HUYẾT ÁP CAO



YHCT trước đây không có danh từ huyết áp cao nhưng có những tên gọi như Huyễn Vựng (Vậng ) , Can Dương Vượng ... mà nội dung rất gần với các chứng trạng của bệnh Huyết áp cao.
Muốn biết rõ chính xác huyết áp cao cần phải dùng máy đo huyết áp ( huyết áp kế ).
Khi đo huyết áp ta sẽ ghi nhận được 2 trị số :
+ Trị số HA tối đa ( còn gọi là  HA Tâm Thu ) : tượng trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim co bóp.
+ Trị số HA tối thiểu ( còn gọi là HA Tâm Trương ) : tượng trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim dãn ra. Số tối thiểu này còn cho ta biết rõ về sức kháng của các động mạch nhỏ trong cơ thể.
Theo tổ chức Y Tế thế giới ( OMS - WHO ), 1 người được coi là  huyết áp cao khi HA tối đa lớn hơn 140mmHg và HA tối thiểu lớn hơn 90mmhg . HA trung bình là  120\80 mmHg ( theo OMS) và 110/70 ( theo Viện Thống Kê Sinh Học Việt Nam ).
Tuy nghiên cũng cần lưu ý là đối với người lớn tuổi HA bình thường hơi tăng 1 ít do sức đàn hồi của mạch máu bị giảm. Một người bình thường trên 50 tuổi HA 160/90mmHg được coi là  bình thường.




Loại
Can Dương
Thượng Cang
Đờm Trọc
Trung Trở
Thận Tinh
Bất Túc
Khí Huyết (Tâm Tỳ) Đều Hư
Chứng
Chóng mặt, đầu đau, mỗi khi căng thẳng hoặc  tức giận thì đau tăng, ngủ ít, hay mơ, dễ tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền.
Đầu choáng váng, nặng  nề, hông sườn và bụng buồn đầy, muốn ói, ói, ăn uống ít, ngủ nhiều, lưỡi trắng, mạch Nhu Hoạt hoặc  Huyền Hoạt.
Đầu váng, mệt mỏi, hay quên, lưng gối đau yếu, tai ù, mất ngủ, di tinh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu luỡi trắng, mạch Trầm Tế.
+Thiên về âm hư: lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế hoặc  Huyền Tế Sác.   
Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.

Nguyên Nhân
Do giận dữ làm hại Can, Can uất hóa hỏa, Can âm bị tổn thương,  hao tổn, làm cho Can dương bùng lên.
Do ăn nhiều thức ăn béo bổ làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, thức ăn không hóa thành tân dịch  mà biến thành đờm thấp, khiến cho thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng xuống được.
Do tiên thiên suy yếu hoặc  khó nhọc, lao lực nhiều làm cho Thận tinh khô, thận suy không sinh được tủy, tủy không thông được lên não gây ra bệnh.
Khí huyết bị hao tổn do bệnh lâu không khỏi hoặc  bệnh chưa hồi phục hoặc  do Tỳ Vị hư yếu không vận được thức ăn để sinh huyết dẫn đến khí huyết bị hư.
Điều Trị
Bình Can, tiềm dương,  tư dưỡng Can Thận.
Táo thấp, hóa đờm, khứ phong.
+ Dương Hư:
Bổ Thận, trợ dương.
+ Aâm Hư:
Bổ Thận,  ích âm.
Bổ dưỡng khí huyết (Bổ ích Tâm Tỳ), kiện vận Tỳ Vị.
Phương Dược
Thiên Ma Câu Đằng Ẩm[5]
Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang [1]
+ Dương Hư:
Hữu Quy Hoàn [2]
+ Âm Hư:
Tả Quy Hoàn [4]
Quy Tỳ Thang [3]
+ Ghi Chú:
[1] Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang (Y Học Tâm Ngộ): Bạch truật 12g, Bán hạ 6g, Cam thảo 6g, Câu đằng 16g, Ngưu tất 16g, Phục linh 12g, Tang ký sinh 16g, Thiên ma 16g, Trần bì 6g, Ý dĩ 16g.
[2] Hữu Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Câu kỷ tử 160g, Đỗ trọng 160g, Đương quy 120g, Lộc giác giao 160g, Nhục quế 80g, Phụ tử 80g, Sơn dược 160g, Sơn thù 120g, Thỏ ty tử 160g, Thục địa 320g.
[3] Quy Tỳ Thang (Tế Sinh Phương): Bạch truật 12g, Chích thảo 2g, Đảng sâm 12g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 12g, Mộc hương 2g, Phục thần 12g, Quế tâm 8g, Toan táo nhân  12g, Viễn chí 4g.
[4] Tả Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Câu kỷ tử 160g, Hoài sơn 160g, Lộc nhung 160g, Ngưu tất 120g, Quy bản 160g, Sơn thù 160g, Thỏ ty tử 160g, Thục địa 320g.
[5] Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Câu đằng 12g, Chi tử  8g, Dạ giao đằng 16g, Đỗ trọng 16g, Hoàng cầm 12g, Ích mẫu 16g, Ngưu tất 12g, Phục linh 12g, Tang ký sinh 16g, Thạch quyết minh 20g, Thiên ma 8g.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét