TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH


TỔNG QUAN




Điều chỉnh rối loạn ở Thận và Bàng Quang (theo nguyên tắc chọn huyệt Trong - Ngoài).
 KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN (Th)
(THE LEG LESSER YIN, KIDNEYS MERIDIAN - TSOU CHAO INN, MERIDEN DES REINS)

 Vượng giờ Dậu (17 - 19g), Hư giờ Tuất (19 - 21g), Suy giờ Mão (5 - 7g).
 Nhiều Khí, ít Huyết.
 Ấn đau huyệt Kinh Môn (Đ.25) và Thận Du (Bối Du Huyệt.



Tạng Phủ Liên Hệ
Mối Quan Hệ
Tác Dụng
T
Bàng Quang
+ Biểu - Lý


+ Mẫu tử theo giờ thịnh
. Điều chỉnh rối loạn ở Thận và Bàng Quang (theo nguyên tắc chọn huyệt Trong - Ngoài).
. Dùng khi kinh khí của Thận suy.
H
. Can

. Phế
. Tương Sinh (Thận Thủy sinh Can Mộc).
. Tương sinh (Phế Kim sinh Thận Thủy).
. Dùng khi Can quá Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu’).
. Dùng khi Thận quá hư (theo nguyên tắc ‘hư bổ Mẫu’).
.Tâm

. Tỳ
. Tương Khắc (Thận Thủy khắc Tâm Hỏa).
. Tương khắc (Tỳ Thổ khắc Thận Thủy).
.Dùng khi Tâm quá Thực (lấy Thận Thủy khắc Tâm Hỏa).
. Dùng khi Thận quá Thực (lấy Tỳ Thổ khắc Thận Thủy).
N
Tâm
Đồng Danh (Túc và Thủ Thiếu Âm).
Điều chỉnh rối loạn ở Thận và Tâm theo nguyên tắc lấy huyệt Đồng Danh hoặc  Trên - Dưới.

Vị
Tý Ngọ đối xứng
Dùng khi thời khí của Thận suy.

Tam Tiêu
Nghịch Khí (Thiếu Âm # Thiếu Dương), giữa Tạng và Phủ
Dùng khi Thận quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương  giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc  ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Dương Trì (Ttu.4) +Thái Khê (Th.3).

ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN




Khởi đầu từ dưới ngón chân út, chạy vào lòng bàn chân, xuất ra nơi chỗ lõm dưới mấu xương thuyền, theo phía sau mắt cá trong, đến gót chân. T
1/ KINH CHÍNH

            Khởi  đầu từ dưới ngón chân út,  chạy vào lòng bàn chân, xuất ra nơi chỗ lõm dưới mấu xương thuyền, theo phía sau mắt cá trong, đến gót chân. Từ đó chạy lên phía bờ trong cẳng chân, ra mép trong nhượng chân,
lên bờ sau trong đùi,  thông qua cột sống vào liên hệ với Thận và Bàng Quang.
             Một nhánh khác từ Thận chạy đến Can, qua cơ hoành nhập vào giữa Phế, rồi đi dọc theo cuống họng để đến tận cuống lưỡi.  Một nhánh tán  ra giữa ngực, nhập vào Tâm và liên hệ với Tâm Bào Lạc.
             Nhánh chính từ Thận nổi lên ở  bờ trên xương mu, đi thẳng lên bụng, cách đường giữa thân 0,5 thốn, kết ở  gian sườn 1.

2/ KINH BIỆT

            Khởi  từ huyệt Âm Cốc ở  mặt trong chân, đến giữa nhượng chân để nhập vào kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, và theo kinh này đi đến tạng Thận.
             Ở đốt sống thắt lưng thứ hai, kinh Biệt Túc Thiếu Âm nổi lên để nhập vào Đới Mạch,  rồi thẳng lên cuống lưỡi tại huyệt Liêm Tuyền,  vòng ra cổ gáy đến huyệt Thiên Trụ, hội với kinh Biệt Bàng Quang.

3/ LẠC DỌC
            Khởi  từ huyệt Lạc - Đại Chung, theo đường kinh Chính Thận lên tới ngực,  đi thấm sâu vào trung tâm của Tâm Bào Lạc,  phân nhánh vòng ra sau ngực để kết ở  đốt sống lưng thứ năm, tại huyệt Thần Đạo (Đc).

4/ LẠC NGANG

            Khởi  từ phía dưới ngón chân út,  qua lòng bàn chân ở  huyệt Tỉnh của kinh Chính Thận, lên phía dưới xương thuyền, đến bờ trong gót chân, theo kinh Cân Tỳ chạy dọc theo mặt trong chân đến mấu trong xương mác, lên phía trong đùi,  tụ lại ở  bộ phận sinh dục.
             Từ huyệt Trung Cực (Nh.3), kinh cân Thận đi sâu vào vùng mông và lên trên đi song song với khối cơ dọc theo cột sống lưng đến cổ gáy để  hợp với kinh Cân Bàng Quang tại góc xương chũm nơi huyệt Thiên Trụ (Bq.10).

TRIỆU CHỨNG KINH THẬN




Kinh Bệnh : miệng nóng, lưỡi khô, họng và thanh quản sưng, cột sống đau, mặt trong chân đau hoặc yếu lạnh, lòng bàn chân nóng.
TRIỆU CHỨNG

             Kinh Bệnh : miệng nóng, lưỡi khô, họng và thanh quản sưng, cột sống đau, mặt trong chân đau hoặc yếu lạnh, lòng bàn chân nóng.
             Tạng Bênh : phù thũng, tiểu không thông, ho ra máu, muốn nằm, suyễn, mắt hoa, hồi hộp, da xạm, tiêu chảy lúc canh năm [sáng sớm].
             Thận Hư : Tai ù, lưng đau, gối mỏi, di tinh, ra mồ hôi trộm. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.
             Thận Thực : Thường cảm thấy như có hơi đưa từ bụng dưới dồn lên. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 2 lần.
           
KINH CHÍNH

 Rối Loạn Do Tà Khí:
+ Đói nhưng không muốn ăn, sắc mặt đen sạm, Ho, ho ra máu, khó thở , thở  hổn hển, Không thể nằm hay ngồi yên được, chỉ muốn đứng dậy, Mắt mờ, Hay lo lắng, sợ hãi, tim đập mạnh, cảm giác như có người đến bắt mình; gọi là chứng “Cốt quyết”.

LẠC NGANG

 Rối Loạn Do Nội Nhân : Gây rối loạn về huyết qua?n, Miệng nóng, lưỡi khô, Họng nóng, khô và đau, sưng, lưỡi khô,  Cảm giác khí nghịch lên cơ thể, Buồn rầu, tim đau, Hoàng đa?n, kiết l ra máu, Vùng cột sống và mặt sau trong đùi đau,  Hai chân liệt, quyết lãnh, Thích nằm ngủLòng bàn chân nóng, đau

LẠC DỌC
 Thực:  Đại tiện, tiểu tiện không thông.
 Hư :  Ngang thắt lưng đau.

KINH BIỆT
 Đau Từng Cơn : Đột ngột đau tim với cảm giác sưng vùng ngực và 2 bên hông sườn, Cổ đau, khó nuốt, tức giận vô cớ, cảm giác khí nghịch lên cơ hoành, Họng viêm, khó nuốt nước bọt hoặc không khạc nhổ được.

KINH CÂN
Đau nhức và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi,  Co cứng cơ lòng bàn chân, Bệnh chứng chủ yếu là: kinh giản , co giật, động kinh,  Âm bệnh thì nặng nề ở  ngực, bụng, không thể ngửa ra sau được, Dương bệnh thì nặng nề vùng ngang thắt lưng và không thể cúi về trước được.

ĐIỀU TRỊ KINH THẬN




Thận Thực : châm tả huyệt Dũng Tuyền [Th.1] (đây là huyệt Tỉnh Mộc, Thủy sinh Mộc - Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
             Thận Hư : châm bổ huyệt Phục Lưu [Th.7] (đây là huyệt Kinh Kim, Kim sinh Thủy - Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
             Thận Thực : châm tả huyệt Dũng Tuyền [Th.1] (đây là huyệt Tỉnh Mộc, Thủy sinh Mộc - Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
 Thực : Tả: Dũng Tuyền (Tỉnh + huyệt Tả -Th.1), Nhiên Cốc (Vinh - Th.2), Thái Khê (Du - Th.3), Đại Chung (Lạc - Th.4), Thận Du (Bq.23).
Phối :  Thúc Cốt (Bq.65), Đại Đôn (C.1), Đại Lăng (Tb.7), Kỳ Môn (C.14)
 Hư: Bổ: Phục Lưu (Kinh + huyệt Bổ - Th.7), Thái Khê (Du - Nguyên - Th.3), Đại Chung (Lạc - Th.4), Thận Du (Bq.23), Kim Môn (Bq.63), Chí Âm (Bq.67).
Phối: Phế Du (Bq.13), Trung Phủ  (P.1), Khúc Trì (Đtr.11), Trung Chử (Ttu.3), Kỳ Môn (C.14), Kinh Cừ (P.7).

LẠC NGANG

 Thực : Tả: Đại Chung (Lạc - Th.4), Bổ : Kinh Cốt (Nguyên -Bq.64).
 Hư: Bổ: Thái Khê (Nguyên - Th.3), Tả : Phi Dương (Lạc - Bq. 58).
LẠC DỌC
 Thực: Tả: Đại Chung (Lạc - Th.4).
 Hư: Bổ: Phi Dương (Lạc - Bq.58), Tả: Thái Khê (Nguyên - Th.3).

KINH BIỆT

 Rối Loạn Do Tà Khí :
Châm: + Phía đối bên bệnh: Dũng Tuyền (Tỉnh - Th.1),  Chí Âm (Tỉnh - Bq.67).
+ Phía bên bệnh :  Thái Khê (Du - Th.3), Thúc Cốt (Du - Bq.65).

 Rối Loạn Do Nội Nhân: Âm Khích (Khích - Tm.6), Thuỷ Tuyền (Khích - Th.5), Túc Tam Lý (V.36), Phục Lưu (huyệt Bổ - Th.7), Âm Cốc (Th.10), Thiên Trụ (Bq.10)

KINH CÂN

 Thực: Tả : A Thị huyệt kinh Cân, Bổ: Phục Lưu (Kinh + huyệt Bổ - Th.7), Dũng Tuyền (Th.1).
Phối:  Thái Khê (Du - Th.3), Khúc Cốt (Nh.2).
 hư : Bổ : Cứu A Thị huyệt kinh Cân, Tả : Dũng Tuyền (Tỉnh + huyệt Tả - Th1).
Phối : Thái Khê (Du - Th.3), Phục Lưu (Kinh - Th.7), Khúc Cốt (Nh.2).

HÌNH KINH THẬN TỔNG QUÁT






HÌNH KINH BIỆT THẬN





HÌNH HUYỆT VỊ KINH THẬN


ĐƯỜNG LẠC DỌC_LẠC NGANG CỦA TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH







HUYỆT CỦA TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH

1 - DŨNG TUYỀN

 Tên Huyệt: Trương-Chí-Thông, khi chú giải thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2) cho rằng: “Nước suối (tuyền Thuỷ ) ở  dưới đất là cái sở  sinh của Thiên nhất sinh ra, vì vậy nên mới đưa vào nơi bắt đầu xuất ra của kinh Thiếu âm (Thận) và gọi là Dũng Tuyền”.
 Tên Khác: Địa Cù, Địa Vệ, Địa Xung, Quế Tâm, Quyết Tâm.
 Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 1 của kinh Thận.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.
+ Huyệt Tả của kinh Thận.
+ Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’, có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.
+ Một trong ‘Tam Tài Huyệt’: (Bá Hội (Thiên), Chiên Trung (Nhân), Dũng Tuyền (Địa).
 Vị Trí: Dưới lòng bàn chân, huyệt ở  điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân
 Giải Phẫu : Dưới da là cơ gấp ngắn các ngón chân, gân cơ gấp dài các ngón chân, cơ giun, cơ gian cốt gan chân, cơ gian cốt mu chân, khoảng gian đốt bàn chân 2-3.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
 Tác Dụng: Giáng Âm hoả, thanh Thận nhiệt, định thần chí.
 Chủ trị: Trị gan bàn chân đau hoặc nóng lạnh, kích ngất, động kinh, mất ngủ, đỉnh đầu đau, họng đau, nôn mửa, Hysteria.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Tam Lý (Vi.36) + Thừa Sơn (Bq.57) trị tiêu chảy, hạ chú (Biển Thước TâmThư).
2.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị các ngón chân đau (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị họng đau (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Đại Chung (Th.4) trị họng đau, không muốt được (Tư Sinh Kinh).
5.       Phối Cường Gian (Đc.18) + Tứ Thần Thông  trị kinh gian (Tư Sinh Kinh).
6.       Phối Kiến Lý (Nh.11) trị vùng dưới tim đau nhức không muốn ăn (Tư Sinh Kinh).
7.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40) + Thiên Đột (Nh.22) trị họng sưng đau (Châm Cứu Tụ Anh).
8.     Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.6) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thương hàn sốt cao không hạ (Châm Cứu Đại Thành).
9.      Phối Đại Lăng (Tb.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Thập Tuyên + Tứ Hoa trị ngũ tâm phiền nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
10.    Phối Phong Long (Vi.40) + Quan Nguyên (Nh.4)  trị ho, hư lao (Ngọc Long Ca).
11.    Phối Hành Gian (C.2) trị tiểu đường, Thận suy (Bách Chứng Phú).
12.    Phối Cưu Vĩ (Nh.15) trị ngũ lâm (Tịch Hoằng Phú).
13.    Phối Âm Giao (Nh.7) trị ruột đau (Tịch Hoằng Phú).
14.    Phối Âm Cốc (Th.10) + Chiếu Hải (Th.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu gắt, tiểu ra máu (Châm Cứu Đại Toàn).
15.    Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị sán khí đau lan đến rốn (Thiên Tinh Bí Quyết).
16.    Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Phong Long (Vi.40) + Quan Xung (Tb.9) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng sưng đau (Y Học Cương Mục).
17.    Phối Nhân Trung (Đc.26) + Thiếu Thương (P.11)  trị trẻ nhỏ bị kinh phong (Y Học Nhập Môn).
18.    Phối Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Thương (P.11) trị si ngốc (Thần Châm Kinh).
19.    Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị hôn mê do trúng độc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20.    Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thừa Sơn (Bq.57) trị bàn chân co rút (Châm Cứu Học Thượng Hải).21.   Phối Hưng Phấn + Lao Cung (Tb.8) + Nhân Trung (Nh.26) trị bệnh tâm thần (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu : Châm thẳng, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Tham Khảo :
. “Tà khí ở  Thận sẽ gây ra bệnh cốt thống, âm tý : thắt lưng đau nhức, bụng trướng, đại tiện khó, vai và lưng đau nhức, chóng mặt, phải châm Dũng Tuyền + Côn Lôn” (LKhu.20, 6).
. “Nhiệt bệnh, vùng rốn kịch liệt, ngực hông sườn đau, châm Dũng Tuyền + Âm Lăng Tuyền, dùng kim số 4, châm huyệt trong cổ họng (Liêm Tuyền)”(LKhu.23,29).
. “...Vùng thắt lưng đau kèm cảm giác nóng trong cơ thể, khó thở , phải châm huyệt Dũng Tuyền và thích Ủy Trung cho ra máu” (TVấn.41,16).

2. NHIÊN CỐC

 Tên Huyệt: Nhiên = Nhiên cốt ( xương thuyền ). Huyệt ở chỗ lõm giống hình cái hang (cốc) ở nhiên cốt, vì vậy gọi là Nhiên Cốc.
 Tên Khác: Long Tuyền, Long Uyên, Nhiên Cốt.
 Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính:
+Huyệt thứ 2 của kinh Thận.
+Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả .
+Nơi xuất phát của Âm Kiều Mạch.
 Vị Trí: Ở chỗ lõm sát giữa bờ dưới xương thuyền, trên đường nối da gan chân và mu chân.
 Giải Phẫu  : Dưới da là cơ dạng ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, chỗ bám của gân cơ cẳng chân sau, dưới bờ dưới của xương thuyền. 
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
 Tác Dụng: Thanh Thận nhiệt, lý hạ tiêu.
 Chủ trị: Trị khớp bàn chân đau, Bàng quang viêm, tiểu đường, họng đau, kinh nguyệt rối loạn.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Thái Khê (Th.3) trị sốt, bồn chồn, bứt rứt, chân lạnh, nhiều mồ hôi (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Chương Môn (C.13) trị chứng thạch thủy (Giáp Ất Kinh).
3.       Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị hoảng sợ như có người đến bắt (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thận Du (Bq.23) trị chân lạnh (Thiên Kim Phương).
5.       Phối Quan Xung (Tb.9) + Thừa Tương (Nh.24) + Ý Xá (Bq.49) trị tiêu khát, uống nước nhiều (Thiên Kim Phương).
6.       Phối Chi Câu (Ttu.6) + Thái Khê (Th.3) trị tim đau như dùi đâm, nặng thì chân tay lạnh đến khớp, không thở được ( Thiên Kim Phương).
7.       Phối Côn Lôn (Bq.60) trị sốt rét có nhiều mồ hôi (Tư Sinh Kinh).
8.       Phối Phục Lưu (Th.7) trị xuất tinh (Tư Sinh Kinh).
9.       Phối Thái Khê (Th.3) trị trong họng đau, khó nói (Tư Sinh Kinh).
10.    Phối Khúc Cốt (Nh.2) trị tiểu buốt, tiểu gắt (Tư Sinh Kinh).
11.    Phối Phế Du (Bq.13) + Thận Du (Bq.23) + Trung Lữ Du (Bq.29) + Yêu Du (Đc.2) trị tiêu khát do Thận hư (Châm Cứu Tập Thành).
12.    Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hành Gian (C.3) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kim Tân + Lao Cung (Tb.8) + Ngọc Dịch + Thái Xung (C.3) + Thủy Câu (Đc.26) + Thừa Tương (Nh.24) + Thương Khâu (Ty.5) trị tiêu khát, uống nước nhiều (Thần Ứng Kinh).
13.    Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị vọp bẻ (chuột rút), hoa mắt (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
14.    Phối Âm Cốc (Th.10) + Đại Đôn (C.1) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) trị băng huyết (Thần Cứu Kinh Luân).
15.    Phối Thái Xung (C.3) thấu Dũng Tuyền (Th.1) trị bàn chân + ngón chân đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,8 - 1,2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo :
.“ Châm huyệt này ra máu sẽ làm cho đói, muốn ăn” ( Kinh Mạch - Linh Khu.10).
.Thiên ‘Điên Cuồng’ ghi: Nếu quyết nghịch làm chân lạnh nhiều, lồng ngực như vỡ tung, ruột gan đau như dao cắt, lòng không an, mạch đại tiểu đều sắc. Nếu thân còn ấm, thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm [huyệt Nhiên Cốc + Dũng Tuyền] (Linh Khu.22, 35).
.“Bệnh ở  mạch Xương Dương gây đau thắt lưng lan đến cổ và ngực, nếu bệnh nặng kèm cảm giác xương sống như gãy, lưỡi cứng, nói khó, mắt mờ, phải châm huyệt Giao Tín và Nhiên Cốc ( Thiên ‘Thích Yêu Thống - TVấn.41, 12).

3 - THÁI KHÊ

 Tên Huyệt: Huyệt là nơi tập trung kinh khí mạnh nhất (thái) của kinh Thận, lại nằm ở chỗ lõm giống hình cái suối (khê), vì vậy gọi là Thái Khê (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Lữ Tế, Nội Côn Lôn.
 Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính:
+ Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.
+ Một trong 14 yếu huyệt của ‘Châm Cứu Chân Tuỷ’ để nâng cao chính khí.
+ Là 1 trong số các mạch quyết định sự sống chết: khi mạch Thái Khê (Th.3) còn đập, dù các mạch khác đã mất, vẫn còn hy vọng cứu sống.
  Vị Trí: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở  phía sau.
 Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân gót chân ở sau, gân cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp chung các ngón chân và gân cơ cẳng chân sau, ở trước mặt trong-sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
 Tác Dụng: Tư Thận Âm, tráng Dương, thanh nhiệt, kiện gân cốt.
 Chủ trị: Trị răng đau, họng đau, chi dưới liệt, kinh nguyệt rối loạn, Bàng quang viêm, Thận viêm, tiểu dầm, di tinh.
  Phối Huyệt :
1.       Phối Côn Lôn (Bq.60) trị đầu gối đau, chân đau lâu ngày (Trữu Hậu Ca).
2.       Phối Thiếu Trạch (Ttr.1) trị họng khô, miệng nóng (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Chi Câu (Ttu.6) + Nhiên Cốc (Th.2) trị Tâm đau như dùi đâm (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Trung Chử (Ttu.3) trị họng sưng (Tư Sinh Kinh).
5.       Phối Thiếu Trạch (Ttr.1) trị họng khô (Tư Sinh Kinh).
6.       Phối Chiếu Hải (Th.6) + Trung Chử (Ttu.3) trị sốt rét kinh niên (Tư Sinh Kinh).
7.       Phối  Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu vàng (Tư Sinh Kinh).
8.       Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Ủy Trung (Bq.60) trị lưng đau do Thận hư (Châm Cứu Đại Thành).
9.       Phối Liệt Khuyết (P.7) + Tam Lý (Vi.36) trị ho ra máu (Châm Cứu Đại Thành).
10.    Phối Hãm Cốc (Vi.43) + Thiếu Thương (P.11) trị thích ợ (Châm Cứu Đại Thành).
11.    Phối Thính Hội (Đ.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tai ù do hư (Châm Cứu Đại Thành).
12.    Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Thận Du (Bq.23) + Ủy Trung (Bq.60) trị thận hư, lưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
13.    Phối Côn Lôn (Bq.60) + Thân Mạch (Bq.62) trị chân sưng khó đi (Ngọc Long Kinh).
14.    Phối Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Xích Trạch (P.5) trị ho nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).
15.    Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tb.7) + Thần Môn (Tm.7) trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu (Nho Môn Sự Thân).
16.    Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Chiếu Hải (Th.6) + Quan Nguyên (Nh.4)+ Tam Âm Giao (Ty.6) trị di tinh, bạch trọc, tiểu gắt (Châm Cứu Đại Toàn).
17.     Phối Ế Phong (Ttu.17) + Thận Du (Bq.23) + Thính Hội (Đ.2) trị tai ù do hư (Châm Cứu Toàn Thư).
18.     Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) trị răng đau do Thận hư (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
19.     Phối An Miên + Thái Xung (C.3) trị tai ù, chóng mặt do tiền đình (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 1 thốn hoặc có thể thấu tới Côn Lôn (Bq.60).
+ Khi trị bệnh ở  gót chân thì hướng mũi kim xuống. 
+ Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo :
.Thiên ‘Chung Thỉ ‘ ghi: “ Tam mạch ( tam Âm - tam Dương) động ở  khoảng trong của ngón chân cái (h.Thái Khê (Th.3), khi châm huyệt này phải xem xét hư hay thực. Vì nếu hư mà Tả đó gọi là ‘trùng hư’, bị trùng hư thì bệnh càng nặng hơn. Phàm khi châm huyệt này, nên dùng ngón tay án vào, nếu thấy mạch động mà Thực - Sác, phải châm Tả, nếu thấy mạch Hư - Trì thì phải bổ. Nếu làm ngược như trên thì bệnh càng nặng” (LKhu.9, 74).
.Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi : “Chứng Quyết tâm thống làm cho người bệnh đau như dùng cây chùy đâm vào Tâm , Tâm bị đau nhiều, gọi là ‘Tỳ Tâm Thống’, thủ huyệt Nhiên Cốc (Th.2) và Đại (Thái) Khê” (LKhu.24, 13).
.Thiên ‘Ngũ Loạn’ ghi: “(Tà) Khí ở tại Phế, thủhuyệt Vinh của Phế (Ngư Tế - P.10) và Du của Thận [Thái Khê - Th.3]” (Linh Khu.34, 17).
.Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: “Mạch kinh túc Thiếu Âm bệnh, gây đau vùng lưng, cột sống và lên đến cổ : châm 2 nốt tại phía trong xương ống chân thuộc kinh Thiếu âm (Thái Khê (Th.3) - Đừng cho ra máu vào mùa xuân, nếu ra máu nhiều, bệnh sẽ khó hồi phục... (Tố Vấn.41, 4).

 4 - ĐẠI CHUNG

 Tên Huyệt: Huyệt ở gót chân (giống hình quả chuông), vì vậy gọi là Đại Chung.
 Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 4 của kinh Thận.
+ Huyệt Lạc.
+ Huyệt Biệt Tẩu của Thái Dương.
 Vị Trí: Ở chỗ lõm tạo nên do gân gót bám vào bờ trên trong xương gót, dưới huyệt Thái Khê 0,5 thốn.
 Giải Phẫu  : Dưới da là bờ trong gân gót chân, phía trước cơ gân của cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp dài các ngón chân, mặt trên xương gót chân.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
 Tác Dụng : Điều Thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần.
 Chủ trị: Trị gân gót chân đau, lưng đau, tiểu khó, suyễn, táo bón, thần kinh suy nhược, Hysteria.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Khích Môn (Tb.4) trị hoảng sợ, sợ người, thần khí bất túc (Thiên Kim Dực Phương).
2.       Phối Thạch Quan (Th.18) trị bón (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Thái Khê (Th.3) trị ngực tức, muốn nôn (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Khích Môn (Tb.4) trị lo sợ, thần khí không đủ (Tư Sinh Kinh).
5.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Tâm Du (Bq.15) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).
6.       Phối Thông Lý (Tm.5) trị mệt mỏi, muốn nằm (Bách Chứng Phú).
7.      Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị thương hàn sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Thành).
8.      Phối Bá Hội (Đc.20) + Gian Sử (Tb.5) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong khí tắc, đờm kéo, hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).
9.       Phối Bá Hội (Đc.20) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong trúng tạng phủ bất tỉnh (Vệ Sinh Bảo Giám).
10.    Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) trị ngoại cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).
11.    Phối Đào Đạo (Đc.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Trụ (Đ.12) trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Tập Cẩm).
12.    Phối châm nặn máu Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.6) + Ngư Tế (P.9) trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo :
( “Xương bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi ra không ngừng, nếu răng chưa khô, thu? huyệt Lạc phía trong đùi của kinh Thiếu Âm [Đại Chung] (LKhu.21, 3-4).
( “Bàng quang kinh bệnh, đầu cổ sưng đau, cổ gáy thắt lưng chân đau khó bước, lỵ ngược, cuồng điên là chứng Tâm Đởm nhiệt, lưng cứng, tay cứng, trán đau, xương chân mày đau, chảy máu cam, mắt vàng, gân xương teo, lòi dom, trĩ lậu, ngực bụng đầy tức, nếu muốn chữa, không cách nào khác : Kinh Cốt + Đại Chung hiệu quả rõ rệt” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).

5 - THUỶ TUYỀN

 Tên Huyệt: Huyệt ở gót chân, thuộc địa; Huyệt là Khích huyệt của kinh Thận, là nơi Thận khí tụ tập và xuất ra như con suối, vì vậy gọi là Thủy Tuyền (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 5 của kinh Thận.
+ Huyệt Khích của kinh Thận.
+ Huyệt dùng để châm trong trường hợp Thận khí bị rối loạn.
 Vị Trí: Thẳng dưới huyệt Thái Khê 1 thốn, trên xương gót chân, bờ sau gân gấp dài ngón chân cái.
  Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau gân gấp dài ngón chân cái, chỗ bám của cơ dạng ngón cái và gân gót chân, rãnh gót của xương gót chân.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
 Tác Dụng: Sơ tiết hạ tiêu, thông điều kinh huyết.
 Chủ trị: Trị kinh nguyệt rối loạn, tử cung sa, tiểu khó, cận thị, gót chân đau, thống kinh.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Chiếu Hải (Th.6) trị vùng dưới tim đau (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Khí Hải (Nh.6) + Thiên Xu (Vi.25) trị vùng bụng quanh rốn đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
 Châm Cứu : Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.

6 - CHIẾU HẢI

 Tên Huyệt : Chiếu = ánh sáng rực rỡ. Hải = biển, ý chỉ chỗ trũng lớn. Khi ngồi khoanh 2 bàn chân lại với nhau thì sẽ thấy chỗ trũng (hải) ở dưới mắt cá chân trong . huyệt cũng có tác dụng trị bệnh rối loạn ở mắt (làm cho mắt sáng rực), vì vậy, gọi là Chiếu Hải (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Âm Kiều, Thái Âm Kiều.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 6 của kinh Thận.
+ Huyệt mở  của Âm Kiều Mạch, nơi mạch Âm Kiều phát sinh, 1 trong Bát Hội (Giao Hội) Huyệt của Túc Thiếu Âm với mạch Âm Kiều.
 Vị Trí : Ở chỗ lõm ngay dưới mắt cá trong cách 01 thốn, khe giữa gân cơ cẳng chân sau và cơ gấp các ngón chân.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa gân cơ cẳng chân sau và gân cơ gấp dài các ngón chân, sau mỏm chân đế, gót của xương gót.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
 Tác Dụng : Thông kinh, hòa Vị, thanh nhiệt, định thần.
 Chủ trị : Trị kinh nguyệt rối loạn, tử cung sa, thần kinh suy nhược, động kinh, họng viêm.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Hội Âm (Nh1) + Thái Uyên (P.9) + Tiêu Lạc (Ttu.12) trị đau nhức do phong hàn (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối  Khúc Tuyền (C.8) + Thuỷ Tuyền (Th.5) trị tử cung sa (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Âm Giao (Nh.7) + Bá Hội (Đ.20) + Thái Xung (C.3)  trị họng đau (Châm Cứu Tụ Anh).
4.       Phối Công Tôn (Ty.4) + Hạ Quản (Nh.10) + Thiên Xu (Vi.25) trị kiết lỵ (Châm Cứu Đại Toàn).
5.      Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Đình (Vi.44) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý [Vi.36] trị phù thũng (Châm Cứu Đại Toàn).
6.        Phối Âm Cốc (Th.10) + Dũng Tuyền (Th.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu ra máu (Châm Cứu Đại Toàn).
7.       Phối Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) trị di tinh, bạch trọc, tiểu gắt (Châm Cứu Đại Toàn).
8.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tay chân và mặt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).
9.        Phối Thái Bạch (Ty.3) + Chương Môn (C.13) trị táo bón (Châm Cứu Đại Thành).
10.      Phối Cưu Vĩ (Nh.15) + Tâm Du (Bq.15) trị động kinh (Châm Cứu Đại Thành).
11.      Phối Thân Mạch (Bq.62) trị bệnh ở  mắt cá chân (Châm Cứu Đại Thành).
12.      Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Khí Hải (Nh.6) + Nội Đình (V1.44) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Xu (Vi.25) trị xích lỵ (Châm Cứu Đại Thành).
13.      Phối Ngoại Quan (Ttu.5) trị thai không xuống (Tiêu U Phú).
14.      Phối Chi Câu (Ttu.6) trị bón (Ngọc Long Ca).
15.      Phối Nội Quan (Tb.6) trị trong bụng có tích khối (Ngọc Long Ca).
16.      Phối Đại Đôn (Ty.2) trị thương hàn (Bách Chứng Phú).
17.     Phối Âm Giao (Nh.7) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Quan Nguyên (Nh.4) [đều Tả] trị các (7) loại sán khí (Tịch Hoằng Phú).
18.      Phối Âm Giao (Nh.7) + Khúc Tuyền (C.8) trị sán khí ( Tịch Hoằng Phú).
19.    Phối Dương Lăng Tuyền [Đ.34]  + Nhị Lăng (Âm Lăng Tuyền [Ty.9] + Nhị Kiều (Chiếu Hải [Th.6] + Thân Mạch [Bq.62]  trị cước khí (Linh Giang Phú).
20.      Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị cước khí và bệnh ở  lưng (Linh Giang Phú).
21.      Phối Khúc Tuyền (C.8) + Tiểu Trường Du (Bq.27) trị phụ nữ bị tiểu buốt, gắt (Châm Cứu Tập Thành).
22.     Phối Âm Cốc (Th.10) + Dũng Tuyền (Th.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu ra máu, bộ phận sinh dục đau (Loại Kinh Đồ Dực).
23.     Phối Nội Quan (Tb.6) kích thích (đẩy) thai ra (Y Học Nhập Môn).
24.     Phối Yêu Du (Đ.2) trị kinh nguyệt bế (Thần Cứu Kinh Luân).
25.     Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
 Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo :  Mắt bị đỏ đau, bắt đầu từ khóe mắt trong, thủ huyệt ở  Âm Kiều Mạch [Chiếu Hải] (LKhu.23,57)

7 - PHỤC LƯU

  Tên Huyệt:  Mạch khí của kinh Thận khi đến huyệt Thái Khê thì đi thẳng lên rồi quay trở về phía sau mắt cá chân trong 2 thốn và lưu ở đấy, vì vậy gọi là Phục Lưu (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Ngoại Du, Ngoại Mạng, Ngoại Mệnh, Phục Bạch, Xương Dương.
 Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LK2).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Thận.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim, huyệt Bổ.
 Vị Trí: Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái Khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa bờ trên gót chân, mặt sau cơ gấp dài ngón chân cái, mặt sau đầu dưới xương chầy.
 Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
 Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
 Tác Dụng: Thanh thấp nhiệt, lợi Bàng quang, tư Thận, nhuận táo, điều Thận khí, khư? thấp, tiêu trệ.
 Chủ trị: Trị lưng đau, chi dưới liệt, tiêu chảy, mồ hôi trộm, Thận viêm, tinh hoàn viêm.
  Phối Huyệt :
1.       Phối Phong Long (Vi.40) trị tay chân phù (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Đại Đô (Ty.2) + Phong Long (Vi.40) trị tay chân sưng (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.5) trị mồ hôi trộm (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Thần Khuyết (Nh.8) trị trúng Thuỷ , khí trướng đầy (Tư Sinh Kinh).
5.       Phối Lao Cung (Tb.8) trị hay tức giận (Tư Sinh Kinh).
6.      Phối Bộc Tham (Bq.61) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Phi Dương (Bq.58) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xung Dương (Vi.42) trị chân teo, chân tê rớt giầy dép không biết (Tư Sinh Kinh).
7.       Phối Hội Dương (Bq.35) + Thái Xung (C.3) trị tiêu ra máu (Tư Sinh Kinh).
8.       Phối Thái Xung (C.3) trị sữa khó ra (Châm Cứu Tụ Anh).
9.       Tả Phục Lưu + phối Bá Lao + bổ Hợp Cốc (Đtr.4) + tả Nội Đình (Vi.44) trị thương hàn không có mồ hôi (Châm Cứu Đại Thành).
10.    Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung (Đc.26) trị thương hàn gây ra co cứng, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).
11.     Phối Lệ Đoài (Vi.45) + Thân Mạch (Bq.62) trị chân lạnh (Châm Cứu Đại Thành).
12.     Phối Hội Dương (Bq.35) + Thúc Cốt (Bq.65) trị tích tụ ở  ruột (Châm Cứu Đại Thành).
13.     Phối Cách Du (Bq.17) + Gian Sử (Tb.5) + Hành Gian (C.3) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị chứng huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
14.     Phối Liệt Khuyết (P.7) + Phong Long (Vi.40) trị tay chân phù (Thần ứng Kinh).
15.   Phối Hành Gian (C.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
16.    Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
17.    Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) trị mồ hôi tự ra [tự hãn] (Thần Cứu Kinh Luân).
18.    Phối Phế Du (Bq.23) + Y Hy (Bq.45) trị mồ hôi trộm [đạo hãn] (Thần Cứu Kinh Luân).
19.    Phối Thuỷ Phân (Nh.9) + Thận Du (Bq.23) + Trúc Tân (Th.9) + Túc Tam Lý(Vi.36) + Ế Minh trị gan bị xơ cứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20.    Phối Ế Phong (Ttu.17) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cổ trướng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21.    Phối Liệt Khuyết (P.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) + Thủy Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị phù thũng (Phù Thủng Bệnh Trung Y Giản Dị Phương Tuyển).
 Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,8 - 1,2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo :
( Thiên ‘Tạp Bệnh’ ghi: “Cổ họng khô, trong miệng nóng như có keo, thủkinh túc Thiếu âm [huyệt Bổ của kinh Túc Thiếu Âm - Phục Lưu] (LKhu.26, 5).
( Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “...Nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước dãi bị chảy ra, châm bổ kinh túc Thiếu Âm [Phục Lưu] (LKhu.28, 26).

8 - GIAO TÍN

 Tên Huyệt : Giao = mối quan hệ với nhau. Tín = chắc chắn. Kinh nguyệt đến đúng kỳ gọi là tín. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng chu kỳ và làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, vì vậy, gọi là Giao Tín (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Nội Cân.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 8 của kinh Thận.
+ Khích huyệt của Âm Kiều Mạch.
 Vị Trí : Trên huyệt Thái Khê 2 thốn, trước huyệt Phục Lưu 0,5 thốn, cạnh bờ sau trong xương chầy.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa gân cơ gấp dài ngón chân cái và gân cơ gấp dài các ngón chân, mặt sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
 Chủ trị : Trị kinh nguyệt rối loạn, băng lậu, tiêu chảy, táo bón, cẳng chân sưng đau.
 Phối Huyệt  :
1.       Phối Đại Cự (Ty.27) + Khúc Cốt (Nh.2) + Trung Đô (C.6)  trị chứng hồ sán [sán khí] (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Âm Cốc (Th.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) trị phụ nữ bị lậu huyết (Tư SinhKinh).
3.       Phối Hội Dương (Bq.35) trị phụ nữ bị rong kinh, tiểu khó (Bách Chứng Phú).
 Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo :“Bệnh ở  mạch Xương Dương gây đau thắt lưng lan đến cổ và ngực, nếu bệnh nặng kèm cảm giác xương sống như gãy, lưỡi cứng, nói khó, mắt mờ, phải châm huyệt Giao Tín và Nhiên Cốc ( Thiên ‘Thích Yêu Thống - TVấn.41, 12).

9 - TRÚC TÂN

 Tên Huyệt: Trúc = chắc chắn, ý chỉ ngôi nhà vững chắc. Tân = bắp chân.
Huyệt ở ngay dưới chỗ cứng của bắp chân, có nhánh nối bắp chân với đầu gối, vì vậy, gọi là Trúc Tân (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Chuyên Trường, Thoái Đổ, Trúc Tẩn.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 củakinh Thận.
+ Huyệt Khích của Âm Duy Mạch.
+ Một trong 14 yếu huyệt của ‘Châm Cứu Chân Tuỷ’ (Nhật Bản) chủ về giải độc toàn thân.
 Vị Trí: Trên huyệt Thái Khê (Th.3) 5 thốn, sau bờ trong xương chày 2 thốn, khe giữa gân gót chân và cơ dép
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân gót chân và cơ dép, cơ duỗi dài các ngón chân, cơ chầy sau, màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
 Chủ trị: Trị cơ bắp chân co rút, thắt lưng đau, động kinh, tâm thần phân liệt, Thận viêm, tiểu bí.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Thiếu Hải (Tm.3) trị nôn mửa, chảy nước dãi (Tư Sinh Kinh)
2.       Phối Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị Thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3.       Phối Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Quy Lai (Vi.29) + Trung Cực (Nh.3) trị nhiễm trùng đường tiểu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
  Tham Khảo : - Thiên ‘Điên Cuồng’ ghi: “Bị nội bế sẽ làm cho không đi tiểu được do quyết nghịch, châm huyệt của kinh Túc Thiếu Âm (Dũng Tuyền (Th.1) + Trúc Tân) và Thái Dương (Ủy Dương (Bq.39) + Bộc Tham (Bq.61) + KiỦ Môn (Bq.63) + Phi Dương [Bq.58]) cùng với huyệt ở  xương cùng (Trường Cường - Đc.1), dùng kim Trường Châm (Linh Khu 22, 39).

10. ÂM CỐC

 Tên Huyệt : Huyệt nằm ở  hõm nếp nhượng chân, giống hình cái hang = cốc, lại ở  mặt trong chân (mặt phía trong = Âm), vì vậy gọi là Âm Cốc.
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 10 của kinh Thận.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .
+ Nơi xuất phát kinh Biệt Thận.
  Vị Trí : Ngồi thõng chân hoặc hơi co gối để nổi gân lên, huyệt ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, sau lồi cầu trong xương chầy, trong khe của gân cơ bán gân (gân chắc, nhỏ) và gân cơ bán mạc (gân mềm, lớn hơn, nằm ở  trên).
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa gân cơ bán gân và gân cơ bán mạc, đầu trên cơ sinh đôi trong, khe khớp nhượng chân.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
 Tác Dụng : Trừ thấp, thông tiểu, tư Thận, thanh nhiệt, sơ tiết quyết khí, lợi hạ tiêu.
 Chủ trị : Trị khớp gối viêm, mặt trong khớp gối sưng đau, vùng bụng dưới đau, tiểu gắt, tiểu buốt, băng lậu, liệt dương, thoát vị.
 Phối Huyệt  :
1.       Phối Đại Đôn (C.1)  + UỷDương (Bq.39) + Ủy Trung (Bq.40) trị tiểu khó (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị hoắc loạn, thổ Tả (Châm Cứu Tụ Anh ).
3.       Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị tiểu không thông (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Phục Lưu (Th.7) trị đờm (Châm Cứu Đại Thành).
5.       Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) trị nước tiểu vàng, nước tiểu đỏ (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Thuỷ Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) có tác dụng lợi tiểu, trị phù (Thái Ất Ca).
7.      Phối Khí Hải (Nh.6) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) + Ủy Dương (Bq.39) trị tiểu bí do Thận khí bất túc (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
 Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

11 - HOÀNH CỐT

 Tên Huyệt: Xương mu gọi là Hoành Cốt. Huyệt ở vị trí ngang với xương mu vì vậy gọi là Hoành Cốt (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Hạ Cực, Hạ Hoành, Khuất Cốt, Khúc Cốt, Tuỷ Không.
 Xuất Xứ: Sách Mạch Kinh
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 11 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
+  Là 1 trong 8 huyệt dùng để Tả nhiệt khí ở  tứ chi (là Vân Môn (P.2) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Ủy Trung (Bq.40) + Hoành Cốt  (Th.11) (LKhu.19).
 Vị Trí: Ở bụng dưới, sát bờ trên xương mu, đo cách đường giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Khúc Cốt (Nh.2).
 Giải Phẫu  : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, cơ tháp, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi đầy, tử cung khi có thai.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh sinh dục-bụng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.
 Chủ trị: Trị thoát vị bẹn, đường tiểu viêm, liệt dương, di tinh, tiểu khó.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Đại Cự (Ty.27) + Kỳ Môn (C.14) trị bụng dưới đầy, tiểu khó (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Đại Đôn (C.1) trị lưng đau do khí trệ, không thể ngồi được (Châm Cứu Đại Thành).
3.       Phối Hoang Du (Th.16) trị ngũ lâm, cửu tích (Bách Chứng Phú)
 Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú :
. Có thai, không châm.
. Bí tiểu, không châm sâu.
• Lỡ bị ngộ châm sinh ra bí đái, nên châm huyệt Dũng Tuyền để giải. Nằm ngửa, châm sâu 0,5 thốn, vê kim chừng 1 phút, đợi đến khi người bệnh thấy dễ chịu hoặc muốn tiểu thì rút kim ra (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).


12 - ĐẠI HÁCH

 Tên Huyệt: Hách = làm cho mạnh lên. Huyệt là nơi giao hội của kinh Thận với Xung Mạch, bên trong ứng với tinh cung. Huyệt có tác dụng cường Thận, ích tinh, mà Thận là nơi tụ của tinh khí, vì vậy gọi là Đại Hách (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Âm Duy, Âm Quan, Đại Hích..
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 12 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí: Rốn đo xuống 4 thốn (huyệt Trung Cực -Nh.4), đo ngang ra 0,5 thốn, trên huyệt Hoành Cốt 1 thốn.
 Giải Phẫu  : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, cơ tháp, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi căng, tử cung khi có thai 3-4 tháng.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.
 Chủ trị: Trị bạch đới, di mộng tinh, bộ phận sinh dục ngoài đau.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Trung Phong (C.4) trị cơ thể suy nhược, tinh khí mất (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị thức ăn tích ở  phần trên (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu - 5 - 10 phút.


13 - KHÍ HUYỆT

 Tên Huyệt: Khí xuất ra từ đơn điền. Huyệt ở bên cạnh huyệt Quan Nguyên (được coi là đơn điền), vì vậy, gọi là Khí Huyệt (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Bào Môn, Tử Hộ.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 13 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí: Từ huyệt Hoành Cốt (Th.11) đo xuống 3 thốn, cách tuyến giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Quan Nguyên (Nh.4) hoặc từ rốn xuống 3 thốn (huyệt Quan Nguyên), đo ra ngang 0,5 thốn.
Giải Phẫu  : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu ít, tử cung khi có thai 4-5 tháng.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11 hoặc D12.
 Chủ trị: Trị kinh nguyệt bị rối loạn, tiêu chảy.
 Phối Huyệt : Phối Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) trị bụng dưới lạnh, mệnh môn hoả  suy, chân dương suy (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú : Huyệt bên trái gọi là Bào Môn, bên phải là Tử Hộ.

14 - TỨ MÃN

 Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị : 1- Bụng dưới có tích tụ.2- Sán khí. 3- Bào trung có huyết. 4- Bụng ứ nước to, cứng như đá. Là 4 loại bệnh đầy trương (mãn), ứ trệ của trường vị, vì vậy gọi là Tứ mãn.
 Tên Khác: Long Phủ , Long Trung, Tuỷ Không, Tuỷ Phủ .
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 14 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
  Vị Trí: Rốn đo xuống 2 thốn ( huyệt Thạch Môn [Nh.5]) ra ngang 0,5 thốn.
 Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu ít, tử cung khi có thai 5-6 tháng.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
 Chủ trị: Trị tử cung xuất huyết, bạch đới, kinh nguyệt không đều, tiêu chảy.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị bụng căng cứng (Tư Sinh Kinh)
2.       Phối Thạch Môn (Nh.5) trị trong ngũ tạng có huyết xấu, sinh xong máu dơ xông lên làm đầy trướng (Tư Sinh Kinh)
3.       Phối Trung Cực (Nh.3) trị sán khí, tích tụ (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Tuyền (C.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thạch Môn (Nh.5) + Thủy Câu (Đc.26) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.21) trị thủy thũng (Châm Cứu Tụ Anh).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo : “Bụng to, thạch thủy : Tứ Mãn chủ trị” (Giáp Ất Kinh).

15 - TRUNG CHÚ

  Tên Huyệt:  Thận kinh vận hành đến huyệt Âm Giao ở bụng thì rót vào bào trung, vì vậy gọi là Trung Chú ( Trung Y Cương Mục).
  Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 15 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí: Trên huyệt Hoành Cốt 4 thốn, dưới rốn 1 thốn, cách tuyến giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Âm Giao (Nh.7).
 Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu tiện vừa, tử cung khi có thai 6-7 tháng.
 Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
 Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
 Chủ trị: Trị bụng dưới đau, kinh nguyệt rối loạn, táo bón.
 Phối Huyệt : Phối Phù Khích (Bq.38) trị bụng dưới nóng, táo bón (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

16 - HOANG DU

 Tên Huyệt: Hoang chỉ phúc mạc. Huyệt ở vị trí ngang với rốn, rốn được coi là hoang mạc chi du, vì vậy gọi là Hoang Du (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 16 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí: Rốn (huyệt Thần Khuyết - Nh.8) đo ngang ra 0,5 thốn.
 Giải Phẫu  : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quangkhi bí tiểu tiện nhiều, tử cung khi có thai 7-8 tháng.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
 Tác Dụng: Thanh Thận nhiệt, lợi hạ tiêu, điều hòa Xung Mạch.
 Chủ trị: Trị dạ dày bị co thắt, đau do thoát vị, kinh rong, táo bón, hoàng đản.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Kỳ Môn (C.14) + Trung Quản (Nh.12) trị bụng dưới có khối u (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Hoành Cốt (Th.11) trị ngũ lâm, Cửu tích (Bách Chứng Phú).
 Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

17 - THƯƠNG KHÚC

 Tên Huyệt: Đại trường thuộc Kim, có âm là Thương; Khúc chỉ chỗ cong. Huyệt ứng với khúc cong của Đại trường ở bên trong, vì vậy gọi là Thương Khúc (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Cao Khúc, Thương Xá.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 17 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí: Trên rốn 2 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn, huyệt Hạ Quản (Nh.10) ra ngang 0,5 thốn.
 Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, đại tràng ngang.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9. 
 Chủ trị: Trị bụng đau do thoát vị, dạ dày đau, biếng ăn.
 Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng - Ôn cứu 10 - 15 phút.
18 - THẠCH QUAN

 Tên Huyệt: Thạch = cứng; Quan = cửa ải. Huyệt có tác dụng trị khí tụ lại thành cục cứng, đầy ở dạ dầy và ruột, vì vậy gọi là Thạch Quan (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Hữu Quan, Thạch Khuyết.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 18 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí: Rốn đo thẳng lên 3 thốn huyệt  Kiến Lý (Nh.11), ra ngang 0,5 thốn.
 Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, đại tràng ngang.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
 Chủ trị: Trị dạ dày đau, thực đạo co thắt, táo bón, nấc cụt.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Bàng Quang Du (Bq.28) trị bụng đau, táo bón (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Đại Chung (Th.4) trị táo bón (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Âm Giao (Nh.7) trị vô sinh (Bách Chứng Phú).
4.       Phối Đàn Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) + Thái Bạch (Ty.3) trị ế cách (Châm Cứu Cứu Đại Thành).
5.       Phối Đại Đô (Ty.2) + Thạch Môn (Nh.5) trị khí kết, Tâm đầy cứng, táo bón (Tâm Pháp Phụ Dư).
 Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng - Ôn cứu 10 - 15 phút

19 - ÂM ĐÔ

 Tên Huyệt : Huyệt ở vị trí ( vùng) thuộc Âm mà lại là nơi hội tụ của Kinh Thận và mạch Xung, vì vậy gọi là Âm Đô (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Thạch Cung, Thông Quan, Thực Cung.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 19 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí : Trên rốn 4 thốn, cách tuyến giữa bụng 0,5 thốn, ngang h. Trung Quản (Nh.12).
 Giải Phẫu  : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, khung tá tràng.
Thần kinh vận động cơ là nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
 Chủ trị : Trị bụng đau, bụng sôi, bụng đầy tức, hông sườn đau nóng.
 Phối Huyệt  :
1.       Phối Cự Khuyết (Nh.14) trị tâm thống, bỉ mãn (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Gian Sử (Tb.5) + Khí Hải (Nh.6) + Ngũ Lý (Đtr.13) trị mồ hôi trộm (Châm Cứu Cứu Tập Thành).
3.       Phối Phế Du (Bq.13) [cứu] + Thái Uyên (P.9) trị phế trướng, cạnh sườn đau nhói (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối Trung Quản (Nh.12) trị nôn ọe (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
 Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 5 - 7 tráng - Ôn cứu 10 - 15 phút.
 Ghi Chú : Không châm khi có thai.

20 - THÔNG CỐC

 Tên Huyệt: Huyệt ở vùng bụng, nơi thức ăn đi qua (thông), thịt ở vùng huyệt giống hình cái hang (cốc), vì vậy gọi là Thông Cốc (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Phúc Thông Cốc.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 20 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí: Rốn đo lên 5 thốn (huyệt Thượng Quản (Nh.13) ra ngang 0,5 thốn.
 Giải Phẫu  : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, dạ dày.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
 Chủ trị: Trị nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau, thần kinh liên sườn đau, hồi hộp.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Chiên Trung (Nh.17) + Cự Khuyết (Nh.14) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Phủ  + Trung Quản (Nh.12) trị tâm thống (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Chương Môn (C.13) trị hay lo sợ (Tư Sinh Kinh)
3.       Cứu Thông Cốc (Bq.66) 100 tráng + Đại Trường Du (Bq.25) + Thúc Cốt (Bq.65) trị đồi sán, tiểu trường thống (Thần Cứu Kinh Luân).
 Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 10 - 20 phút.
 Ghi Chú: Không châm khi có thai nhiều tháng.

21 - U MÔN

 Tên Huyệt: Vì huyệt ở vị trí liên hệ với u môn (ở  trong bụng) nên gọi là U Môn (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Thượng Môn.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 21 của kinh Thận.
+ Huyệt giao hội với Xung Mạch.
 Vị Trí: Trên rốn 6 thốn, cách đường giữa bụng 0,5 thốn, ngang h. Cự Khuyết (Nh.14).
 Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, gan.
Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
 Chủ trị: Trị ngực đau, nôn mửa, tiêu chảy, ợ hơi, dạ dầy co thắt.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Ngọc Đường (Nh.18) trị bồn chồn, nôn mửa (Bách Chứng Phú).
2.       Phối Phúc Kết (Ty.14) trị chứng nôn ọe khi mang thai (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3.       Phối Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12)  trị ho (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4.       Phối  Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 5 - 7 tráng - Ôn cứu 5 - 15 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng gan.

22 - BỘ LANG

 Tên Huyệt : Vùng 2 bên ngực ví như 2 hành lang ( lang), đường kinh Thận vận hành
( bộ) ngang qua ngực, vì vậy gọi là Bộ Lang ( Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 22 của kinh Thận.
+ Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.
 Vị Trí : Ở vùng ngực, nơi khoảng gian sườn 5, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt  Trung Đình (Nh.16).
 Giải Phẫu  : Dưới da là cơ ngực to, các cơ thẳng to, các cơ gian sườn 5, cơ ngang ngực, mặt trên gan hoặc phổi ( bên phải) và tim (bên trái).
Thần kinh vận động cơ là dây ngực to của đám rối thần kinh nách, dây thần kinh gian sườn 5.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
 Chủ trị : Trị ho, suyễn, khí Quản viêm, thần kinh gian sườn đau, màng ngực viêm.
 Phối Huyệt  : Phối Âm Đô (Th.19) trị hơi thở ngắn, suyễn (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu : Châm xiên 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể vào gan, phổi hoặc tim.


23 - THẦN PHONG

 Tên Huyệt:  Vì Tâm có tương quan với thần; Phong chỉ rằng thuộc về khu vực. Huyệt ở vùng ngực, gần tạng Tâm, vì vậy gọi là Thần Phong (Trung Y Cương Mục). 
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 23 của kinh Thận.
+ Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.
 Vị Trí: Ở khoảng gian sườn 4, ngang huyệt Chiên Trung (Nh.17), cách đường giữa ngực 2 thốn.
  Giải Phẫu : Dưới da là cơ ngực to, các cơ gian sườn 4, cơ ngang ngực 4, sâu bên trong bên phải là phổi, bên trái là tim.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3 hoặc D4.
 Chủ trị: Trị thần kinh gian sườn đau, phế Quản viêm.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Dương Khê (Đtr.5) trị ho, ngực tức (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Ưng Song (Vi.16) trị vú sưng, sốt lạnh, nằm không yên (Tư Sinh Kinh).
3.      Phối Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) trị vú sưng (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể chạm phổi và tim.

24 - LINH KHƯ

 Tên Huyệt : Linh chủ thần linh. Huyệt ở vùng ngực, chỗ có hình dạng giống như cái gò đất (khư), bên trong ứng với tạng Tâm, mà Tâm tàng thần, vì vậy gọi là Linh Khư (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Linh Khâu, Linh Kheo, Linh Khưu, Linh Tường.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 24 của kinh Thận.
+ Huyệt nhận được mạch phụ của Xung Mạch.
 Vị Trí : Ở khoảng gian sườn 3, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt  Ngọc Đường (Nh.18
 Giải Phẫu  : Dưới da là cơ ngực to, các cơ gian sườn 3, cơ ngang ngực. Bên phải là phổi, bên trái là tim.
Thần kinh vận động cơ là dây ngực to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh liên sườn 3.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
 Chủ trị : Trị ho, nôn mửa, ngực đau, tuyến vú viêm, thần kinh liên sườn đau.
 Châm Cứu : Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú : Không châm sâu vì bên dưới là phổi, tim.


25 - THẦN TÀNG

 Tên Huyệt: Tâm ở giữa ngực, tàng thần. Huyệt ứng với tâm tạng, vì vậy gọi là Thần Tàng (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 25 của kinh Thận.
+ Nhận được mạch phụ của Xung Mạch
 Vị Trí: Ở khoảng gian sườn 2, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt Tử Cung (Nh.19), dưới huyệt là Phổi.
 Giải Phẫu : Dưới da là cơ ngực to, các cơ gian sườn 2, vào sâu hơn có phổi, bên trái có động mạch chủ, bên phải có tĩnh mạch chủ trên.
Thần kinh vận động cơ là dây ngực to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
 Chủ trị: Trị ho, nôn mửa, thần kinh gian sườn đau.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Linh Khâu (Th.24) trị nôn, trướng ngực (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Toàn Cơ (Nh.21) trị ngực đầy, cổ cứng (Bách Chứng Phú).
 Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
26 - QUẮC TRUNG

 Tên Huyệt: Quắc cùng âm với Uất. Huyệt ở vị trí gần tạng Phế, mà Phế là ‘Văn uất chi phủ’, vì vậy gọi là Quắc Trung (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác: Hoắc Trung, Quắc Trung.
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 26 của kinh Thận.
+ Nhận được mạch phụ của Xung Mạch.
 Vị Trí: Ở khoảng gian sườn 1, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt  Hoa Cái (Nh.20)
  Giải Phẫu  : Dưới da là cơ ngực to, các cơ gian sườn 1, sâu hơn có động mạch chủ (bên trái), tĩnh mạch thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
 Chủ trị: Trị ho, ngực đau, nôn mửa.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Thạch Môn (Nh.5) trị ho nghịch lên, nước miếng chảy ra, đờm nhiều (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Vân Môn (P.2) trị ho suyễn, hồi hộp (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm xiên 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

27 - DU PHỦ

 Tên Huyệt: Thận khí từ dưới chân đi lên đến ngực thì tụ ở huyệt này, vì vậy gọi là Du Phủ (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 27 của kinh Thận.
+ Huyệt nhận được 1 mạch phụ của Xung Mạch và phân nhánh chạy đến huyệt Liêm Tuyền (Nh.23).
 Vị Trí: Ở chỗ lõm giữa bờ dưới xương đòn và xương sườn 1, cách đường giữa ngực 2 thốn, ngang huyệt Toàn Cơ (Nh.21).
 Giải Phẫu  : Dưới da là cơ bám da cổ, cơ ngực to, cơ dưới đòn, cơ ức - móng, cơ ức giáp, đỉnh phổi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh cơ bám da cổ của dây thần kinh mặt, dây ngực to và dây dưới đòn của đám rối thần kinh cánh tay, các nhánh của quai thần kinh sọ não số XII.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3. 
 Chủ trị: Trị ho suyễn, nôn mửa, ngực đầy tức.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Linh Khư (Th.24) + Thần Khuyết (Nh.8) + Cự Khuyết (Nh.14) trị nôn mửa, ngực đầy (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Thần Khuyết (Nh.8) trị ho nghịch, suyễn (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Nhũ Căn (Vi.18) trị ho đờm, suyễn (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Thần Tàng (Th.25) + Thiên Phủ  (P.3) trị suyễn, khó thở  (Tư Sinh Kinh).
5.       Phối Đản Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ho, suyễn (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Đản Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Liệt Khuyết (P.7) + Phù Đột (Đtr.18) + Thập Tuyên + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Song (Ttr.16) + Trung Phủ (P.1) trị 5 loại anh khí (Châm Cứu Đại Thành).
 Châm Cứu: Châm xiên 0,3 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 Ghi Chú: Không châm sâu vì bên dưới là đỉnh phổi.
 Tham Khảo : “Nhũ ung : châm A Thị Huyệt + Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tb.7) + Đản Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Ủy Trung (Bq.40) ” (Châm Cứu Cứu Đại Thành).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét