Dùng cóc da vàng hoặc hơi đen hoặc có đốm trắng ở giữa đầu, hoặc có chữ bát ở dưới bụng, nặng trên 50g.
THIỀM THỪ 蟾 蜍
Tên khoa học: Sufo vulgaris Schl
Họ Cóc (Bufonidae).
Bộ phận dùng: thịt và xương
- Chọn cóc: dùng cóc da vàng hoặc hơi đen hoặc có đốm trắng ở giữa đầu, hoặc có chữ bát ở dưới bụng, nặng trên 50g.
- Không dùng cóc có mắt đỏ, ở bụng có chữ điền hoặc có hai dọc xanh ở hai bên bụng. Thứ này độc, ăn phải thì say, có khi chết người.
- Độc của cóc: Theo kinh nghiệm của các cụ thì cóc độc ở mủ. Mủ có ở da, nhưng nhiều nhất ở hai u trên mắt của nó. Có người nói trứng cóc cũng rất độc, mật nó cũng
độc nhưng lá mỡ của nó thì không độc, có người dùng hàng bát lá mỡ để rán thức ăn, gan cóc ăn không độc.
Thành phần hóa học:
- Theo tài liệu có nhiều loại alcaloid hoạt chất chính là bufotenin, bufotalin, bufotenidin v.v...
Có tác dụng trên tim như Digitalin.
- Thịt cóc: theo sự phân tích của trường Đại học Y dược thì thịt cóc có độ ẩm 4,2%; protid 53,5%l glucid vết; lipid 12,6%; độ tro: 23,5 %. Trong protid có 19 loại acid amin. Các acid amin cần cho người lớn và trẻ em (8 thứ) thì có tỷ lệ trong bột cóc rất cao.
Tính vị: vị cay, tính mát.
Quy kinh: Vào kinh Vị.
Tác dụng: sát trùng, bạt độc, thuốc phát tán ngoại khoa.
Chủ trị: trị kinh Can, lở nhọt, đinh độc, trị kinh phong trẻ em, trị hen suyễn, suy dinh dưỡng, cam tích.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g thịt cóc.
Kiêng kỵ: trẻ em không có cam tích và bị tiêu chảy sơ phất thì không nên dùng.
Các acid amin trong thịt cóc :
TÊN
Leucin
Lysin
Phenylalamin
Valin
Iso leucin
Threonin
Methionin
Tryptophan
|
TRẺ EM
14
5,6
5,6
5,4
3,0
2,9
2,8
1,0
|
NGƯỜI LỚN
4,3
3,2
4,3
3,2
2,8
1,9
4,3
1,0
|
TỶ LỆ PROTID CỦA BỘT
CÓC
10,8
7,2
10, 4
9,0
5,2
11,2
5,7
3,6
|
Cách bào chế:
1. Làm thịt cóc:
Theo Trung Y: Tuỳ theo cách dùng:
- Đốt cóc thành tro hoà với mỡ heo, xát vào chỗ sưng tấy, sang lở.
- Cóc sống trét kín đất bùn, nung tồn tính, tán bột, lấy một đoạn ruột heo luộc chín, chấm vào bột cóc mà ăn trị bệnh trĩ, mạch lươn.
- Mổ cóc bỏ hết da và phủ tạng, băm nát làm chả nướng trị các chứng cam, chứng lỵ, ôn bệnh nguy cấp của trẻ em.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
a. Cóc mua về chọn con to béo nặng 50g trở lên (bé quá thì tanh và hao nhiều ) để chỗ rộng rãi, mát, không chồng chất lên nhau (dễ bị chết) cần làm ngay, nếu không sẽ chóng gầy. Chặt bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên, chặt bỏ 4 bàn chân, rạch một đường thẳng trên lưng, lột bỏ da, bỏ ruột gan, mật, trứng cho kỹ (nói chung bỏ cả phủ tạng). Cho vào chậu nước đầy, sạch. Rửa lại 4 - 5 lần cho thật sạch, ngâm vào nước muối 10 phút (1%). Kiểm soát lại từng con xem trong bụng còn sót trứng hay không. Để ráo nước, xếp vào khay sạch sấy khô giòn ở 70 - 80o. Tán bột rây nhỏ, sấy lại 1 giờ, để nguội. Cho vào lọ kín đã tiệt trùng (cách chế biến này rất bảo đảm).
Theo kinh nghiệm của Viện Đông y, độ ẩm của bột cóc phải là dưới 8% thì mới dùng được, không thì sẽ gây tiêu chảy cho trẻ em. Thử trên cá vàng nặng 2,5g, nếu cá không chết với 0,05g bột cóc thì bột cóc đó dùng được (cách thử này thường dùng và nhanh, theo phương pháp J. Lopez Lomba). Một con cóc chỉ được 4 - 4,5g bột. Bột này dùng làm viên cam cóc trị suy dinh dưỡng trẻ em tại Viện Đông y.
b. Bắt cóc để vào cái ang, đái vào cho chết, mổ lấy xương rửa sạch kỹ, sấy khô. Rửa lại bằng nước phèn chua (0,5%), sấy khô tán bột, hoặc nắm xương trong đất bùn trộn với trấu, rồi nung bằng trấu tồn tính. Mở ra lấy xương tán bột nhỏ.
c. Ngoài ra thịt cóc làm kỹ như trên băm nhỏ gói vào lá chanh, lá cam hay lá lốt làm chả nướng cho ăn; có thể nấu cháo cho ăn hoặc cho vào chảo rang có mùi thơm là được.
2. Viên cam cóc (Viện Đông y):
Thành phần: Bột cóc: 6,00 kg, Bột trứng gà: 1,50 kg, Chuối xiêm sấy: 9,00 kg.
Điều chế: trứng gà tươi luộc chín, lấy lòng đỏ, xát nhỏ, sấy nhẹ cho khô, mỗi quả được 3,8 - 4,5g bột. Chuối xiêm: chín, bỏ vỏ, thái miếng mỏng, sấy vừa dẻo, mỗi quả được 18 - 28g. Cóc, làm như trên.
Lấy chuối sấy, cứ 1kg thì cho thêm 0,5 lít - 0,6 lít nước đun sôi 30. phút cho nhừ, quấy luôn tay để không bị khét cho vào cối sạch giã nhuyễn rồi cho bột trứng, bột cóc lại giã nhuyễn cho thật đều. Dùng ống in viên làm viên I,5g. Sấy nhẹ cho vừa khô. Khi làm chú ý tránh bụi, ruồi, dụng cụ phải sạch, đốt qua cồn.
Thành phẩm: 15kg
3. Cóc tồn tính:
- Buộc chân cóc không cho nhảy được. Lấy đất bùn bọc lại dày hơn đốt ngón tay: Nung đất cho đỏ, để nguội, đập bỏ đất. Lấy cóc tồn tính tán nhỏ.
- Làm như vậy lâu công (nếu phải làm nhiều) nên Viện Đông y làm như sau: phun nước rửa sạch cóc, cho cóc vào chảo gang to, có lót miếng giấy, đậy kín. Đun nóng cho cháy cóc tồn tính (cóc màu vàng đen) lấy ra tán bột mịn. Phối hợp với thuốc làm hoàn trị hen.
Bảo quản:
- Bột cóc đậy kín để nơi khô ráo. Để lâu mới dùng thì phải thử lại trên cá vàng theo kinh nghiệm của Viện Đông y.
Viêm cam cóc đóng lọ đậy kín, gắn sáp. Lọ phải tiệt trùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét