BAN SỞI


Cũng còn gọi là Ma Chẩn, Ma Tử, Sa Tử,  Tao, Tao Tử, Phu Chứng, Đường Sang, Phù Sang. Dân gian quen gọi là Ban Đỏ.
- Theo các sách xưa, Ma chẩn thuộc loại hỏa, vì vậy thường phát bệnh ở vùng đầu mặt trước.
- Trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi dễ bị bệnh, dưới 1 năm thường hay bị nhiều nhất.
- Trẻ sơ sinh cho đến 05 tháng không mắc bệnh nếu người mẹ đã bị lên sởi.
- Bệnh có thể lây lan thành dịch.
- Bệnh có thể xẩy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa Đông, Xuân.
- Bệnh có tính miễn dịch vĩnh viễn sau khi mắc bệnh nên chỉ gặp ở trẻ em và thiếu niên.
- Hiện nay, do đã có thuốc ngừa nên tương đối ít gặp hoặc nếu có gặp cũng thường bị nhẹ hơn.


Giai Đoạn Mới Phát
Giai Đoạn Sởi Mọc
Giai Đoạn Sởi Bay
Nguyên nhân
Nhiệt độc hợp với dịch độc thời khí bên ngoài, xâm nhập vào phần Biểu.
Nhiệt độc hợp với dịch độc thời khí bên ngoài, xâm nhập vào Tỳ và Phế.
Dư nhiệt làm tổn thương Phế âm, tân dịch.
Điều trị
Giải cơ, thấu biểu.
Thanh nhiệt, giải độc.
Dưỡng âm, thanh nhiệt.
Dược
Thăng Ma Cát Căn Thang (3)
Hóa Độc Thanh Biểu Thang (1)
Sa Sâm Mạch Đông Thang (2)
Ghi chú:
(1) Hóa Độc Thanh Biểu Thang (Y Tông Kim Giám, Q. 2): Bạc hà (lá), Cam thảo sống), Cát cánh, Cát căn, Địa cốt bì, Hoàng cầm, Hoàng liên, Huyền sâm, Liên kiều, Mộc thông, Ngưu bàng tử, Phòng phong, Tri mẫu (sống), Thêm Sinh khương và Đăng tâm sắc uống.
(2) Sa Sâm Mạch Đông Thang (Ôn Bệnh Điều Biện, Q. 1): Biển đậu (sống) 6g, Cam thảo (sống) 4g, Mạch môn 12g, Ngọc trúc 8g, Sa sâm 12g, Tang diệp (lấy ở phía đông) 6g, Thiên hoa phấn 6g.
(3) Thăng Ma Cát Căn Thang (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương, Q. 2): Cam thảo (nướng) 4g, Cát căn 8g, Thăng ma 8 - 12g, Thược dược 8g.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét