KHIẾM THỰC


Tháng 9-10 hái quả chín về, xay cho vỡ ra, xẩy lấy hạt rồi lại xay bỏ vỏ hạt, lấy nhân phơi khô hoặc sấy khô.

KHIẾM THỰC  芡 實
Semen Pharbitidis.

-Xuất xứ : Bản Kinh.
-Tên khác : Cư Tắc Liên, Đại Khiếm Thực, Hộc Đầu, Hồng Đầu, Kê Đầu Bàn, Kê Đầu Lăng, Kê Đầu Liên, Kê Đầu Thái, Kê Đậu, Kê Túc, Kê Ung, Kê Vị Nhi, Khiếm Kê Ung, Khuê Khiếm Thực, Lăng Mao, Nam Khiếm Thực, Ngẫu Sao Thái, Ngô Kê, Nhạn Đầu, Nhạn Minh, Nhạn Thật, Nhạn Thiện, Nhạn Trác, Nhạn Trác Thực, Noãn Lăng, Phù Đầu, Thủy Lưu Hoàng, Thủy Trung Đan, Vỉ Quyết, Vỉ Tử (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), , Khiếm Thực Mễ, Đại Khiếm Thực, Kê Đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu), Khiếm Thật ( Việt Nam).
-Tên khoa học : Semen Pharbitidis.
-Họ khoa học : Họ Súng (Nymphaeaceae).
-Mô tả : Hạt chắc, hình cầu, màu đen, thịt trắng ngà là tốt.
-Địa lý : Chưa thấy trồng ở Việt Nam.
-Thu hái, sơ chế : Tháng 9-10 hái quả chín về, xay cho vỡ ra, xẩy lấy hạt rồi lại xay bỏ vỏ hạt, lấy nhân phơi khô hoặc sấy khô.
-Phần dùng làm thuốc:Quả. Khiếm Thực trung Quốc dùng quả. Khiếm thực Việt Nam dùng củ Súng.
-Bào chế:
+Phơi thật khô, chưng cho chín, bỏ vỏ, lấy nhân, tán bột (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Bỏ tạp chất, mốc mọt và thứ thịt màu đen, sao vàng, tán nhỏ, để dành dùng ( Phương Pháp bào chế Đông Dược).
-Bảo quản : Rất dễ bị mọt, nên phơi hoặc sấy cho thật khô, sao vàng, bỏ vào thùng đậy thật kín.
-Thành phần hoá học:
+Trong Khiếm thực có nhiều tinh bột và Catalaza (Trung Quốc Thực Vật Học Tạp Chí 1987, 51 : 324).
+Trong Khiếm thực có 4,4% Protid, 0,2% Lipid, 32% Hydrat Carbon, 0,009% Calcium, 0,11% Phosphor, 0,0004% Fe, 0,006% Vitamin C ( Trung Quốc Trung Ương Vệ Sinh Sở 1957).
+Trong Khiếm thực có Calcium, Phosphor, Thiamine, Nicotinic acid, Vitamin C, Carotene (Trung Dược Học).
-Tác dụng dược lý : Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu.
-Tính vị :
+Vị ngọt, sáp, tính bình, không độc (Bản Kinh).
+Vị ngọt. Thuốc khô thì ôn, thuốc tươi thì lương (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Vị ngọt, tính sáp, khí bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Vị ngọt, sáp, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Quy kinh:
+Vào kinh Can, Tỳ, Vị (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ, Vị (Lôi Công bào chế Dược Tính Giải).
+Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Học).
+Vào kinh Tâm, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Tác Dụng :
+Bổ trung, ích tinh khí, cường chí, làm sáng mắt, làm tai nghe rõ (Bản Kinh).
+Chỉ khát, ích Thận (Bản Thảo Cương Mục).
+Lợi thấp, cố Thận, bế khí (Bản Thảo Cầu Chân).
+Kiện Tỳ, chỉ tả, ích Thận, bế khí, trừ thấp (Trung Dược Học).
+Bổ Tỳ, Thận, bền tinh tủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Chủ trị:
-Liều dùng : 12-20g.
-Kiêng kỵ :
+Táo bón,  tiểu tiện không thông  : không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Đơn thuốc kinh nghiệm :
+Trị di tinh, bạch trọc : Khiếm thực, Kim anh tử. Trước hết lấy Khiếm thực giã nát, phơi khô, tán bột, trộn với cao Kim anh làm viên. Ngày uống 8-12g (Thủy Lục Nhị Tiên Đơn -Thông Hành).
+Trị đới hạ do thấp nhiệt : Khiếm thực, Hoàng bá, Xa tiền tử, sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị đới hạ do Tỳ Thận hư : Khiếm thực, Sơn dược, sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị tiêu chảy mạn tính do Tỳ hư : Khiếm thực, Bạch truật, Đảng sâm, Phục linh, sắc uống (Trung Dược Học).
-Tham khảo :
F “Ông Đông Viên nói rằng : "Khiếm thực ích tinh, trị bạch trọc, kiêm cả bổ nguyên khí, nghiên bị yếu nhược, hư lao, lưng đau, gối mỏi, mắt mờ, uống được nó nhiều thì mạnh trí khí, tai mắt, tinh thần, thân thể cường  tráng, lâu gìa" (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
F “Xét về phần tiêu hóa thì không ưa ẩm ướt quá, về các mạch nước thì không thể khô ráo quá, phần dùng thuốc chữa về Tỳ, Thận, thường phản nhau. Chỉ có Khiếm thực lại hợp được cả 2 : khí vị ngọt mát, thơm bùi, không ẩm ướt quá, chất dẻo, vị chát mà lại nhuận, không khô ráo quá, vì vậy vững được Thận mà bổ được Tỳ. Tuy nhiên, cũng không nên uống Khiếm thực 1 mình, phải thêm những vị thuốc bổ khí thì mới dễ tiêu. Đừng nên ăn Khiếm thực 1 mình nhiều quá sẽ khó tiêu vì Khiếm thực nhiều chất mátăn nhiều quá sẽ đầy bụng khó tiêu, nhất là trẻ nhỏ, đừng nên ăn nhiều quá sẽ khó lớn lên được” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
F “Hoàng Cung Tú nói : ‘Khiếm thực bổ Tỳ như thế nào? Là dựa vào vị ngọt của nó. Khiếm thực cố Thận như thế nào? Là dựa vào vị sáp của nó. Công hiệu tương tự như Sơn dược, nhưng vị ngọt của Sơn dược nhiều hơn Khiếm thực, còn vị sáp của Khiếm thực lại hay hơn Sơn dược. Vả lại Sơn dược kiêm bổ Phế âm còn Khiếm thực thì chỉ ở Tỳ Thận mà không đến được Phế. Tuy Khiếm thực có thể bình bổ Tỳ Thận nhưng chậm, vì vậy, phải dùng nhiều và uống lâu mới thấy công hiệu” (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét