Rắn có hai cái hạch chứa nọc độc ở hàm trên sau hai con mắt. Khi rắn cắn thì nọc độc tiết ra chảy xuống cái ống nhỏ trong răng nanh
XÀ (Rắn) 蛇
Naja naja L.
Có nhiều thứ rắn, rắn thường dùng là những con sau đây:
Rắn Hổ mang (Naja naja L), rắn Ráo (Zamenis Korros), rắn Cạp nong (Bungarus fascitus), họ Elapidaek; rắn Lục (Trimeresurus), Bạch hoa xà (Agkistsodon acutus Guenther), họ Crotalinare.
Rắn có hai cái hạch chứa nọc độc ở hàm trên sau hai con mắt. Khi rắn cắn thì nọc độc tiết ra chảy xuống cái ống nhỏ trong răng nanh (khi bắt được rắn thì phải bẻ răng nanh).
Tây y dùng nọc đã chế biến để làm giảm các cơn đau.
Đông y dùng mật, da, mỡ, xương, thịt hoặc rượu rắn với những công dụngkhác nhau.
1. Mật rắn: ở Trung Quốc dùng mật rắn Ráo, rắn Hổ mang, rắn Cạp nong chế thành ‘Tam xà đởm’ trị chứng nóng sốt, đơn, suyễn.
Ở Việt Nam:
- Lấy mật rắn cô cách thuỷ cho hơi đặc, lấy vỏ quít lâu năm rửa sạch, cạo bỏ xơ trắng ở trong, sấy nhẹ hoặc phơi khô. Dùng mật rắn tẩm, sấy nhẹ cho khô rồi lại tẩm; làm như vậy nhiều lần. Cuối cùng tán bột để dùng.
- Lấy mật rắn (hổ mang) buộc cổ túi mật lại, tẩm rượu, phơi âm Can một ngày đêm lại tẩm, làm 3 lần trong 3 ngày rồi treo lên cho đến khi khô.
Khi dùng cứ 3 phân (khoảng O,12g) cho vào 30 ml rượu 40o để dùng trị các chứng phong sưng đỏ, chạy chỗ này chỗ khác.
2. Da (xác) rắn: treo rắn lên, cứa xung quanh cổ, lột lấy da. Nhúng da vào nước rửa sạch. Phơi (sấy) khô rồi tán bột, hoặc đốt tồn tính để trị những bệnh ngoài da, thối tai, trị hủi.
3. Mở rắn: lấy mỡ rắn bỏ vào chai, dùng để trị phỏng lửa, chốc đầu. Nấu với các vị thuốc khác bôi để chóng lên da non.
4. Xương rắn: đập chết rắn, chôn 3 tháng, lấy xương sống rửa sạch, sấy hoặc sao vàng cho kỹ (để dễ tiêu) rồi cho vào túi vải, ngâm rượu hoặc ngâm chung với các vị thuốc khác (tỷ lệ 1/4) trong vòng 1 tháng để trị phong thấp, ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con độ 30ml. Hoặc có thể lấy xương đã chế biến như trên đem nấu cao, cao này cũng dùng để trị phong thấp.
5. Thịt rắn: chặt bỏ đầu, bỏ đuôi độ 10cm, lột da, bỏ phủ tạng cho kỹ, róc lấy thịt. Băm thịt nhỏ, làm viên bọc lá lốt (Piper lolo L.) cho trẻ em ăn trị sài chốc hoặc nấu cao với thịt con Bìm bịp (Centropus sinensis intermedius họ Phenicophaidac) để có thể thay cao hổ cốt trị thấp khớp.
6. Rượu rắn: nếu được đủ cả 3 con khác nhau thì càng hay, nếu không 1 đến 2 con cũng được, không cần đồng lượng. Có hai cách ngâm rượu rắn:- Ngâm tươi: cho rắn vào bình đổ cồn 90o cho ngập, đậy kín ngâm trong 3 ngày đêm cho rắn tiết chất độc và chết. Bỏ rượu này đi, lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi như làm thịt rắn, mổ bụng, bỏ hết phủ tạng (trừ mật), để cả da (có người nói lột bỏ da), đổ ngập rượu 40o ngâm kín hơn 100 ngày (càng lâu càng tốt). Có người chôn cả bình rượu rắn xuống đất. Chỉ ngâm một lần dùng hết thì thôi (nhưng cũng có người ngâm đi ngâm lại nhiều lần). Lúc đầu ngâm thấy thối, sau trở lại thấy thơm. Rượu rắn vàng, hơi xanh.
- Ngâm khô: ngâm khô thì chóng được hơn, nhưng Tác dụng có thể kém hơn ngâm tươi. Chặt bỏ đầu và khúc đuôi, mổ bụng, lột da bỏ hết phủ tạng, rửa qua rượu: chặt ra từng khúc. Nướng cho vàng, ngâm rượu trong vòng một tháng có thể dùng được. Hoặc sau khi nướng vàng rồi sấy khô tán bột, cho vào túi vải, ngâm rượu trong vòng 20 - 30 ngày là dùng được.
Rượu rắn dùng để trị phong thấp.
Liều dùng: Ngày dùng 30 - 60ml rượu chia uống 2 lần trưa và tối.
Bệnh huyết hư sinh phong thì không nên dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét