SA SÂM


Rễ. Rễ nhỏ, chắc, trắng ngà, hơi thơm nhiều bọt, giòn là tốt. Loại to xốp, vụn nát, mọt là không tốt.

SA SÂM    砂 參
Glehnia liloralis F.S

 Tên thuốc: Radix Glehniae.
Tên khoa học: Glehnia liloralis F.S
Họ : Hoa Tán (Umbelliferae).
 Bộ phận dùng: rễ. Rễ nhỏ, chắc, trắng ngà, hơi thơm nhiều bọt, giòn là tốt. Loại to xốp, vụn nát, mọt là không tốt.
Đây là rễ cây Sa sâm nhập của Trung Quốc.
Thường dùng rễ cây có Tên khoa học là Launae pinnatifida Cass, họ Cúc, để thay Sa sâm bắc. Ở Trung Quốc còn có tên gọi là Nam sa sâm (Adenophora tetraphylla (Thunb) Fisah, hoặc A. stricta Mio, Họ Camphalulaceae).
Tính vị:  vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh  Phế.
Tác dụng: dưỡng âm, thanh Phế, tả hoả, chỉ khát.
Chủ trị: trị âm hư, Phế  nhiệt ho khan, bệnh nhiệt, kém tân dịch, miệng lưỡi khô, khát.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
     Đơn thuốc kinh nghiệm:
- Trị Phế âm suy kèm nhiệt, biểu hiện như ho khan, ho có ít đờm, giọng khàn do ho kéo dài, khô cổ và khát: Dùng Sa sâm với Mạch đông và Xuyên bối mẫu.
- Trị sốt lâu ngày làm mất tân dịch, biểu hiện như khô lưỡi và kém ăn: Dùng Sa sâm với Mạch đông, Sinh địa hoàng và Ngọc trúc trong bài Ích Vị Thang.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Nhặt bỏ tạp chất, bỏ đầu cuống, rửa sạch, ủ mềm, cắt ra từng đoạn ngắn, phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Không được rửa, bẻ đoạn ngắn, dùng sống. Có khi tẩm gừng sao qua (Phế  hàn).
Bảo quản: dễ mọt, cần tránh nóng, ẩm. Để nơi khô ráo, mát trong lọ có chất hút ẩm. Không nên phơi nắng nhiều.
Kiêng ky: không phải âm hư phổi ráo, mà ho thuộc hàn thì không nên dùng. Sa sâm tương tác với lê lộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét