BẠI LIỆT


PARALYSIS
Nuy là loại bệnh gân cơ mềm yếu, lâu ngày không vận động được làm cho các cơ bị teo. YHCT gọi là NUY TÝ ( Atrophy Disorder ).
+ Nuy chỉ trạng thái chân tay mềm yếu không sức.
+ Tý chỉ trạng thái chi dưới mềm yếu không có sức.
Các chứng trạng lâm sàng của Nuy giống với các bệnh : Tủy sống viêm cấp, Cơ teo, Liệt cơ năng, Tê dại có chu kỳ, Bại liệt do Hysteria, Liệt mềm do di chứng của trung khu  thần kinh ...trong YHHĐ. 
Loại
Can Thận Hư Nhược
Phế Nhiệt Tổn Thương Tân Dịch
Thấp Nhiệt Xâm Nhập
Tỳ Vị Hư Nhược
Chứng
Phát bệnh một cách từ từ, cơ thể và tay chân mềm yếu, không có sức, lưng gối mỏi, chóng mặt, tai ù, di tinh, tiểu nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác.  
Phát sốt, tự nhiên thấy chân tay mềm yếu, không lực, da khô, tâm phiền, khát,ho khan, họng khô, táo bón, nước  tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác.   
Chân tay mềm yếu không có sức, phù nhẹ, chi dưới thường bị tê dại, có khi phát sốt, nước  tiểu vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu hoặc  Sác .
Chi dưới từ từ bị mềm yếu, không lực, kém ăn, đại tiện lỏng, mặt phù, sắc mặt kém tươi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế. 
Điều Trị
Bổ ích Can Thận, tư âm, thanh nhiệt.
Thanh nhiệt, nhuận táo, dưỡng Phế, ích Vị.
Thanh nhiệt, lợi thấp.
Ích khí, kiện Tỳ.
Phương Dược
Hổ Tiềm Hoàn
[1]
Thanh Táo Cứu Phế Thang [4] thêm Kim ngân hoa, Liên kiều,Sinh địa, Tri mẫu.
Nhị Diệu Tán [2] thêm Phòng kỷ, Trạch tả, Tỳ giải, Ý dĩ.
Sâm Linh Bạch Truật Tán [3]
Châm Cứu
Kết hợp lấy huyệt theo kinh và huyệt tại chỗ.
* Chi Trên Liệt : Kiên ngung ( Đtr.15), Kiên liêu (Ttu.14), Khúc trì (Đtr.11), Tý nhu ( Đtr.14), Kiên tam châm ( Kiên tiền, Kiên ngung, Kiên hậu ).
+ Khủy tay không co duỗi được : thêm Khúc trạch (Tb.3), Nội quan (Tb.5), Ngoại quan (Ttu.5), Tam trì ( Trì tiền, Khúc trì, Trì hậu).
+ Cổ tay rũ xuống : thêm Ngoại quan (Ttu.5), Tứ độc ( Ttu.9).
* Chi Dưới Liệt : Thận du (Bq.23), Hoàn khiêu (Đ.30), Ân  môn (Bq.37), Bể quan (Vi.31), Túc tam lý (Vi.36), Dương lăng tuyền  (Đ.34).
+ Chân nhấc khó khăn : thêm Phục thố (Vi.32).
+ Đầu gối co lại : thêm Âm thị (Vi.33).
+ Chân gấp ngược lên : thêm Thừa sơn (Bq.57), Thữa phò (Bq.57), Uûy trung (Bq.40).
+ Bàn chân bị thõng xuống : thêm Giải khê (Vi.41).
+ Bàn chân lệch vào trong : thêm Phong thị (Đ.31), Tuyệt cốt (Đ.38), Côn lôn (Bq.60).
+ Chân lệch ra ngoài : thêm Tam âm giao (Ty.6), Thái khê (Th.3). 
Ghi Chú :
[1] Hổ Tiềm Hoàn ( Chứng trị chuẩn thằng) : Bạch thược 80g, Can khương 20g, Hoàng bá 320g, Hổ cốt 40g,  Ngưu tất 80g, Qui bản 160g, Thục địa 80g, Tỏa dương 60g, Trần bì 80g, Tri mẫu 80g.
[2] Nhị Diệu Tán ( Đan-Khê tâm pháp) : Hoàng bá 40g, Thương truật 80g.
[3] Sâm Linh Bạch Truật Tán ( Cục phương) : Bạch truật 8g, Biển đậu 8g, Cát cánh 8g, Chích thảo 4g, Liên nhục 8g, Nhân sâm 8g, Phục linh 12g, Sa nhân 8g, Sơn dược 8g, Ý dĩ 12g.
[4]Thanh Táo Cứu Phế Thang ( Y môn pháp luật) : A giao 8g, Cam thảo 4g, Hạnh nhân 8g, Ma nhân 8g, Mạch môn 8g, Nhân sâm 8g, Tang diệp 8g, Thạch cao 20g, Tỳ bá diệp 6g.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét