VỊ KINH



1- Đường Lưu Chuyển Khí

Kinh Chính
Kinh Biệt
Kinh Cân
Lạc Dọc
Lạc Ngang
Khởi đầu từ cạnh cánh mũi (h. Nghinh hương - Đtr 20), đi lên, giao ở hõm góc trong mắt-gốc mũi (h.Tình minh - Bq 1), vòng trở xuống dưới theo đường ngoài mũi vào hàm trên, rồi quanh ra môi miệng, giao chéo nhau tại môi trên với mạch Đốc (h. Nhân trung - Đc.26), vòng môi dưới, giao với mạch Nhâm (h. Thừa tương - Nh.24), rồi dọc theo hàm dưới ra sau h.Đại nghinh (Vi 5) đến góc hàm dưới, vòng lên trước tai, qua h. Thượng quan (Đ 3), theo bờ trước tóc mai giao với kinh Đởm (h. Huyền lư và Hàm yến  - Đ.5,4),  lên trên bờ góc trán rồi theo chân tóc rất gặp mạch Đốc (h. Thần đình - Đc.24).
Một nhánh khác từ h. Đại nghinh (Vi 5) đi xuống dọc theo thanh quản vào hố trên đòn, tại đây phân thành 2 nhánh:
+ Một nhánh từ hố trên  đòn qua cơ hoành đến liên lạc với Tỳ và Vị.
+ Một nhánh từ hố trên đòn, thẳng qua đầu ngực, đi song song với mạch Nhâm, đến vùng bẹn.
Từ môn vị dạ dầy, có nhánh đi xuống bụng dưới, hợp với kinh chính ở bẹn, rồi cùng đi theo cơ thẳng trước ở đùi xuống gôi, dọc theo phía ngoài xương chầy, đến cổ chân, mu bàn chân, đến kết ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ 2.
Một nhánh phụ từ huyệt Túc tam lý (Vi 36), đi ngoài đường kinh chính xuống tận ngón chân giữa.
Một nhánh từ mu bàn chân (h. Xung dương - Vi.42), vào đầu ngón chân cái để tiếp nối với kinh túc Thái âm Tỳ. 
Khởi từ h. Khí xung  (Vi 30), cùng với kinh Tỳ đi theo vào bụng để liên lạc với Vị, Tỳ, thông lên Tâm, dọc theo cổ họng ra miệng, lên đến chỗ lõm góc mũi, vào góc trong mắt (h. Tình minh - Bq 1). Khởi từ góc ngoài ngón chân thứ 2, 3, 4 đi lên cổ chân,  phân thành 2 nhánh: Một nhánh ngoài  đi dọc theo phía ngoài cẳng chân,  theo đùi đến mấu chuyển lớn xương đùi (h. Hoàn khiêu - Đ.30),  rồi lên dọc theo cạnh trước ngoài ngực, trên sườn cụt, vào phần dưới ngực, vòng qua lưng, kết ở cột sống, từ đốt sống lưng 1-9.
Một nhánh trong từ mu chân,  chạy dọc theo bờ xương chầy, đến trước hõm gối, tại đây rẽ   một  nhánh phụ, trở xuống phía ngoài bờ xương chầy, để gặp kinh chính Đởm.
Nhánh chính đi thẳng lên đùi, qua vùng Phục thố, tới vùng bẹn, đến phía trước bụng hội với 3 kinh âm ở chân tại h. Khúc cốt (Nh 2), và Trung cực (Nh 3),. Nhánh trong này của kinh đi ngoài đường giữa, trên mặt bụng - vách ngực trước, đến hõm trên xương đòn (h. Khuyết bồn - Vi.12), thì kết lại và lên cổ, tới hàm dưới. Từ đó, chia làm 2 nhánh:
+ Một nhánh vào miệng.
+ Một nhánh đến xương gò má, mũi để gặp kinh Cân Bàng quang, rồi nhánh này chia thành nhiều mao quản tỏa quanh vùng mi mắt dưới.
Môt nhánh khác đi từ hàm dưới và kết ở trước tai.    

Khởi từ huyệt Lạc: Phong long  (Vi 40) đi dọc theo phía trước ngoài cẳng chân, hướng lên phía trên cơ thể, theo kinh chính lên đầu, đến huyệt Bá hội (Đc 20) để hội với khí của các kinh khác, rồi vòng xuống mặt, đi sâu vào họng.   Khởi từ huyệt Lạc - Phong long (Vi 40),
vòng ngang đầu xương chầy, đến kinh Tỳ ở huyệt Nguyên Thái bạch (Ty 3). 

2- Triệu Chứng Và Điều Trị Kinh VỊ

Loại
Kinh Chính
Kinh biệt
Kinh Cân
Lạc Dọc
Lạc Ngang
Chứng Cảm giác như bị dội nước  lạnh, thích ưỡn ngực và duỗi chân, ngáp nhiều lần, chán đời, hay rên rỉ, thích nơi yên tĩnh, dễ phát cuồng, ghét ánh sáng, lo âu, ưu tư, bệnh nặng thì leo trèo lên nơi cao để ca hát, cởi quần áo mà chạy, bụng trướng, sôi, gọi là chứng ‘Cán Quyết’.       Cảm giác lạnh ở môi và răng, chảy máu mũi, đầu đau, ngực đầy, không thở nổi. Đau và rút cơ dọc theo đường kinh, ngón chân thứ  hai co cứng, gót chân co rút và cứng đờ, cơ bụng co rút, bụng đau lan đến hõm trên xương đòn, và má, vùng đầu đau, tự nhiên miệng bị méo, dây thần kinh VII liệt, thần kinh tọa đau.     + Thực: Điên cuồng, động kinh,  

+ Hư:
Cơ cẳng chân teo, các khớp xương buông thõng, khó cử động.
Sốt và rét
(ôn bệnh), hôn mê, điên cuồng kèm sốt dữ dội, tự ra mồ hôi, mũi chảy nước  trong, chảy máu cam, cổ sưng, họng đau, môi miệng có mụn nhọt, bụng trướng, đầu gối viêm, đau nhức theo đường kinh  đi từ ngực đến mu chân, ngón chân thứ  hai bất động.     
+ Thực: Nóng vùng ngực, bụng, mau đói, nước  tiểu vàng.
+ Hư: phía trước ngực đều lạnh, Vị hàn gây ra trướng mãn.
Điều Trị * Thực:
tả
Lệ đoài (Vi 45),
Xung dương
(Vi 42), Phong long (Vi 40),
Vị du (Bq 21),

* Hư: 
Bổ
Giải khê (Vi 41),  Xung dương (Vi 42),  Phong long (Vi 40),
Trung quản
(Nh 12),
Khúc trì
(Đtr 11),
Vị du (Bq 21).
* Do Tà Khí:
Lệ đoài (Vi 45),
Ẩn bạch
(Ty 1)
phía đối bên bệnh.
Hãm cốc
(Vi 43),
Thái bạch
(Ty 3).
phía bên bệnh.
* Do Nội Thương:
Âm khích
(Tm.6),  Lương khâu (Vi 34), Túc tam lý (Vi 36), Giải khê (Vi 41), Khí xung (Vi 30),  Nhân nghinh (Vi 9).
* Thực:
Tả
A thị huyệt kinh Cân.
Bổ
Giải khê  (Vi 41),
Lệ đoài  (Vi 45).
Phối:
Túc tam lý (Vi 36),
Hãm cốc (Vi 43),
Tứ bạch  (Vi 2).

* Hư:
Cứu  A thị huyệt kinh Cân.
Tả
Lệ đoài  (Vi 45),
Phối:
Túc tam lý (Vi 36),
Hãm cốc  (Vi 43),
Tứ bạch (Vi 2).
* Thực:
tả
Phong long
(Vi 40).

* Hư:
Bổ
Công tôn
(Ty 4),
Tả
Xung dương
(Vi 42).
* Thực:
tả
Phong long (Vi 40),
bổ
Thái bạch
(Ty 3).

* Hư:
Bổ
Xung dương
(Vi 42),
Tả
Công tôn
(Ty 4).


+ Ghi Chú:
Một số điểm cần nhớ về kinh VỊ:
. Thuộc Dương minh.
. Vượng giờ Thìn (7-9g), Hư giờ Tỵ (9-11g), Suy giờ  Tuất (19-21g).
. Một số huyệt cần chú ý:
Trung quản (Nh 12)                    
           Huyệt Mộ (Chẩn đoán).
Lệ đoài                                     
           Tĩnh Kim, huyệt TẢ.
Nội đình                                   
           Vinh Thủy.
Hãm cốc                                  
           Du Mộc.
Giải khê                                   
           Kinh Hỏa, huyệt BỔ.
Túc tam lý                                
           Hợp Thổ, Lục tổng huyệt trị bụng đau.
Xung dương                             
           Huyệt Nguyên.
Phong long                               
           Huyệt Lạc.
Lương khâu                             
           Huyệt Khích.
Hạ cự hư                                 
           Huyệt Hợp ở dưới của Tiểu trường.
Thượng cự hư                          
           Huyệt Hợp ở dưới của Đại trường. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét