QUA LÂU


Dây leo, lá mọc so le, phiến lá xẻ thành nhiều thùy (trông như lá cây Bí ngô). Hoa đơn tính màu trắng. Quả dài 8-10cm, đường kính 5-7cm,

QUA LÂU   瓜 蔞
Trichosanthes kirilowii Max.

 
Xuất xứ: Danh Y Biệt Lục.
Tên khác : Qua lâu thực, Dược Qua.
Tên khoa học : Trichosanthes kirilowii Max.
Họ khoa học : Bí (Cucurbitaceae).
Mô Tả : Dây leo, lá mọc so le, phiến lá xẻ thành nhiều thùy (trông như lá cây Bí ngô). Hoa đơn tính màu trắng. Quả dài 8-10cm, đường kính 5-7cm, vỏ quả màu xanh, có vằn trắng dọc theo quả, khi chín màu đỏ. Trong quả có nhiều hạt hình trứng dẹt, dài 1,2-1,5cm, rộng 6-10mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt.
       Có trồng và mọc hoang ở vùng rừng núi (Cao Bằng, Lạng Sơn)
Bộ phận dùng:
. Nhân của quả chín gọi là Qua lâu nhân (Semen  Trichosanthis).
. Vỏ quả gọi là Qua lâu bì (Pericarpium Trichosanthis).
. Rễ gọi là Thiên hoa phấn.
. Dùng cả nhân và vỏ gọi là Toàn qua lâu.
Mô tả dược liệu:
+ Qua Lâu: Hình cầu tròn hoặc hình cầu tròn dài, đường kính 6~8cm, dài 6~10cm. Vỏ ngoài mầu vàng đỏ hoặc mầu vàng xanh, nhẵn bóng hoặc có nhiều vết nhăn, có mạch gân mầu, hơi lồi lên. Một đầu có cuống quả ngắn hoặc  có nhiều vết nhăn, có mạch gân mầu đậm, hơi lồi lên. Một đầu có cuống quả ngắn, hoặc vết sẹo của cuống, đầu kim tròn. Chất dòn dễ nứt. Ở trong mầu trắng vàng, có những sợi mầu vàng đỏ, có khoảng rỗng và có một lớp chất dính bao quanh hột, thường dính liền với vỏ. Mùi như mùi đường nấu khét, vị chua ngọt. Loại đều đặn, to, vỏ dầy và dẻo, co nhăn, mầu vàng đỏ hoặc vàng xanh, có mùi đường là tốt.
+ Qua Lâu Bì: Vỏ cứng, thường tách ra thành 2 đến nhiều múi, dài từ 6,6~11,6cm, nhăn không khẳng, hai bên cong vào trong. Một đầu có cuống quả còn lưu lại, chất xốp dòn. Mùi hơi giống mùi đường cháy, vị nhạt, hơi chua. Loại vỏ ngoài mầu vàng đỏ, trong mầu trắng, vỏ dầy, đều, không có tạp chất là tốt.
Bào chế:
Theo Trung Y: Dùng vỏ quả. Qua lâu thì nhân, hột và rễ đều dùng làm thuốc nhưng tác dụng khác nhau. Dùng hột thì bẻ vỏ cứng và màng mỏng ép bỏ dầu mà dùng  (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân, giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt.
+ Có thể tẩm mật ong sao qua (bổ Phế ) để khỏi rát  cổ (dùng chín).
+ Muốn làm nhanh thì lấy hột sao qua, chà hoặc giã cho nát vỏ lấy nhân rồi làm như trên.
. Hái những quả sắp chín, rửa sạch, phơi khô, thái từng sợi, sao hoặc tẩm nước mật để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản: để nơi khô ráo, mát, tránh nóng nhân sẽ bị đen.
Thành phần hoá học:
+ Saponin, Triterpenoid, Acid hữu cơ, Resin, Đường, Dầu béo.
+ Qua lâu nhân có dầu béo, trong đó có nhiều loại Cholesterol. Qua lâu bì có nhiều loại acid amin và chất giống Alcaloid. Trong rễ Qua lâu có rất nhiều tinh bột. Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh nghiên cứu thấy trong Thiên hoa phấn có 1% Saponozid (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
+ Triterpenoid saponin có tác dụng khu đờm (Trung Dược Học).
+ Qua lâu nhân có nhiều chất béo nên có rác dụng gây xổ mạnh, Qua lâu bì có tác dụng nhẹ, Qua lâu sương có tác dụng hoà hoãn hơn (Trung Dược Học).
+ Qua lâu có tác dụng giãn động mạch vành rõ, gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, chống thiếu oxy và hạ mỡ máu (Trung Dược Học).
+ Invitro, Qua lâu có tác dụng ứ chế trực khuẩn đại trường, trực khuẩn lỵ Sonnei, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn thổ tả và nấm gây bệnh ngoài Da (Trung Dược Học).
+ Qua lâu có tác dụng chống hoạt tính ung thư (Trung Dược Học).
Tính vị:
. Vị đắng, tính bình, lương, không độc (Nhật Dụng Bản Thảo).
. Vị ngọt, tính nhuận (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
. Vị ngọt, tính hàn (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tâm, Phế (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Phế, Vị (Bản Thảo Tân Biên).
Tác dụng:
. Làm tươi nhuận da mặt (Danh Y Biệt Lục).
. Nhuận Phế táo, giáng hoả, trừ đờm kết, lợi yết hầu, tiêu ung thủng, sang độc (Bản Thảo Cương Mục).
Chủ trị:
+ Qua lâu bì: thanh Phế, hoá đờm, lợi khí, khoan hung. Qua lâu nhân nhuận Phế, hoá đờm, nhuận trường, thông tiện (Trung Dược Học).
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g.
Kiêng ky: Tỳ  Vị hư hàn không nên dùng. Dùng nhiều sinh ra tiêu lỏng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị viêm Phế quản thể đờm nhiệt, ngực đau do đờm hoặc áp xe phỏi: Qua lâu thực 12g, Bán hạ 10g, Hoàng liên 4g. Sắc uống (Tiểu Hãm Hung Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị chứng hung tý không nằm được: Qua lâu, Giới bạch, Bán hạ, Rươự trắng, sắc uống (Qua Lâu Giới Bạch Bán Hạ Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị bệnh động mạch vành: Dùng Qua lâu chế thành viên, ngày 3 lần, mỗi lần 4 viên (lượng thuốc mỗi ngày tương đương 31,2g thuốc sống). Đã trị 100 ca và theo dõi từ 2 tuần đến 14 thang. Kết quả: Có kết quả lâm sàng 76%, kết quả điện tâm đồ 52,9% (Tổ phòûngtị bệnh động mạch vành, Bệnh viện Nhân Dân số 3, trực thuộc Học Viện Y số 2, Thượng Hải – Tân Y Dược Học Tạp Chí 1974, 9 : 47).
+ Báo cáo của 13 bệnh biện ở Thượng Hải: dùng dung dịch chích Qua lâu trị 413 ca bệnh mạch vành. Kết quả lâm sàng 78,1%, kết quả điện tâm đồ 56% (Thông Tin Trung Thảo Dược 1976, 9 : 47).
+ Trị phế ung: Toàn qua lâu, Ý dĩ nhân  đều 15g, Cát cnáh 10g, Kim ngân hoa 10g, Bồ công anh 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tuyến vú viêm, sưng đau” Toàn qua lâu, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 15g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị táo bón: Qua lâu thực 15g, Cam thảo 3g (có thể thêm ít Mật ong). Sắc uống  (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị phụ nữ ít sữa cho con bú: Thiên hoa phấn đốt tồn tính, tán bột, ngày uống 16~20g (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Tham khảo:
   . Qua lâu thực dùng trị chứng đờm do nhiệt táo, nếu đem dùng cho chứng hàn đờm, thấp đờm, khí hư, thực tích sinh đờm đều không ích gì mà lại có hại (Bản Thảo Thuật).
   . Qua lâu nhân có tác dụng nhuận trường mạnh, vì vậy vì vậy, không nên dùng cho người Tỳ Vị hư yếu, thường hay tiêu chảy (Trung Dược Học).
   . Qua lâu thanh nhiệt tích ở thượng tiêu lại hoá được đờm trọc kết dính như keo, lại có thể nhuận táo hoạt trường. Qua lâu nhân chất nhuận, nhiều dầu, thiên về nhuận trường, trị táo bón, tiện bí. Qua bì chất nhẹ, lực bạc, lợi cách, khoan hung, thiên về hoá đờm, trị ho do đờm  nhiệt. Thiên hoa phấn chất thực, nhiều phấn, thanh nhiệt, chỉ khát, ích Vị, sinh tân. Thiên hoa phấn và Lô căn đều có thể thanh nhiệt, sinh tân nhưng Lô căn sức thanh nhiệt mạnh, Thiên hoa phấn sức sinh tân mạnh hơn (Thực Dụng Trung Y Học).
   .Vị Qua lâu cho vào thuốc, người xưa không có thói quen chia ra vỏ và hột. Sách của Thương Hàn Luận và Kim Quỹ tính bằng quả, không tính theo phân lượng. Đời sau chia ra phần vỏ bên ngoài gọi là Qua lâu bì, chuyên về thanh nhiệt, hoá đờm. Hột gọi là Qua lâu nhân hoặc Qua lâu tử thiên về nhuận táo, hoạt trường. Vỏ và hột cùng dùng gọi là Toàn Qua lâu, vừa hoá đờm lại nhuận địa tiện, giỏi về hiáng Phế khí, thường dùng trị vùng ngực bí kết. Rễ cây Qua lâu chính là vị Thiên hoa phấn, trị các chứng khát, mụn nhọt sưng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét