HỒNG BỐI TAM THẤT


Cây sống lâu năm, đứng thẳng thường cao 0,5-1m, lúc còn có màu tím tiá, phân cành nhiều, mặt ngoài trơn láng, mẫn, có rãnh nhỏ như sợi.

HỒNG BỐI TAM THẤT   紅 背 三 七
Gynura segetum (Lour) Merr.

Tên Việt Nam: Thổ tam thất, Bạch truật nam, Ngải rét (sadec), Drubaba cao (Phan Rang) Kuê mang (Nha Trang), Thái nguyên truật (Nghệ Tĩnh), Tam thất giả (Huế).
Tên khác: Thổ tam thất, Tam thất thảo, Tán huyết đơn, Huyết tam thất, Hồng diệp cúc, Hầu tử liên, Phá huyết đơn.
Tên khoa họcGynura segetum (Lour) Merr.
Họ khoa học: Compositae.
Mô tả: Cây sống lâu năm, đứng thẳng thường cao 0,5-1m, lúc còn có màu tím tiá, phân cành nhiều, mặt ngoài trơn láng, mẫn, có rãnh nhỏ như sợi. Lá mọc so le, sít nhau, phiến lá xẻ thùy lông chim không đều, đầu tù, phía gốc hẹp lại, mép thùy có khía răng trên mặt lá đôi khi có nhiều đốm tím cho nên mới gọi là ‘Hồng bối tam thất’. Cụm hoa hình đầu màu vàng tươi già biến sẫm, họp trên một cán dài ở ngọn. Quả bế hình trụ.
Địa lý: Cây mọc hoang nhiều nơi, thường sống ở đất ẩm mềm màu mỡ, hoặc ở trong bụi cây hai bên rãnh nước.
Phân biệt:
1- Cân Phân biệt với cây Tam thất (Panax pseudo-Gingseng Wall) thuộc họ Araliaceae (Xem: Điền thất).
2- Phân biệt với cây Bạch bối tam thất có tên khoa học Gynura divaricata (L) DC thuộc họ Compositae, toàn cây thô lớn, chất tương đối nạt, lá mặt trên có màu lục phấn nên gọi là Bạch bối tam thất công dụng như Hồng bối tam thất.
Thu hái, sơ chế: Thu hái quanh năm, thường hay dùng tươi.
Phần dùng làm thuốc: Toàn cây, có khi cùng củ xắt lát phơi khô sao vàng thay Bạch truật.
Tính vị: Vị nhạt, hơi chát. Tính bình.
Tác dụng: Hoạt huyết thông kinh, khử phong tiêu sưng, cầm máu.
Chủ trị:
+ Chấn thương do té ngã, sưng đau do ứ tích, đau nhức xương do phong thấp, kiết lỵ ra máu đỏ, nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều.
Kiêng kỵ: Củ ăn đồ sống lạnh và nước tương.
Liều dùng: Dùng tươi 1-60g sắc uống. Bên ngoài đắp, bằng cách giã nát tươi đắp nơi sưng tấy ứ tích, sưng vú.
Kinh nghiệm dan gian:
Dùng củ Hoàng bối tam thất để chữa phụ nữ có thai chán cơm, người gầy nóng mau đói mà nhác ăn. Nó có tác dụng  gần như bạch truật, bổ về tỳ vị nhưng không gây táo bón, thích hợp cho những người tạng nhiệt. Cho nên người ta dùng Hoài sơn để bổ Tỳ âm và Hồng bối tam thất cũng có tác dụng  tương tự. Với những một số trường hợp sau sốt lúc mùa hè, sau lỵ làm kém ăn, kết hợp với các thuốc tư âm thay cho Bạch truật vốn tính khô rít.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét