TIỂU BUỐT



. Thuộc loại Lâm chứng.
+ Đặc tính:
.Tiểu vặt nhiều lần,  lượng ít, khó bài tiết, tiểu buốt, bụng dưới đầy đau.
. Liên hệ với các bệnh: Bàng quang có sỏi, đường tiểu bị nhiễm trùng... 


Loại
Cao Lâm
Huyết Lâm
Lao Lâm
Nhiệt Lâm
Thạch Lâm
Chứng Nước  tiểu vẩn đục như nước  vo gạo có có vật trơn nhớt, đường tiểu nóng, rát và đau.
Nếu bị lâu ngày,  cơ thể ngày càng gầy ốm, lưng gối mềm yếu, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược vô lực.
Tiểu nóng, gắt, buốt, nước  tiểu có máu đỏ tía, bụng dưới và đường tiểu vừa căng vừa đau, rêu lưỡi vàng, mạch Sác có lực.
Bệnh lâu ngày thì nước  tiểu sẽ đỏ nhạt, đau không nhiều, mạch Hư Sác.   
Tiểu không đỏ, không gắt lắm nhưng nhỏ giọt liên tục, lúc phát lúc ngừng, hễ mệt thì phát bệnh, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi nhạt, mạch Hư Nhược.
Nếu Thận âm hư thì sắc mặt đỏ bừng, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác. 
Tiểu nhiều lần, rát, buốt, nước  tiểu nóng, mầu đỏ, vẩn đục, bụng dưới căng tức, lưng đau, phát sốt, miệng đắng, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhớt, mạch Sác.       Tiểu rít, đau, nước  tiểu vàng, đỏ, vẩn đục, có khi kèm theo sỏi hoặc  đang tiểu bị tắc đột ngột, đường tiểu đau buốt hoặc  lưng bụng đau dữ dội, trong nước  tiểu có lẫn máu, mạch Huyền hoặc  Sác.  
Điều Trị + Thực:
Thanh hóa thấp nhiệt, phân thanh giáng trọc.
+ Hư:
Bổ Thận, cố nhiếp.
+ Thực: Thanh nhiệt lợi thấp.
+ Hư:
Tư âm thanh nhiệt, bổ hư, chỉ huyết.
+  Tỳ Hư:
Bổ trung ích khí.
+  Thận Âm Hư:
 Tư Thận dưỡng âm.
Thanh nhiệt, tả hỏa, lợi thấp, thông lâm. Thanh nhiệt lợi thấp, trừ thạch, thông lâm.
Phương Dược * Thực:
Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm [7]
* Hư:
Lục Vị Địa Hoàng Hoàn [3] hợp với Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm [7]
+ Thực:
Tiểu Kế Ẩm Tử [5]
+ Hư:
Tri Bá Địa Hoàng Hoàn [6] thêm
A giao, Hạn liên thảo.
* Tỳ Hư:  Bổ Trung Ích Khí Thang [2] thêm Tỳ giải, Phục linh.
* Thận Hư:
Tri Bá Địa Hoàng Hoàn [6]
Bát Chính Tán [1] Thạch Vi Tán [4]
thêm
Hải kim sa, Kê nội kim, Kim tiền thảo.
Châm Cứu Âm  lăng tuyền
(Ty 9), Bàng quang du (Bq 28), Hợp cốc (Đtr 4), Khí hải (Nh 6),   Quan nguyên (Nh 4),  Tam âm giao (Ty 6), Tam tiêu du (Bq 22), Thạch môn (Nh 5- cứu), Thái khê  (Th 3),
Thận du  (Bq 23), Trung cực (Nh 3),  Tỳ du (Bq 20).
Âm lăng tuyền
(Ty 9), Huyết hải (Ty 10), Phục lưu
(Th 7),  Quan nguyên (Nh 4), Tam âm giao (Ty 6), Thận du (Bq 23), Tiểu trường du (Bq 27), Trung cực (Nh 3), Ủy  trung  (Bq 40).
Âm  lăng tuyền (Ty 9),
Hợp cốc (Đtr 4), Quan nguyên  (Nh 4), Tam âm giao  (Ty 6),
Tam tiêu du
(Bq 22), Thái khê (Th 3),  Thận du
(Bq 23), Trung cực (Nh 3),
Tỳ du  (Bq 20), Xích trạch
(P 5).   
Âm  lăng tuyền (Ty 9),
 Hợp cốc (Đtr 4), Phục lưu (Th 7),
Quan nguyên (Nh 4), Tam âm giao (Ty 6), Tam tiêu du (Bq 22),  Trung cực
(Nh 4),  Xích trạch (P 5).
Bàng quang du
(Bq 28), Dũng tuyền (Th 1),  Quan nguyên (Nh 4), Tam tiêu du (Bq 22), Thận du
(Bq 23), Thủy đạo (Vi 28),
Tiểu trường du (Bq 27), Trung cực (Nh 4),
Ủy trung (Bq 40).  


+ Ghi Chú:
[1]Bát Chính Tán (Hòa Tễ Cục Phương): Biển súc, Chích thảo, Cù mạch, Đại hoàng,  Hoạt thạch, Mộc thông, Sơn chi tử, Xa tiền  tử. Lượng bằng nhau.  
[2] Bổ Trung Ích Khí Thang (Tỳ Vị Luận): Bạch truật 12g, Chích thảo 4g, Đảng sâm 12g, Đương quy  12g, Hoàng kỳ 20g, Sài hồ 8g, Thăng ma 8g, Trần bì 6g.
[3] Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Đơn bì  8g, Phục linh 8g, Sơn dược 12g, Sơn thù 8g, Thục địa 16g, Trạch tả 6g.
[4] Thạch Vi Tán (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Cù mạch 12g, Đông quì tử 12g, Hoạt thạch 20g, Thạch vi 8g, Xa tiền tử 8g.
[5] Tiểu Kế Ẩm Tử (Tế Sinh Phương): Bồ hoàng  8g, Chích thảo 4g, Đạm trúc diệp 8g, Đương quy  12g, Hoạt thạch 16g, Mộc thông 6g, Ngẫu tiết 12g, Sinh địa 20g, Sơn chi nhân  8g, Tiểu kế 12g.
[6] Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (Y Tông Kim Giám): Đơn bì  8g, Hoài sơn 12g, Hoàng bá 8g, Phục linh 8g, Sơn thù 8g, Thục địa 16g, Trạch tả 8g.
[7] Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm (Nhân Trai Trực Chỉ Phương Luận): Cam thảo 4g, Ích trí nhân  8g, Ô dược 6g, Phục linh 8g, Thạch xương bồ 8g, Thực diêm 4g, Tỳ giải 8g.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét