HỆ THỐNG KINH CHÍNH




Hệ kinh lạc bao gồm:
- 12 kinh chính.
- 08 mạch kỳ lạ (Kỳ kinh bát mạch).
- 14 lạc gồm 12 lạc của các kinh chính và 2 đại lạc của Tỳ Vị.
- 12 kinh thủy.
- 12 kinh biệt.
- 12 kinh cân.
12 đường kinh chính tuy có tên gọi khác nhau, nhưng giữa 12 kinh luôn có sự liên lạc mật thiết với nhau. Chiều của đường kinh được xác định dựa vào 2 quy luật:
                 - Quy luật âm thăng dương giáng.
                 - Con người hòa hợp với vũ trụ: Thiên – Địa – Nhân.
Khí huyết vận hành trong kinh mạch, kinh sau tiếp kinh trước và tạo thành một đường tuần hoàn kín đi khắp cơ thể theo sơ đồ dưới đây:



KHÍ HUYẾT TRONG CÁC ĐƯỜNG KINH:
            Khí huyết trong các đường kinh không giống nhau.
                      -Huyết nhiều – Khí ít: Kinh Thái dương, kinh Quyết âm, kinh Dương minh.
                      -Huyết ít – Khí nhiều: Kinh Thiếu dương, kinh Thiếu âm, kinh Thái âm.
KHÍ HUYẾT TRONG CÁC ĐƯỜNG KINH THAY ĐỔI TRONG NGÀY:
            Sự thịnh suy của khí huyết trong từng đường kinh trong ngày:


1. QUAN HỆ ÂM DƯƠNG:
            1.1. Thủ tam âm:
                        - Các kinh Âm ở tay .
-Hướng đi: Hướng đi từ tạng phủ ra đầu ngón tay, ở mặt trước cánh tay, cằng tay, cổ tay, lòng bàn tay.
- Gồm có:
1.      Thủ Thái Âm Phế Kinh.
2.      Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.
3.      Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh.
1.2. Túc tam âm:
- Các kinh Âm ở chân .
- Hướng đi: Hướng đi từ đầu ngón chân lên tạng phủ, ở mặt trong của bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi.
- Gồm có:
1.      Túc Thái Âm Tỳ Kinh.
2.      Túc Thiếu Âm Thận Kinh.
3.      Túc Quyết Âm Can Kinh.
            1.3. Thủ tam dương:
                        - Các kinh Dương ở tay.
                        - Hướng đi: Hướng đi từ đầu ngón tay vào tạng phủ, ở mặt sau cánh tay, cằng tay, cổ tay, lưng bàn tay.
                        - Gồm có:
1.      Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh.
2.      Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.
3.      Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh
            1.4. Túc tam dương:
                        - Các kinh Dương ở chân.
                        -Hướng đi: Hướng đi từ đầu xuống ngón chân, mặt trước và ngoài của đùi, cẳng chân, cổ chân, bàn chân.
                        - Gồm có:
1.      Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.
2.      Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.
3.      Túc Dương Minh Vị Kinh.
  
            2.QUAN HỆ ĐỒNG DANH:
            Theo ‘Thương Hàn Luận” của Trương Trọng Cảnh, dựa vào sự chuyển biến khí hóa của Thái Cực, đã chia các đường kinh thành LỤC KINH, đặc biệt là các đường kinh này, dù khác vị trí nhưng cùng tên. Theo đó ta có:
 
 

 Theo cách chia nầy, các đường kinh có quan hệ Thủ - túc (Còn gọi là quan hệ trên dưới)
 
            3.QUAN HỆ BIỂU LÝ:
Quan hệ giữa 1 kinh Âm (Lý - Tạng) và 1 kinh Dương (Biểu - Phủ).



4.QUAN HỆ VỚI TẠNG PHỦ:
Mỗi kinh thuộc tạng phủ nào đều có nhánh thông với tạng phủ đó, vì thế, khi tạng phủ đó bị bệnh, có thể điều chỉnh ngay trên đường kinh tương ứng.
 
 5.QUAN HỆ TƯƠNG SINH – TƯƠNG KHẮC:

 
-Quan hệ âm dương giữa các huyệt là quan hệ tương sinh. Quan hệ giữa các đường kinh là quan hệ tương khắc.
-Mối quan hệ tương sinh được áp dụng khá nhiều trong điều trị, nhất là nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’ và ‘Thực tả tử’’.
-Mối quan hệ tương khắc được dùng để khắc chế lẫn nhau trong trường hợp kinh khí của 1 kinh hoặc tạng phủ nào đó qúa mạnh, có thể dùng khí của kinh hoặc tạng phủ tương khắc với nó để ức chế sự quá thịnh đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét