HÀ ĐỒN


Thuộc bộ cá Nóc (Tetrodontiformes), thân ngắn, vảy kém phát triển. Miệng có răng hình mỏ vẹt, phần lớn ở bể nóng, có loài sống ở nước ngọt.

HÀ ĐỒN  河 豚
Tetrodon Ocelatus.

Tên Việt Nam: Cá Nóc, Cá Cóc.
Tên khác: Qui ngư, Khuê ngư, Sân ngư (Bản Thảo Thập Di), Hầu di, Hồ di (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Xuy đổ ngư, Khí bào ngư (Bản Thảo Cương Mục), Đồn (Tự Thư).
Tên khoa học: Tetrodon Ocelatus.
Họ khoa học: Tetrodontidae.
Mô tả: Thuộc bộ cá Nóc (Tetrodontiformes), thân ngắn, vảy kém phát triển. Miệng có răng hình mỏ vẹt, phần lớn ở bể nóng, có loài sống ở nước ngọt. Nhiều loài có chất độc trong gan ruột nên ăn phải có thể bị ngộ độc chết người. Cá nóc thường hay hút không khí vào một cái túi lớn thông với thực quản, làm cho bụng trướng lên rất to, cá sẽ ngửa bụng  lên trời để cho sóng đánh đi. Nằm như vậy, cá sẽ không sợ giống gì hại nổi, vì mặt dưới là lởm chởm đầy gai.
Phân biệt: Khoa động vật đã thống kê được 60 loài cá Nóc, trong đó có chừng 30 loài là có độc.
1- Cá Nóc 4 răng (Tetrodon), mình có gai rất nhỏ. Mỗi hàm có 2 răng lớn, ở Việt Nam có nhiều loài như Tetrodon Orellatus (cá Nóc hạt mít), Tetrodon Inemis, Tetrodon Naritus (cá Nóc vàng), Tetrodon Lunaris (cá Nóc gáo).
Cá nóc hai răng hay cá Nhím (Diodon Hystrix) mỗi hàm chỉ có 1 răng. Mình có nhiều gai lớn dài dựng lên được như gai nhím, hoặc Diodon Holaianthua.
Ngoài ra còn có cá đầu hay cá mặt trăng (Orthagoriseus Mola) có mình tròn, dẹp, đuôi cụt, cá Nóc hòm (Ostracion Gibbosus).
2- Hà đồn còn chỉ con Spheroides vermicularis T. Et, S (Logocephalus Vermicularis), Hổ quy (Spheroides rubriques T, Et S), V,V...thuộc  họ Spheroide.
Liều dùng: 3-9g.
Ngộ độc: Thịt cá Nóc không độc, nhưng chất độc thường bị ngộ độc là do trong trứng và ruột bị dập mà ngấm qua thịt, làm cho thịt cũng có chất độc, cho nên có nhiều trường hợp sau khi đã bỏ nội tạng đi mà vẫn bị ngộ độc. Sau khi ngộ độc thường xuất hiện các triệu chứng tê môi tê lưỡi, cảm giác kiến bò ở đầu tứ chi, sau đó là nôn mửa, chóng mặt, tê tím, hạ huyết áp. Sau 2 giờ không cứu chữa kịp thì chết.
Tham khảo:
1- Gan và trứng rất có độc, thường dùng nó với Ngô công đốt rồi nghiền trộn dầu mè xức để trị lở ngứa.
2- Mắt cá Nóc rất độc, trộn với bột Khinh phấn, chôn dưới đất cho thành nước đem xức vào các chỗ chai chân rất hay.
3- Họ cá Nóc gồm một số loài cá chuyên hóa đặc biệt, kém hoạt động, có thân ngắn, vây kém phát triển vá có răng ngắn với nhau thành tấm. Chúng sống ở các vùng biển trên thế giới, nhưng phần nhiều ở vùng biển Ấn Độ, Thái Bình Dương. Một số loài cũng đi vào ở nước ngọt.
Hiện tại, có khoảng hơn 60 loài cá Nóc mà có tới hơn phân nửa là có chất độc. Chất độc này gọi là Tetradotoxin đã được nghiên cứu nhiều về tác dụng nhưng bản chất hóa học của nó chưa rõ. Người ta thí nghiệm thấy chất Tetradotoxin tác dụng vào trung ương thần kinh, làm tê liệt cơ thể, ngưng trệ sự tuần hoàn và hô hấp. Chỉ cần tiêm 4 miligam cho thỏ nặng khoảng 1kilôgam thì thỏ sẽ chết ngay.
Mức độ tác dụng  của chất độc cá Nóc khác nhau tùy loài cá, con cá, tùy cỡ lớn và tùy mùa. Chất độc này do tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng) cá tạo ra. Do đó, cá lớn nhất là cá cái đang đẻ trứng ăn nguy hiểm hơn cả. Không những chất độc có nhiều trong tuyến sinh dục mà thấm cả vào các nội tạng (gan, ruột, cơ bụng) tiếp giáp với tuyến sinh dục. Ở cá luộc chín, chất độc vẫn còn có tác dụng  có khi tác dụng lại tăng hơn nữa. Vì hiện nay các nhà khoa học chưa thống kê chính xác được các loài cá Nóc độc và không độc cho nên không nên ăn thịt bất cứ một loài cá Nóc nào mặc dù có một số loài cá Nóc có thịt ăn rất ngon.
Địa lý: Thường sống ở vùng biển Ấn Độ, Thái Bình Dương.
Thu hái, sơ chế: Khi dùng cần phải bỏ mắt, miệng, nội tạng, xương, máu chỉ dùng thịt, mỡ (nếu không thì có độc).
Tính vị: Vị ngọt, tính ấm, Không độc.
Tác dụng, Chủ trị: Bổ hư, trừ thấp khí, điều lý thắt lưng, chân, trị trĩ, sát trùng.
Kiêng kỵ: Phản với Kinh giới, Cúc hoa, Cát cánh, Cam thảo, Phụ tử, Ô đầu. Kỵ: Cảm lảm, Cam giá, Lô căn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét