Thảo Cương Mục), Bạn nô diêm, Toan dũng (Cương Mục Thập Di), Mộc diêm (Thông Chí), Thiên diêm (Linh Thảo Thiên), Tạc dũng (Bản Thảo Thập Di), Diêm phu mộc, Diêm toan phụ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Rhus synensis Mill (Rhussemialata Murray, Rhus javanica Lin, Rhus osbeckii D.C).
Họ khoa học: Anacardiaceae.
Tên gọi: Có vị chua mặn nên có tên.
Mô tả: Cây nhỏ cao 2-8m. Cành non phủ lông ngắn màu hung. Lá kép lông chim có 4-6 đôi lá chét. Mép lá có khía răng. Gân bên và gân nhỏ lõm ở mặt trên và lồi ở mặt dưới. Phiến lá khá dài, nhẵn ở mặt trên hay ở bên mép có phủ lông tơ. Cuống lá hình trụ có ánh nhiều hay ít. Hoa màu trắng hợp thành chùm rộng, nhiều nhánh. Đài hợp, phía trên chia thùy hình trứng, có lông. Cánh hoa thuôn, có lông nhỏ dài gấp 3 lần đài. Chỉ nhị dài gần gấp đôi bao phấn. Quả hạch gần tròn phủ lông ngắn, màu đỏ. Ra hoa vào tháng 8-9, có quả vào tháng 10. Cây này lá bị sâu Schlech tendaria Chinensis  thì cây này có bướu sần sùi gọi là Ngũ bội tử (Xem: Ngũ bội tử).
Địa lý: Cây mọc hoang dại ở ven các núi đá, các khu rừng thưa, đồi, gặp nhiều ở vùng trung du bắc bộ, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn.
Phần dùng làm thuốc: Lá rễ.
Tính vị: Vị chua mặn, tính mát, không độc.
Tác dụng: Lương huyết, giáng hỏa, khử ứ, sinh tân.
Chủ trị:
+ Trị ma chẩn, Cảm mạo phát sốt, ho đàm có máu, gẫy xương do té ngã.
Liều dùng: Từ 30-60g.
Dùng lá làm trà uống mát có thể dự phòng trúng nắng. Rễ và lá tán bột rịt nơi chỗ gãy xương.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị viêm khí quản mãn tính: Dùng vỏ rễ cây muối, Tỳ bà diệp 3 lá, sắc uống gia vào một ít đường phèn đễ dễ uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị phù thủng: Vỏ rễ cây muối 1-2 lượng sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị chấn thương do té ngã, bị đánh đập, đinh nhọt: vỏ rễ cây muối tươi giã nát đắp lên nơi đau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tham khảo:
(1) Cây diêm phu mọc cho vỏ trắng gọi là Diêm phu thụ bạch bì, có tác dụng phá huyết cầm máu, tiêu ra máu, giết sán lãi. Sắc uống. Cây còn cho rễ trắng gọi là Diêm phụ thụ căn bạch bì có tác dụng trị vàng da, giã nát ngâm với nước vo gạo một đêm. Uống lúc sáng sớm khi bụng đói 1 chén.
+ Dùng vỏ rễ cây muối, sắc với dấm ngâm để trị các loại mắc xương có hiệu quả (Bản Thảo Cương Mục).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét