NGŨ VỊ TỬ


Loại dây leo dài đến 3m. Lá tròn dài, dài 9-12cm, hoa có 9-15 cánh màu vàng, quả tròn màu đỏ, đường kính 3cm, hạt tròn màu vàng.

NGŨ VỊ TỬ   五 味  子
Kadsura japonica L.

Xuất xứ : Bản Kinh.
Tên khoa học : Kadsura japonica L. (Nam ngũ vị).
Schizandra chinensis Baill. (Bắc ngũ vị).
Họ khoa học : Mộc lan (Magnoliaceae).
Mô Tả : Loại dây leo dài đến 3m. Lá tròn dài, dài 9-12cm, hoa có 9-15 cánh màu vàng, quả tròn màu đỏ, đường kính 3cm, hạt tròn màu vàng. Bắc ngũ vị (Schizandra) có quả xếp thành bông thưa. Nam ngũ vị (Kadsura) có quả xếp thành đầu hình cầu.
            Ngũ vị tử hiện nay Việt Nam  còn phải nhập của Trung Quốc.
Địa lý : Mọc hoang. Mọc nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam còn phải nhập.
Bộ phận dùng : quả khô còn bột. Thứ hột sắc đen là bắc Ngũ vị tử (Schizandra chinensis Baill) tốt hơn thứ bột đỏ nam Ngũ vị tử (Kadsura japponica Lin). Quả mầu đỏ tía, to, cùi dầy, có dầu ẩm và bóng là loại tốt.
Mô tả dược liệu: Hình tròn không theo một quy tắc nào hoặc là hạt hình tròn dẹt, đường kính 0,5-0,8cm. Vỏ ngoài mầu đỏ, đỏ tím hoặc đỏ tối, nhăn, có dầu ẩm. Cùi quả mềm nhuyễn, trong có 1-2 hạt. Hạt hình quả thận, mặt mầu vàng nâu, bóng, cứng, nhân mầu trắng. Cùi quả mùi hơi nhẹ nhưng đặc biệt, vị chua. Đập vỡ hạt ngửi thấy mùi thơm, vị cay và đắng (Dược Tài Học).
Thu hái, Sơ chế : Khi quả chín (mùa Thu), hái về, nhặt bỏ cành và tạp chất, phơi khô.
Bào chế :
Theo Trung Y:
+ Lấy dao đồng bổ đôi, tẩm mật đồ 3 giờ, ngâm nước tương một đêm, sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Làm thuốc bổ thì dùng chín (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tẩm mật, sao phồng đều, khi dùng giã dập. Dùng trong hoàn tán thì sắc lấy nước đặc áo viên thuốc để tránh cố tinh.
. Muốn thu liễm thì dùng sống. Muốn cho 5 vị đều xuất hiện thì nghiền nhỏ mà dùng. Muốn bôt nhiều thì đập nát, chứng với mật và rượu, để tăng vị ngọt mà giải bớt tính vị chua, liễm mạnh, nhanh của nó (Dược Phẩm Vậng Yếu).
Bảo quản : Để chỗ khô ráo, râm, tránh sâu mọt.
Thành phần hóa học :
+ Sesquicarene, b-Bisabolene, b-Chamigrene, a-Ylangene, Schizandrin, Pseudo-g-Schizandrin, Deoxyschizandrin, Schzandrol, Citral, Stigmasterol, Vitamin C, Vitamin E (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý :
+ Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Nước  sắc Ngũ vị tử có tác dụng kích thích  nhiều phần của hệ thần kinh trung ương (cột sống và não) ở ếch. Thuốc làm cường và thư giãn nhanh  nơi những người tình nguyện có cơ thể bình thường. Tác dụng kích thích trên những phản xạ có điều kiện và điện tâm đồ yếu hơn so với chất Caffein (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Nước  sắc Ngũ vị tử kích thích hô hấp qua  tác động trực tiếp trên hệ thống thần kinh trung ương. Thuốc được dùng để hỗ trợ hô hấp bị suy do dùng Morphin (Trung Dược Học).
+ Tác động đối với hệ thần kinh ngoại biên: Uống hoặc  chích vào khoang bụng cuột nhắt chất Schizandrin thấy có tác dụng kích thích hệ thống tiết ra chất Cholin, liều nhỏ có tác dụng kích thích tiếp nhận chất Nicotin (Trung Dược Học).
+ Tác động đối với hệ tim mạch: Cách chung, Ngũ vị tử không có tác dụng đối với  áp huyết. Khi chích tĩnh mạch lượng lớn  Ngũ vị tử thì thấy hạ huyết áp. Tác dụng này xảy ra nếu bỏ chất Acidic tự nhiên đi. Dịch chiết Alcol của Ngũ vị tử có tác dụng giãn mạch  (Trung Dược Học).
+ Đối với trung khu thần kinh: Thuốc có tác dụng làm cân bằng 2 quá trình hưng phấn và ức chế của vỏ não, đối với các cấp, thần kinh trung ương đều có tác dụng hưng phấn. Ngũ vị tử có tác dụng nâng cao trí lực hiệu suất và chất lượng công tác. Chất Schizandrin có tác dụng giảm đau, an thần và giải nhiệt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn hô hấp rõ, đồng thời có tác dụng hạ áp, hoá đàm, chỉ khái (Trung Dược Học).
+ Ngũ vị tử có giá trị như Nhân sâm, có chất gây thích nghi làm điều hoà các chức năng khác nhau của cơ thể, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các kích thích không đặc hiệu. Thuốc có tác dụng tăng sức hoặc điều chỉnh acid dịch vị. Nước sắc Ngũ vị tử có tác dụng ức chế miễn dịch tương đương với liều corticoid trung bình. Nhưng trên thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng tăng chức năng của tế bào miễn dịch, thuốc còn có tác dụng gia tăng quá trình tổng hợp phân giaỉ glycogen, cải thiện sư hấp thu đường của cơ thể  (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Ngũ vị tử có tác dụng hạ áp nhưng lúc suy tuần hoàn, thuốc lại có tác dụng nâng áp, như vậy là có tác dụng điều tiết huyết áp. Trên thực nghiệm cũng chúng minh thuốc có tác dụng giãn mạch và cường tim  (Trung Dược Học).
+ Dịch chiết Ngũ vị tử có tác dụng tăng tiết mật, điều tiết dịch ức chế nhu động dạ dày, có tác dụng phòng loét trên mô hình gây loét dạ dày chuột lớn (Trung Dược Học).
+ Dịch cồn ngâm kiệt Ngũ vị tử  trong thí nghiệm có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết ly, cầu khuẩn viêm phổi, phẩy khuẩn thổ tả. Tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với trực khuẩn mủ xanh. Trong cơ thể, Ngũ vị tử có tác dụng kháng virus (Trung Dược Học).
+ Chất Gamma-schlzandrin có tác dụng ức chế sự hợp thành DNA của tế bào ung thư (Trung Dược Học).
+ Tác dụng lên tử cung: Nước  sắc Ngũ vị tử có tác dụng kích thích đồng nhất trên tử cung thỏ cô lập, dù có thai hoặc  không có thai hoặc  sau khi sinh. Tác dụng chính là tăng cường nhịp co thắt. Thuốc được  dùng  để hỗ trợ việc trục (phá) thai (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chuyển hóa: Hầu hết các báo cáo đều xác định  rằng  nước  sắc Ngũ vị tử làm tăng tác dụng dự trữ Glycogen và Glucose ở gan cũng như  tăng mức acid Lactic. Một số báo cáo khác cho biết không có tác dụng đối với Glucose. Một số báo cáo khác cũng cho thấy sự khác biệt của nước  sắc Ngũ vị tử đối với khả năng dùng Oxy ở thận, gan hoặc  não. Thuốc có tác dụng tăng  sự hấp thụ chất P32 từ vết vị trường, tăng sự tập trung ở tạng phủ, tăng cường hoạt động của Phosphate (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với cảm giác: Nước  sắc Ngũ vị tử  làm tăng nhãn lực và nhãn trường  nơi ngươiø bệnh lẫn người bình thường tình nguyện. Thuốc cũng làm tăng độ nhận biết của xúc giác (Trung Dược Học).
+ Điều trị gan viêm nhiễm trùng không vàng da: Cho 102 bệnh nhân gan viêm  uống bột Ngũ vị tử, tỉ lệ có hiệu quả là 76%.  Những bệnh nhân  này chỉ số SGPT hơn 300 đơn vị, thành công khoảng 72%. Thời gian trung bình để chức năng gan trở lại bình thường là 25 ngày. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
+ Điều trị suy nhược: Cồn chiết xuất Ngũ vị tử điều trị cho 73 ca thần kinh suy nhược với các triệu chứng đầu đau, mất ngủ, chóng mặt, hồi hộp. Kết quả khỏi 43 ca, có tiến triển 13. Không có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
+ Thuốc sắc Ngũ vị tử có tác dụng kích thích đều trên tử cung cô lập của thỏ có thai hay không, cũng như sau sinh. Tác dụng chủ yếu là làm mạnh nhịp co bóp của tử cung (Chinese Hebral Medicine).
+ Thuốc sắc Ngũ vị tử có tác dụng tăng thị lực và thị trường của những người bình thường tình nguyện và ở nhũng người đau mắt. Thuốc cũng có tác dụng làm tăng xúc giác (Chinese Hebral Medicine).
Độc tính:  Đối với chuột, liều  ngộ độc bằng đường uống là 10-15g/kg. Dấu hiệu ngộ độc quá liều là mệt mỏi, mất ngủ, khó thở (Chinese Herbal Medicine).
Tính vị :
+ Vị chua, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vỏ thịt vị ngọt, chua, nhân vị cay, đắng. Cả hai đều có vị mặn (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vị chua, tính ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh :
. Vào kinh Phế, Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
. Vào kinh Can, Tâm (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học).
Tác dụng, Chủ trị :
+ Ích khí, bổ bất túc, cường âm, ích tinh. Trị ho khí nghịch lên gây ra tổn thương, gầy ốm do lao động (Bản Kinh).
+ Sinh tân, chỉ khát, bổ nguyên khí, trị tả lỵ (Dụng Dược Pháp Tượng).
+ Thu liễm Phế khí, chỉ khái, sáp trường, chỉ tả, liễm hãn, an thần (Trung Dược Học).
Kiêng kỵ :
+ Nhiệt thịnh : không dùng (Trung Dược Học).
+ Ho giai đoạn đầu, mới phát ban: không dùng (Trung Dược Học).
Liều dùng : 2-6g. Thuốc bột: 1-3g mỗi lần.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị ho do cảm hàn: Ma hoàng 8g, Quế chi 6g, Bán hạ 8g, Tế tân 4g, Bạch thược 12g, Can khương 8g, Chích thảo 6g. Ngũ vị tử 4g. Sắc, chia 3 lần uống ấm trong ngày (Tiểu Thanh Long Thang - Thương Hàn Luận) .
+ Tri liệt dương: Ngũ vị tử 600g, tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần. Kiêng thịt heo, cá, tỏi, giấm. Uống hết đơn thì khỏe (Thiên Kim Phương).
+ Trị ho suyễn do Phế khí âm hư , Phế Thận âm hư, do cảm hàn:  Sinh địa16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả đều 12g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 4g. Trị ho suyễn lâu ngày do Phế Thận âm hư, ho ra máu, lao phổi (Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn).  Bài này cũng gọi Bát Tiên Trường Thọ Hoàn  - Y Cấp).
+ Trị ho lâu ngày: Ngũ vị tử 80g, Túc xác (tẩm vớl đường sao qua) 20g, 2 vị tán bột, luyện với kẹo mach nha làm thành viên, to bằng quả táo. Mỗl lần ngậm 1 viên (Vệ Sinh Gia Bảo).
+ Trị ho có đờm  gây khó thở: Ngũ vị tử, Bạch phàn, lượg bằng nhau, tán bột, trộn đều, mỗi lần dùng 12g chấm với phổi heo (đã nướng chín), uống với nước nóng (Phổ Tế Phương).
+ Trị cảm nằng, mùa hè ra mồ hôi nhiều gây nên khí âm hư, mệt, khát nước: Nhân sâm, Mạch môn đều 10g, Ngũ vị 5g. Sắc uống (Sinh Mạch Tán - Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận).
+ Trị tiêu chảy do Tỳ Thận hư hàn: Bổ cốt chỉ 16g, Nhục đậu khấu 8g, Ngũ vị tử 6-8g, Ngô thù du 4g. Tán bột, trộn với nước cốt gừng tươi và Đại táo, thêm ít bột mì làm thành hoàn Mỗi iắn uống 6~12g với nước muối nhạt ấm, trước khi đi ngủ (Tứ Thần Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị chứng hư nhược ra nhiều mồ hôi: Bá tử nhân, Bán hạ khúc đều 60g, Mẫu lệ, Nhân sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật, Ngũ vì tử đều 30g. Tán bột mịn, trộn đều, làm hoàn hoặc uống thuốc bột, mỗi lân uống 4-8g, ngày 2 lần (Bá Tử Nhân Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  
+ Trị ho suyễn do Phế khí âm hư , Phế Thận âm hư, do cảm hàn:  Đảng sâm, Mạch đông, Tang phiêu tiêu đều 30g, Ngũ vị tử 5g, sắc nước uống (Ngũ Vị Tử Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  
+ Trị thận hư, hoạt tinh, liệt dương: Tang phiêu tiêu, Long cốt, Phụ tử đều 10g, Ngũ vị tử 6g. Sắc nước uống hoặc làm hoàn uống (Tang Phiêu Tiêu Hoàn  - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  
+ Trị viêm gan mạn tính : Ngũ vị tử, Linh chi, Đơn sâm. Tán bột, luyện với hồ và  mật làm hoàn, mỗi lần uống 1 hoàn, sau bữa ăn 30 phút, với nước. Một liệu trình là 30  ngày. Đã trị 34 ca trong 3 liệu trình, có kết quả 33 ca (Vương Gia Quân, Dùng viên Ngũ Linh Đan trị viêm gan mạn có kết quả (Thiểm Tây Trung y Tạp Chí 1988, 3 : 106)
+ Trị hen suyễn nặng: Ngũ vị tử 30-50g, Địa long 9-12g, Ngư tinh thảo 30-80g, ngâm nước 2-4 giờ, sau đó sắc đun nhỏ lửa, sắc 2 lần còn được khoảng 250ml. Chia uống 2 lần : chiều 4 giờ và tối 8 giờ. Trị 50 ca, theo dõi từ 7 tháng đến 2 năm, khỏi 1 ca, hết
cơn lâm sàng 47 ca, có kết quả 2 ca (Tống Chí Kỳ và cộng sự, Tân Tam Vị trị 50 ca suyễn nặng, Trung Y Tạp Chí 1988, 9 :47).
+ Trị kiết lỵ:  Dùng thuốc sống 0,25-2g, 90% Oticture Ngũ vị tử  30-40 giọt, hoặc cao lỏng thuốc 0,5g, trị  trẻ nhỏ bị kiết lỵ có kết quả tột (Vương Bản Tường, Thiên Tân Y Dược Tạp Chí 1965, 4 : 338).
+Trị hội chứng Ménière: Ngũ vi tử, Toan táo nhân, Đương qui, Quế viên (Long nhãn nhục), sắc uống. Trị 20 ca, phần lớn uống 4-5 thang khỏi bệnh (Chu Quế Phúc,  Trung Hoa Nhĩ Tỵ Hầu Tạp Chí 1960, 1 : 25).
Tham khảo :     
+ Ho do phong hàn: dùng Nam ngũ vị tử rất tốt. Hư tổn do lao lực: dùng Bắc Ngũ vị tử rất hay (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ Ngũ vị tử tính ôn, có đủ 5 vị nhưng vị chua mặn nhiều hơn, vì vậy nó chuyên về thu liễm Phế khí mà tư dưỡng Thận thuỷ, ích khí, sinh tân, bổ hư, minh mục, cường âm, sáp tinh, thoái nhiệt, liễm hãn, cầm nôn, cầm tiêu chảy, chỉ khái, định suyễn (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Ngũ vị tử, thịt nó chua có thừa mà ngọt không đủ. Hột của nó đắng cay mà mặn, cho nên gọi là ngũ vị. Trưưong Khiết Cổ nói mùa hè uống Ngũ vị tử  làm cho tinh thần người ta tăng lên, gân sức 2 chân mạnh lên, vì dùng vị chua của Ngũ vị để giúp Nhân sâm thì tả được hoả ở phương Bính mà bổ cho kim ở phương Canh. Là vị thuốc để thu liễm hao tán. Lý Đông Viên nói: Thần của đồng tử bị khuyếch tán thì Ngũ vị phải dùng để chữa hoả nhiệt. Nếu có ngoại tà thì không nên dùng vội. Chu Đan Khê nói: Ngũ vị để thu Phế, Thận, là thuốc tất yếu phải dùng để trị ho thuộc hoả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét