LIỆT MẶT


Còn được gọi là Diện Thần Kinh Ma Túy, Khẩu Nhãn Oa Tà, Liệt Dây Thần Kinh  VII Ngoại Biên.
. Rất thích hợp với phương pháp  Châm Cứu, áp dụng châm cứu càng sớm, hiệu quả càng nhanh và càng cao.
. Liệt dây TK VII ngoại biên do cảm lạnh dễ phục hồi hơn do chấn thương.

Loại
Phong Hàn
Phong Nhiệt
Huyết Ứ
Chứng
Sau khi gặp mưa hoặc  gió lạnh hoặc  sáng sớm thức dậy, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, nước  uống vào dễ bị chảy ra ngoài, không huýt sáo được, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.  
Sốt sợ gió, sợ nóng, mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên, nước  uống vào dễ bị chảy ra, không huýt sáo được, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Phù Sác. Thường do nhiễm khuẩn.  
Mắt không nhắm được, miệng méo, đau nhức ở mặt. Thường do di chứng sau chấn thương: té ngã, sau khi mổ vùng chũm, hàm...
Điều Trị
Khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc. 
Khu phong, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc.
Hoạt huyết, hành khí, thông kinh lạc.
Phương Dược
Đại Tần Giao Thang [1]
Khiên Chính Tán [2]
Thêm Bạc hà, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Liên kiều.
Khiên Chính Tán [2]
Thêm Đào nhân,  Hồng hoa, Quy vĩ, Xích thược, Xuyên khung. 
Châm Cứu
Sơ thông kinh khí ở  vùng mặt và má.
-Huyệt chính: Phong Trì + Dương  Bạch + Địa Thương + Tứ Bạch +  Hợp cốc.
-Huyệt phụ: Nhân Trung, Hiệp  Thừa Tương, Thái Dương, Hạ Quan,  Túc Tam Lý, Nội Đình, Hòa Liêu. Tứ Bạch phải châm thẳng hoặc  xiên từ trên xuống dưới, Dương  Bạch phải xuyên thấu Ngư Yêu, Địa Thương xuyên Giáp Xa. Trừ Hợp cốc  ra, Các huyệt khác đều châm bình.
( Dương bạch, Địa  thương, Tứ bạch, Nhân trung, Hiệp  thừa tương, Thái dương, Hạ quan,  Hoà liêu đều ở vùng thần kinh  mặt chi phối, là các huyệt cục bộ,  để sơ thông kinh khí vùng bịnh. Phong  trì để sơ phong hàn, Hợp cốc, Túc  tam lý, Nội đình để sơ thông kinh  khí ở kinh Dương minh (vận hành qua  mặt), theo cách lấy huyệt : ở xa).
 + Vùng Mắt: Thái dương (Nk), Toàn trúc (Bq 2) xuyên Tình minh (Bq 1), Dương bạch (Đ.14) xuyên Ngư yêu (Nk), Đồng tử liêu.
+ Vùng Mũi - Nhân trung: Nghinh hương (Đtr 20), Nhân trung (Đc.26).
+ Vùng Má: Giáp xa (Vi 6), Địa thương (Vi 4),
+ Vùng Cằm: Thừa tương (Nh.24).
Phối hợp với Ế phong (Ttr.17) và Hợp cốc (Đtr 4).

+ Ghi Chú:
[1] Đại Tần Giao Thang (Bảo Mệnh Tập): Bạch chỉ 4g, Bạch linh 8g, Bạch thược 8g, Bạch truật 8g, Cam thảo 2g,  Độc hoạt 4g, Đương quy  8g, Hoàng cầm 4g, Khương hoạt 8g, Phòng phong 8g, Tần giao 8g, Tế tân 4g, Thạch cao 4g, Thục địa 4g, Xuyên khung 20g (Tần cửu làm quân, để khu phong mà thông hành kinh lạc; Khương hoạt, Phòng phong tán phong ở thái dương; Bạch chỉ tán phong ở dương minh; Tế tân, Độc hoạt tán phong ở thiếu âm; Đương quy, Thục địa bổ huyết; Xuyên khung hoạt huyết; Bạch thược lêmxx âm, dưỡng huyết; Bạch truật, Phục linh, Cam thảo ích khí, kiện tỳ để giúp cho nguồn sinh hóa; Hoàng cầm, Thạch cao, Sinh địa lương huyết, thanh nhiệt).
[2] Khiên Chính Tán (Dương Thị Gia Tàng): Bạch phụ tử, Cương tằm, Toàn yết. Lượng bằng nhau. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nước  nóng (Bạch phụ tử tán phong tà ở vùng đầu mặt; Cương tằm khư phong đờm; Toàn yết tức phong, trấn kinh. Hai vị này phối hợp có tác dụng sưu phong, thông lạc. Nếu dùng rượu để uống thuốc thì sức thuốc được dẫn lên trên, đến thẳng nơi có bệnh ở đầu mặt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét