CHÓNG MẶT DO TAI TRONG


Là một chứng chủ quan với cảm giác chóng mặt, liên quan nhiều đến tiền đình vì vậy còn được gọi là ‘Hội Chứng Tiền Đình’.
Thuộc loại Huyễn Vựng (Huyễn Vậng) của YHCT. Từ chuyên môn gọi là Nhĩ Nguyên Tính Huyễn Vựng, Mỹ Ni Nhĩ Thị Tổng Hợp Chứng, Hội Chứng Mê ni e (Vertige de Menière – Meniere’s Disease).
Khi nói đến bệnh Chóng mặt, người ta thường nghĩ đến Hội Chứng Ménière (Chóng mặt, ù tai và điếc).
Tuy nhiên, gọi là :
+ Bệnh Ménière khi nguyên nhân do xuất huyết ở mê đạo.
+ Hội chứng Ménière khi nguyên nhân là những thương tổn loại khác ở mê đạo như Giang mai, viêm nhiễm, động mạch xơ cứng, dị ứng, co thắt…
Loại
Can Phong
Đờm Thấp
Huyết Hư
Chứng
Chóng mặt, tai ù, miệng khô, đắng, phiền  táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế, Sác.
Thường gặp nơi người huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, thần kinh giao cảm bị rối loạn...
Người béo mập, chóng mặt, hoa mắt, tai ù, muốn ói, hồi hộp, ăn kém, ngủ hay mơ, sáng dậy thường khạc đờm, rêu lưỡi nhờn, mạch Hoạt.
Sắc mặt xanh hoặc  vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn ít, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.
Thường gặp nơi người máu thiếu, động mạch bị xơ cứng...  
Nguyên Nhân
Do Can dương thượng xung, Can hỏa vượng, Can Thận âm hư.
Do đờm  thấp ứ trệ, che lấp các khiếu gây nên.
Do huyết hư không chuyển vận lên trên gây ra.
Điều Trị
Bình Can, tức phong, tiềm dương hoặc  tư Thận dưỡng Can.
Hóa thấp,
Trừ đờm .
Dưỡng huyết tức phong hoặc  Bồi bổ khí huyết
Phương Dược
Thiên Ma Câu Đằng Ẩm [5]
Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn [2]
Nhị Trần Thang Gia Giảm[4]
+ Dưỡng Huyết Tức Phong: Ngũ Vị Tử Thang [3]
+ Bồi Bổ Khí Huyết: Bát Trân Thang  [1]
Châm Cứu
Phong Trì (Đ.20  ), Thái xung (C.3),
Ế phong (Ttr.17),  Thính cung (Ttr. 16), Nội quan (Tb. 6),
Thái khê (Th. 3),
Tam âm giao (Ty 6), An miên (Nk).
Phong trì (Đ.20),
Thái xung (C.3),
Ế phong (Ttr.17), Thính cung (Ttr.16), Nội quan (Tb.5),
Túc tam lý V.36), Trung quản (Nh.12), An miên (Nk).  
Phong trì (Đ.20),
Thái xung (C.3),
Ế phong (Ttr.17), Thính cung (Ttr.16), Nộiquan (Tb.5),
Túc tam lý (Vi 36), Quan nguyên (Nh.3), Khí hải (Nh. 5).  
+ Ghi Chú:
[1] Bát Trân Thang (Hòa Tễ Cục Phương): Bạch linh 8g, Bạch thược 8g, Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Đương quy  8g, Nhân sâm 12g, Thục địa 16g.
[2] Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn (Hòa Tễ Cục Phương): Câu kỷ tử 8g, Cúc hoa 8g, Đơn bì  8g, Phục linh 8g, Hoài sơn 12g, Phục linh 8g, Sơn thù 12g, Thục địa 32g.
[3] Ngũ Vị Tử Thang (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Đương quy  8g, Long nhãn nhục 20g, Ngũ vị tử 12g, Sơn dược 12g, Toan táo nhân 12g.
[4]Nhị Trần Thang (Hòa Tễ Cục Phương): Bán hạ 8g, Chích thảo 4g, Ô mai nhục 1 cái, Phục linh 8g, Trần bì 6g.
[5] Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Câu đằng 12g, Dạ giao đằng 10g, Đỗ trọng 10g, Hoàng cầm 10g, Ích mẫu 12g, Ngưu tất 12g, Phục thần 12g, Sơn chi 12g, Tang ký sinh 12g, Thạch quyết minh 20g, Thiên ma 8g. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét