TIỂU TRƯỜNG KIMH



A- Đường Lưu Chuyển Khí Trong Các Mạch Lạc

Kinh Chính
Kinh Biệt
Kinh Cân
Lạc Dọc
Lạc Ngang
Khởi lên từ góc trong chân móng ngón tay út, chạy dọc theo bờ trong bàn tay, phía xương trụ, lên cổ tay, đi dọc theo phía sau-trong cánh tay qua giữa mỏm khủy tay vào sau khớp vai, đi ngoằn ngoèo ở gai xương bả vai đến hội với kinh Bàng quang và mạch Đốc ở huyệt Đại chùy
(Đc 14) rồi trở ra hố xương đòn. Từ hố xương đòn, vùng huyệt Khuyết bồn (Vi 12) phân thành 2 nhánh:
+  Một nhánh lặn vào Tâm, qua cơ hoành đến Vị, Tiểu trường và xuống liên hệ với huyệt Hạ cự hư (Vi 39) là  huyệt Hợp phía dưới của Tiểu trường.
+ Một nhánh lên cổ, gò má, tới góc ngoài mắt và vào tai. Tại vùng má có nhánh đến bờ dưới hố mắt, hốc mũi và kết ở huyệt Tình minh (Bq 1).   
Khởi từ sau vai, ở huyệt Nhu du (Ttr.10), nhập vào nách ở huyệt Uyên dịch (Đ 22) vào ngực và phân nhánh vào Tâm, qua cơ hoành xuống liên hệ với Tiểu trường. Một nhánh chạy đến khóe mắt trong  ở huyệt Tình minh (Bq 1). 
Khởi từ phía trong ngón út, men theo cổ tay, chạy dọc bờ trong - sau cánh tay, phân thành 2 nhánh:
* Một nhánh vòng xuống kết dưới hố nách.
* Một nhánh vòng lên vai, cổ, đi trước  kinh túc thái dương Bàng quang và túc thiếu dương Đởm. Sau đó phân một nhánh đến sau tai và vào trong tai. Còn một nhánh đi vòng quanh tai rồi đỏ xuống xương hàm dưới và chạy ngược lên trên đến góc ngoài mắt, kết thành nhiều mao mạch dưới ổ mắt.  
Từ huyệt Lạc Chi Chánh (Ttr.7) chạy ra ngoài bờ sau cánh tay, lên tới vai vào vùng huyệt Khuyết bồn (Vi 12) rồi chạy vào Tâm.
Từ huyệt Lạc Chi Chánh (Ttr.7) vòng  ngang bờ ngoài cánh tay đến huyệt Nguyên của kinh Tâm là  huyệt Thần môn (Tm.7)

B- Triệu Chứng Và Điều Trị Của Kinh Tiểu Trường

Loại
Kinh Chính
Kinh Biệt
Kinh Cân
Lạc Dọc
Lạc Ngang
Chứng
Họng đau, họng viêm, khớp hàm dưới viêm, cổ gáy cứng xoay xở khó, cánh tay đau như bị gẫy, vai đau với cảm giác như bị lôi kéo.  
Chứng trạng giống đường kinh chính nhưng đau từng cơn.
Đau nhức cơ dọc theo đường kinh đi, đau mặt sau vai lan đến cổ, cơ cổ gáy co cứng, cảm giác nóng, lạnh ở vùng cổ, khớp cổ tay, khủy tay, vai bị viêm, cánh tay liệt yếu không giơ lên được,  tai ù, trong tai đau lan đến cằm, mắt nhắm chặt 1 lúc mới nhìn thấy.   
+ Thực:
Khủy tay và vai khó cử động, khớp khủy không co duỗi được. 
+ Hư:
Da nổi nhiều mụn cơm, mụn nhọt.
Tai ù, điếc, tròng mắt vàng, hàm dưới sưng,  bụng trướng đau, vai đau với cảm giác như bị lôi kéo. 
Điều Trị
* Thực:
Tả huyệt Thiếu hải
(Tâm.3),
Uyển cốt
(Ttr.4),
Chi chánh
(Ttr.7),
Tiểu trường du (Bq 27),
* Hư:
.Bổ:
Hậu khê
(Ttr.3),
Uyển cốt
(Ttr.4),
Chi chánh
(Ttr.7)
Tiểu trường du (Bq 27),
Quan nguyên
(Nh 4),
Thiếu xung
(Tm.1),



+ Do Tà Khí
Châm:
 Phía bên đối bệnh:
Thiếu trạch
(Ttr.1),
Thiếu xung
(Tm.1),
 Phía bên bệnh:
Hậu khê
(Ttr.3),
Thần môn
(Tm.7)
+ Do Nội Nhân:
Âm khích
(Tm.6)
Dưỡng lão
(Ttr.6)
Túc tam lý
(Vi 36)
Hậu khê
(Ttr.3)
Nhu du
(Ttr.10)
+ Do Nội Nhân:
Âm  khích
(Tm.6),
Dưỡng lão
(Ttr.6)
Túc tam lý
(Vi 36)
Hậu khê
(Ttr.3)
Nhu du
(Ttr.10).
* Thực:
Tả A thị huyệt,
Bổ Hậu khê (Ttr.3),
Thiếu trạch (Ttr.1),
Phối:
Tiểu hải (Ttr.8),
Bản thần (Đ 13).
* Hư:  
Bổ A thị huyệt,
Thiếu trạch (Ttr.1),
Tả Tiểu hải (Ttr.8),
Phối:
Hậu khê (Ttr.3),
Bản thần (Đ 13).
* Thực:
Tả Chi chánh
(Ttr.7),

* Hư:
Bổ Thông lý (T.5),
Tả Uyển cốt (Ttr.4).
* Thực:
Tả Chi chánh
(Ttr.7),
Bổ Thần môn
(Tm.7).
* Hư:
Bổ Uyển cốt
(Ttr.4),
Tả Thông lý (Tm.5).   

+ Ghi Chú:
Một số điểm cần nhớ về kinh Tiểu trường:
Thuộc Thái dương.
Vượng giờ Mùi (13-15g), Hư giờ Thân (15-17g), Suy giờ Sửu (1-3g).
1 số huyệt cần nhớ:
Quan nguyên  (Nh 4): huyệt Mộ (chẩn đoán).
Thiếu trạch                   
 huyệt Tĩnh Kim.
Tiền cốc                       
 Vinh Thủy.
Hậu khê                       
 Du Mộc, huyệt BỔ, huyệt Giao Hội với mạch Đốc.
Dương cốc                   
 Kinh Hỏa.
Tiểu hải                        
 Hợp Thổ, huyệt TẢ. 
Uyển cốt                      
 Huyệt Nguyên.
Dưỡng lão                    
 Huyệt Khích.
Chi chánh                     
 Huyệt Lạc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét