TỔNG QUAN
Điều chỉnh rối loạn ở Can và Đởm, theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài, Âm - Dương.
KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN (C.)
(THE LEG ABSOLUTE YIN, LIVER MERIDIAN - TSOU TSIU INN, MERIDIEN DU FOIE)
Vượng giờ Sửu (1-3g) - Hư giờ Dần (3-5g) - Suy giờ Mùi (13-15g).
Huyết nhiều, Khí ít.
Ấn đau huyệt Kỳ Môn (C.13) và Can Du (Bq.18).
Tạng Phủ Liên Hệ
|
Mối Quan Hệ
|
Tác Dụng
| |
Đởm |
+ Biểu - Lý
+ Mẫu tử theo giờ thịnh.
|
. Điều chỉnh rối loạn ở Can và Đởm, theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài, Âm - Dương.
. Dùng khi kinh khí của Can suy.
| |
C
|
Tâm
|
+ Tương Sinh (Can Mộc sinh Tâm Hỏa).
+ Tý Ngọ đối xứng.
|
. Dùng khi Tâm quá Hư (theo nguyên tắc Hư bổ mẫu).
. Dùng khi Can quá thực (theo nguyên tắc ‘Thực Tả Tử).
. Dùng khi thời khí của Can suy.
|
Thận
|
Tương Sinh (Thận Thủy sinh Can Mộc).
|
. Dùng khi Can quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’.
| |
A
|
.Tỳ
|
+ Tương Khắc (Can Mộc khắc Tỳ Thổ).
+ Phu Thê
|
. Dùng khi Tỳ quá Thực (lấy Mộc khắc Thổ).
. Dùng điều chỉnh Âm Dương của kinh Can và Tỳ.
|
. Phế
|
. Tương khắc (Phế Kim khắc Can Mộc).
|
. Dùng khi Can quá thực (lấy Kim khắc Mộc).
| |
N
|
Tâm Bào
|
Đồng Danh (Túc + Thủ Quyết Âm)
|
Điều chỉnh rối loạn ở Tâm Bào và Can (Theo cách chọn huyệt Trên - Dưới hoặc Đồng Danh).
|
Đại Trường
|
Nghịch Khí (Quyết Âm # Dương Minh), hoặc nguyên tắc Âm Dương Kinh Khí Tương Cầu.
|
Dùng khi Can quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Hợp Cốc (Đtr.4 + Thái Xung (C.3).
|
ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN
Khởi từ huyệt Lãi Câu, lên đến bờ xương mu hợp với kinh Thiếu Dương. rồi cùng đường kinh Biệt của Túc Thiếu Dương nhập vào khoảng bờ sườn cụt
1/ KINH CHÍNH
Khởi lên ở góc ngoài móng chân ngón cái, đi dọc theo mu bàn chân đến trước mắt cá trong và lên trên mắt cá trong 8 thốn thì bắt chéo sau kinh Tỳ, đến đầu trong lằn nhượng chân, nhập vào xương mu, vòng quanh bộ phận sinh dục rồi lên đầu sườn cụt, liên lạc với Can - Đởm , qua cơ hoành, phân nhánh vào ngực, đi lên họng và hiện ra ở mặt để liên hệ với Mục hệ, đến đầu hội với Đốc Mạch. Một nhánh đi từ Can qua cơ hoành vào Phế Từ Mục hệ phân một nhánh xuống má vòng vào trong môi.
2/ KINH BIỆT
Khởi từ huyệt Lãi Câu, lên đến bờ xương mu hợp với kinh Thiếu Dương. rồi cùng đường kinh Biệt của Túc Thiếu Dương nhập vào khoảng bờ sườn cụt, tuần hành theo trong ngực vào Đởm , qua Can, thông với Tâm và, tiếp tục đi lên để tái hiện ở cổ, giao hội với huyệt Nhân Nghinh (Vị) rồi lên mặt, nối với kinh Túc Thiếu Dương ở góc ngoài mắt (h. Đồng Tư? Liêu - Đ).
3/ LẠC DỌC
Từ huyệt Lạc - Lãi Câu, chạy dọc theo kinh Chính đến bộ phận sinh dục và phân nhánh ở đó.
4/ LẠC NGANG
Từ huyệt Lạc - Lãi Câu, vòng theo chiều ngang đầu xương chày để vào kinh Đởm tại huyệt Nguyên là Khâu Khư.
5/ KINH CÂN
Khởi ở góc ngoài chân móng ngón cái, lên trên đến trước mắt cá trong, chạy dọc theo bờ trong xương chày, lên đùi, nhập vào khớp bẹn, chạy theo bờ trên xương mu để vào bộ phận sinh dục, hội với các kinh Cân khác của chân tại huyệt Khúc Cốt (Nh).
TRIỆU CHỨNG KINH CAN
Can Hư : Hay chóng mặt, quáng gà, móng tay và móng chân khô, chuột rút, gân co lại. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
Kinh Bệnh : Đầu đau, đầu váng, mắt hoa, nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, sốt co giật, tiểu dầm, tiểu không thông.
Tạng Bệnh : Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, tiêu chảy, họng như bị tắc, thoát vị, bụng dưới đau.
Can Hư : Hay chóng mặt, quáng gà, móng tay và móng chân khô, chuột rút, gân co lại. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
Can Thực : Hông sườn đau kéo xuống bụng dưới, nôn chua, hay tức giận. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 2 lần.
KINH CHÍNH
THỰC: Đau nhức vùng thắt lưng, Không thể uốn cong ra phía trước hoặc phía sau, Đau ở bộ phận sinh dục, Sắc mặt nhợt nhạt, họng khô.
LẠC NGANG
+ Ngực đầy tức, Buồn nôn, ói mửa Khí nghịch lên phần trên cơ thể, Ăn không tiêu, tiêu chảy , Dịch hoàn viêm, Tiểu không thông hoặc tiểu són.
LẠC DỌC
THỰC : Dương vật cương và dài.
HƯ: Ngứa dữ dội và đột ngột ở bộ phận sinh dục.
KINH BIỆT
Đau nhức dữ dội ở bộ phận sinh dục. Đỉnh đầu đau, chóng mặt, thị lực kém, buồn, hay khóc.
KINH CÂN
Đau và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi. Bộ phận sinh dục suy yếu; liệt dương. Nếu do Hàn tà thì dương vật co rút lại. Nếu do nhiệt tà thì dương vật dài ra không thu lại bình thường được.
ĐIỀU TRỊ KINH CAN
Phối: Âm Cốc (Th.10), Thái Khê (Th.3), Thận Du (Bq.23), Kinh Môn (Đ.25), Đại Đô (Ty.1), Hậu Khê (Ttr.3), Khúc Trì (Đtr.11), Hiệp Cốc (Đtr.4), Hoang Du (Th.16).
Can Hư : châm bổ huyệt Khúc Tuyền (C.8) vào giờ Dần [3-5g] (đây là huyệt Hợp Thủy, Thủy sinh Mộc - Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
Can Thực : châm tả huyệt Hành Gian [C.2] vào giờ Sửu [1-3g] (đây là huyệt Vinh Hỏa, Mộc sinh Hỏa - Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
KINH CHÍNH
THỰC: Tả Hành Gian (Vinh + Tả - C.2), Thái Xung (Du - C.3), Lãi Câu (Lạc - C.5) , Can Du (Bq.18)
Phối: Dương Phụ (Đ.38), Thiếu Phủ (Tm.8),Thương Khâu (Tỳ.5), Tiểu Hải (Ttr.8), Âm Đô (Th.19)
HƯ:
Bổ : Khúc Tuyền (Hợp + Bổ - C.8), Thái Xung (Du - C.3), Lãi Câu (Lạc - C.5), Can Du (Bq.18), Kỳ Môn (C.14), Hiệp Khê (Đ.43).
Phối: Âm Cốc (Th.10), Thái Khê (Th.3), Thận Du (Bq.23), Kinh Môn (Đ.25), Đại Đô (Ty.1), Hậu Khê (Ttr.3), Khúc Trì (Đtr.11), Hiệp Cốc (Đtr.4), Hoang Du (Th.16).
LẠC NGANG
THỰC: Tả : Lãi Câu (Lạc - C.5), Bổ: Khâu Khưu (Nguyên - Đ.40).
HƯ: Bổ: Thái Xung (Nguyên - C.3), Tả Quang Minh (Lạc - .Đ.35)
LẠC DỌC
THỰC: Tả Lãi Câu (Lạc - C.5).
HƯ: Bổ: Quang Minh (Lạc - Đ.35), Tả : Thái Xung (Nguyên - C.3).
KINH BIỆT
RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ :
+ Phía đối bên bệnh: Đại Đôn (Tỉnh- C.1), Túc Khiếu Âm (Tỉnh - Đ.44),
+ Phía bên bệnh: Thái Xung (Du - C.3), Túc Lâm Khấp (Du - Đ.41)
RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:
Âm Khích (Khích -Tm).6, Trung Đô (Khích - C.6), Túc Tam Lý (Vị.36), Khúc Tuyền (Bổ - C.8)
Lãi Câu (Lạc - C.5).
KINH CÂN
THỰC: Tả A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Khúc Tuyền (Hợp + Bổ - C.8), Đại Đôn (Tỉnh - C.1)
Phối : Thái Xung (Du - C.3), Trung Phong (Kinh - C.4), Khúc Cốt (Nh.2).
HƯ: Bổ : Cứu A thị huyệt kinh Cân. . Đại Đôn (Tỉnh - C.1), Tả Hành Gian (Vinh + h. Tả - C.2)
Phối : Thái Xung (Du - C.3), Trung Phong (Kinh - C.4), Khúc Cốt (Nh.2)
HÌNH TỔNG QUÁT TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH
HÌNH KINH CÂN CAN CỦA TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH
HÌNH HUYỆT VỊ KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN
HÌNH HUYỆT VỊ KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN
ĐƯỜNG LẠC DOC -LẠC NGANG CỦA TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH
HÌNH LẠC DỌC CỦA KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN
CÁC HUYỆT CỦA TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH
1 - ĐẠI ĐÔN
Tên Huyệt : Huyệt ở góc móng chân ( móng dầy = đôn) cái ( ngón to = đại) vì vậy gọi là Đại Đôn.
Tên Khác : Đại Chỉ Giáp Hạ Đại Thuận, Thủy Tuyền.
Xuất Xứ :Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 1 của kinh Can.
+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.
Vị Trí : Tại đốt thứ nhất ngón chân cái, cách bờ ngoài gốc móng khoảng 0,1 thốn (0,2cm).
Giải Phẫu : Dưới da là chỗ bám của gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái vào đốt 2 ngón cái.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng : Sơ tiết quyết khí, lý hạ tiêu, thanh thần chí, hồi quyết nghịch.
Chủ Trị : Trị ngón chân cái đau, dịch hoàn viêm, tử cung sa, đau do thoái vị
( sán khí), băng lậu, tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu dầm, tiểu ra máu, bụng dưới đau cơn dữ dội.
Phối Huyệt :
1. Phối Khí Môn trị ngũ lâm, tiểu bí ( Thiên Kim Phương).
2. Phối Chiếu Hải (Th.6) trị sán khí do hàn ( Bách Chứng Phú).
3. Phối Kỳ Môn (C.14) trị sán khí có khối cứng (Ngọc Long Ca).
4. Phối Trường Cường (Đc.1) trị đau quặn thắt ở tiểu trường (Thọ Tinh Bí Quyết).
5. Phối Thái Xung (C.3) trị 7 loại sán khí ( Y Học Nhập Môn).
6. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị đau quặn thắt ở tiểu trường (Càn Khôn Sinh Ý).
7. Phối cứu Hội Âm (Nh.1) trị trẻ nhỏ bị sán khí (Loại Kinh Đồ Dực).
8. Phối Chí Âm (Bq.67) trị đẻ ngược (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Hoành Cốt (Th.11) + Hợp Dương (Bq.55) + Quan Nguyên (Nh.4) trị phụ nữ bị lậu huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị ngoại thận sưng, ngoại thận lệch sang 1 bên (Châm Cứu Dị Học).
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,1-0,2 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo :
( “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà mạch lại thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế (P.10), Thái Uyên (P.9), Đại Đô (Ty.2), Thái Bạch (Ty.3). Châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì mồ hôi ra (LKhu.23, 30).
( “Tai ù do rối loạn khí, phải châm huyệt Thượng Quan và những huyệt Tỉnh của kinh Tâm Bào ( Trung Xung - Tb9) và kinh Can (Đại Đôn - C.1), đau bên trái chọn huyệt bên phải và ngược lại. Trước hết chọn huyệt ở tay sau đó lấy huyệt ở chân (LKhu.24,24 + 28).
( “Tà khách ở Lạc của túc Quyết âm, làm cho người ta đột ngột bị chứng sán thống, châm ở chỗ thịt giáp móng ngón chân cái [Đại Đôn] (TVấn.63, 10).
( “Huyệt này lúc có thai và sau khi sinh đẻ không nên dùng phép cứu’ (Loại Kinh Đồ Dực).
( “Dùng Tâm Bấc chấm dầu phụng đốt nổ trên huyệt này có tác dụng cầm băng huyết ngay” (Trung Quốc Châm Cứu Học).
2 - HÀNH GIAN
Tên Huyệt: Hành : kinh khí đi qua. Huyệt ở khoảng cách (quan) giữa ngón chân cái và ngón trỏ, vì vậy gọi là Hành Gian (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 2 của kinh Can.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả .
+ Huyệt Tả của kinh Can.
Vị Trí : Ép ngón chân cái sát vào ngón thứ 2, huyệt nằm ngay trên đầu kẽ của 2 ngón chân, về phía mu chân.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa các gân duỗi ngón 2 của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các ngón chân ở phía ngoài với các gân duỗi dài riêng ngón 1 và gân duỗi ngón chân 1 của cơ duỗi ngắn các ngón chân ở phía trong, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đốt 1 xương ngón chân 1 và 2.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng: Tiết hoả, thanh Hoả , lương huyết nhiệt, thanh hạ tiêu, sơ khí trệ, trấn phong dương.
Chủ trị: Trị vùng gian sườn đau, mắt sưng đo?, đái dầm, tư? cung viêm, kinh nguyệt rối loạn, động kinh, huyết áp cao, mất bgủ .
Phối Huyệt:
1. Phối Âm Khích (Tm.6) trị tâm thống (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Thái Xung (C.3) trị họng khô, khát (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Thần Đình (Đc.24) trị chảy nước mắt (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Môn (Bq.12) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị sau khi thương hàn mà còn dư nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mụn nhọt mọc trên lưng (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mụn nhọt mọc khắp cơ thể (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Dũng Tuyền (Th.1) trị tiêu khát, tiểu đường (Bách Chứng Phú).
8. Phối Tinh Minh (Bq.1) trị quáng gà (Bách Chứng Phú).
9. Phối Thái Xung (C.3) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Trung (Bq.40) trị mụn nhọt mọc trên lưng (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Đôn (C.1) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Phối Cách Du (Bq.17) + Gian Sử (Tb.5) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
12. Phối Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị chân không đi được (Châm Cứu Phùng Nguyên).
13. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) trị thần kinh tọa đau, đau từ thắt lưng xuống chân (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
14. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) trị thanh quang nhãn [đục nhân mắt] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15. Phối cứu Bàng Quang Du (Bq.28) + Dũng Tuyền (Th.1) 5 tráng + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Uyên (P.9) + Thận Du (Bq.23) mỗi huyệt 3 tráng, trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ (Trung Hoa Châm Cứu Học).
16. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) trị thần kinh sườn đau (Tân Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
. Trị mất bgủ , châm trước khi đi ngủ 1 - 2 giờ.
Tham Khảo :
( “Tà khí ở tại Can sẽ làm đau ở khoảng hông sườn, kèm cảm giác lạnh ở trong cơ thể, ác huyết ở trong, khi đi đứng thường bị co rút, chân thường bị sưng . Châm huyệt Hành Gian để dẫn thống khí dưới hông sườn, bổ huyệt Tam Lý để ôn ấm Vị...” (LKhu.20, 14).
3 - THÁI XUNG
Tên Huyệt: Thái = to lớn; Xung = yếu đạo. Đây là huyệt Nguyên, huyệt Du của kinh Can. Nơi Nguyên khí sở cư, khí huyết hưng thịnh (đại)] là yếu đạo để khí thông hành, vì vậy gọi là Thái Xung (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 3 của kinh Can.
+ Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.
Vị Trí : Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này.
Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ duỗi dài riêng ngón cái, cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn chân 1 và 2.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng: Bình Can, lý huyết, sơ tiết thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh Can Hoả , tức Can dương.
Chủ trị: Trị đầu đau, chóng mặt, động kinh, đau do thoát vị, băng lậu, tuyến vú viêm, các bệnh về mặt, phù thũng.
Phối Huyệt:
1. Phối Phục Lưu (Th.7) trị vú sưng (Giáp Ất Kinh ).
2. Phối Khúc Tuyền (C.9) trị tiêu chảy có máu (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị rong kinh (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Âm Cốc (Th.10) + Giao Tín (Th.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị phụ nữ bị lậu huyết không cầm (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Phục Lưu (Th.7) trị sữa khó ra (Châm Cứu Tụ Anh).
6. Phối Đại Đô (Ty.2) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị sán khí (Châm Cứu Tụ Anh).
7. Phối Hành Gian (C.2) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Trung (Bq.60) trị ung nhọt ở lưng, phát bối (Châm Cứu Tụ Anh).
8. Phối Đại Đô (Ty.2) trị âm sán (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Thái Bạch (Ty.3) trị bụng trướng lưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thần Khuyết (Nh.8) trị tiêu chảy (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Thiên Phủ (P.3) trị tư? cung sa (Châm Cứu Đại Thành).
12. Phối Hành Gian (C.2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Trung (Bq.60) trị nhọt mọc ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
13. Phối Trung Phong (C.4) trị đi bộ khó (Thắng Ngọc Ca).
14. Phối Bá Hội (Đc.20) + Chiếu Hải (Th.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị họng đau (Tịch Hoằng Phú).
15. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị mũi nghẹt, t uyên (Y Học Nhập Môn).
16. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị mũi nghẹt, trĩ mũi, mũi viêm (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
17. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thần Khuyết (Nh.8) trị tiêu chảy (Thần Cứu Kinh Luân).
18. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Uyên (P.9) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị tiêu ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
19. Phối Âm Cốc (Th.10) + Đại Đô (Ty.2) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị băng huyết (Thần Cứu Kinh Luân).
20. Phối Đại Đô (Ty.2) + Hành Gian (C.2) + Lãi Câu (C.5) + Lan Môn + Quan Nguyên (Nh.4) + Thủy Đạo (Vi.28) + Trung Phong (C.4) trị sán khí ( Y Học Cương Mục).
21. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị Tỳ Vị dương hư, hàn trệ ở Can, tay chân quyết lãnh, nặng thì nôn mửa, bụng đau, tiêu chảy, lưỡi nhạt, bệu, mạch Trầm Tế muốn tuyệt (Thương Hàn Luận Châm Cứu Phối Huyệt Tuyển Chú).
22. Phối Đản Trung (Nh.17) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Nhũ Căn (Vi.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị sữa không thông (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
23. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tay chân đau nhức (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Hành Gian (C.2) + Ngũ Lý trị gan viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Lãi Câu (C.5) trị dịch hoàn viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5-1 thốn, có thể châm thấu Dũng Tuyền (Th.1)
- Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo :
( Thiên ‘Quyết Bịnh’ ghi: “Chứng quyết Tâm thống làm cho sắc mặt tái xanh như màu xác chết, suốt ngày không thở được một hơi dài, gọi là chứng ‘Can Tâm Thống’ thủ huyệt Hành Gian (C.2) và Đại (Thái) Xung (LKhu.24, 14).
( Thiên ‘Thích Ngược’ghi :”Bệnh ngược phát từ kinh túc Quyết âm khiến cho người ta đau yếu, bụng dưới đầy, tiểu không thông, giống như bí tiểu mà không phải bí tiểu nhưng lại muốn đi tiểu luôn, sợ sệt, khí bất túc, trong bụng thấy khó chịu... pHải châm túc Quyết âm [ Thái Xung ] (TVấn.36, 6).
( Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: Bụng dưới đầy trướng, thích ở huyệt Túc Quyết Âm [là Thái Xung - C.3] (TVấn.41, 19).
( “Thái Xung + Lương Khâu (Vi.34) dùng phép tả, ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút, trị 50 cas tuyến vú viêm cấp. Khỏi tất cả. Nhiều nhất là châm 2 lần” Trung Quốc Châm cứu Tạp Chí 1985, 5: 37).•
4 - TRUNG PHONG
Tên Huyệt: Huyệt ở giữa (trung) mắt cá và tạng bên trong (nội phong) vì vậy gọi là Trung Phong (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Huyền Tuyền.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 4 của kinh Can.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
Vị Trí : Ở phía trước bờ dưới mắt cá trong 1 thốn, nơi chỗ lõm ở bờ trong gân cơ chày trước, khe khớp xương sên và xương gót, giữa huyệt Giải Khê (Vị) và Thương Khâu (Tỳ).
Giải Phẫu : Dưới da là bờ trong gân cơ chầy trước, khe khớp của xương sên và xương gót.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng: Sơ Can, thông lạc.
Chủ trị: Trị vùng bụng dưới đau, thoát vị (sán khí), tiểu không được, dương vật đau, di tinh, gan viêm.
Phối Huyệt:
1. Phối Hành Gian (C.2) trị tiểu buốt (Thiên Kim Phương).
2. Phối Tứ Mãn (Th.14) trị cổ trướng (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Thần Khuyết (Th.8) + Thuỷ Phân (Nh.9) trị vùng rốn đau (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Thái Xung (C.3) trị chân đau, đi đứng khó khăn (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị gan viêm vàng da (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Can Du (Bq.18) + Ế Minh trị gan viêm siêu vi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,5-1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo : Thiên ‘Thích Ngược Luận’ : “Bệnh sốt rét, phát từ Can, sắc mặt tái xanh, hay thở dài như người sắp chết, nên thích Túc Quyết Âm (huyệt Trung Phong) cho ra máu” (TVấn.36, 9).
5 - LÃI CÂU
Tên Huyệt: Lãi = con mọt đục trong thân cây. Câu = rãnh nước lõm như hình cái ao. Huyệt nằm ở vùng xương ống chân, ở chỗ lõm có hi2nh dạng như con mọt, vì vậy, gọi là Lãi câu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Lây Cấu.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính: Huyệt Lạc, nơi xuất phát kinh Biệt Can.
Vị Trí : Ở bờ sau xương chày, cách trên đỉnh mắt cá trong 5 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là mặt trước-trong của xương chày.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác Dụng : Sơ can, lợi khí, thông lạc.
Chủ trị : Khớp xương chậu viêm, tiểu bí, di tinh, liệt dương.
Phối Huyệt : Phối Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3) trị dịch hoàn viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng vào bờ sau xương chày, sâu 0,5- 0,8 thốn. Trị cơ thể đau: hướng mũi kim lên bờ sau xương chày 1,5 - 2 thốn, sau khi đắc khí, vê mạnh có cảm giác căng tức lan lên đầu gối hoặc lan tới vùng bộ phận sinh dục. Cứu 1-3 tráng, ôn cứu 3-5 phút.
Tham Khảo : Thiên ‘Thích Yêu Thống’ (TVấn.41) ghi: Khi kinh Can bị tổn thương, vùng thắt lưng sẽ đau nhức, thân thể có cảm giác căng như dây cung, châm huyệt Can (huyệt Lãi Câu) ở bắp chân châm cho ra máu.
6 - TRUNG ĐÔ
Tên Huyệt: Huyệt ở giữa (trung) rãnh nhỏ xương chầy (coi như 1 khu = đô), vì vậy gọi là Trung Đô (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Thái Âm, Trung Khích.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Can.
+ Huyệt Khích, châm khi có rối loạn khí của Can.
Vị Trí : Ở bờ sau xương chày, trên mắt cá trong 7 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là mặt trên-trong của xương chày.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Chủ trị: Trị kinh nguyệt rối loạn, đau do thoát vị, các khớp chi dưới đau.
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Huyệt này trở nên mẫn cảm (đau) (75%) đối với những người đang bị gan viêm truyền nhiễm (Châm Cứu Học Từ Điển).
7 - TẤT QUAN
Tên Huyệt: Huyệt ở phía trước dưới (như cửa ải = quan) của đầu gối (tất) vì vậy gọi là Tất Quan.
Tên Khác : Tất Dương Quan.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 7 của kinh Can.
Vị Trí : Ở bờ sau dưới lồi cầu trong xương chầy, ngang huyệt Âm Lăng Tuyền (Ty.9), cách sau 1 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là phần trên cơ sinh đôi trong, cơ kheo, chỗ bám của gân cơ bán mạc vào mặt sau xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau và nhánh của dây thần kinh hông.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Chủ trị: Trị khớp gối đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Âm Thị (Vi.33) + Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) trị đầu gối đau nhức (Châm Cứu ĐạiThành).
2. Phối Uỷ Trung (Bq.40) trị đầu gối sưng đỏ, đau (Châm Cứu ĐạiThành).
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1-1,5 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
8 - KHÚC TUYỀN
Tên Huyệt : Huyệt ở chỗ lõm (giống con suối = tuyền) đầu nếp gấp trong nhượng chân (giống hình đường cong = khúc) khi gấp chân, vì vậy gọi là Khúc Tuyền.
Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 8 của kinh Can.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ, huyệt Bổ.
Vị Trí : Ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, nơi khe giữa của bờ trước gân cơ bán mạc và cơ thẳng trong.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa gân cơ bán mạc và gân cơ thẳng trong, đầu trên cơ sinh đôi trong, khe khớp kheo.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông keo to và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác Dụng : Thanh thấp nhiệt, tiết Can Hoả , lợi Bàng Quang, thư cân lạc.
Chủ trị : Trị khớp gối và tổ chức phần mềm quanh khớp gối viêm, đau do thoát vị (sán khí), liệt dương, di tinh, viêm nhiễm ở hệ tiết niệu và sinh dục.
Phối Huyệt :
1. Phối Ngũ Lý (C.10) trị tiêu ra máu (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Dương Quan (Đ.33) + Lương Khâu (Vi.34) trị đầu gối co rút không co duỗi được (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
3. Phối Hành Gian (C.2) trị động kinh, dịch hoàn đau (Tư Sinh Kinh)
4. Phối Tất Quan (C.7) trị gối đau (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Chí Âm (Bq.67) + Trung Cực (Nh.3) trị thất tinh (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị tửcung sa (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Âm Giao (Nh.7) + Chiếu Hải (Th.6) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) [đều Tả ] trị các loại sán khí (Tịch Hoằng Phú).
8. Phối Âm Giao (Nh.7) + Chiếu Hải (Th.6) trị sán khí (Tịch Hoằng Phú).
9. Phối Đại Trữ (Bq.11) trị phong tý, gân cơ yếu (Trữu Hậu Ca).
10. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Khí Hải (Nh.6) trị dưới rốn lạnh đau (Thần Cứu Kinh Luân).
11. Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Phúc Kết (Ty.14) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Liêm (Đtr.10) + Thủy Phân (Nh.10) + Trung Phong (C.4) + Tứ Mãn (Th.14) trị quanh rốn đau nhiều (Vệ Sinh Bảo Giám).
12. Phối Cấp Mạch (C.12) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị sán khí, đau do thoái vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo : “Khúc Tuyền chủ lung bế” (Tư Sinh Kinh).
9. ÂM BAO
Tên Huyệt : Huyệt nằm ở vùng âm, Bao ở đây có ý chỉ là huyệt bao bọc cho tạng bên trong vì huyệt là cửa ngõ (gian) của túc Thiếu Âm Thận và túc Thái Âm Tỳ (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 9 của kinh Can.
Vị Trí : Ở cách lồi cầu trên trong xương đùi 4 thốn, hoặc từ huyệt Khúc Tuyền (C.8) đo lên 4 thốn, giữa cơ rộng trong và cơ may.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ may và cơ thẳng trong, cơ khép lớn, cơ rộng trong, mặt trong xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi để các nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
Chủ trị : Trị thắt lưng đau, cơ đùi trong viêm, bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều, tiểu khó.
Phối Huyệt : Phối Lãi Câu (C.5) trị kinh nguyệt không đều (Tư Sinh Kinh).
Châm Cứu : Châm thẳng 1-1,5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
10 - NGŨ LÝ
Tên Huyệt : Huyệt ở trên cơ gian 5 thốn, cùng tên với huyệt Thủ Ngũ Lý, vì vậy gọi là Túc Ngũ Lý (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Túc Ngũ Lý.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 10 của kinh Can.
Vị Trí : Ở bờ trong đùi, dưới huyệt Âm Liêm 1 thốn, hoặc dưới nếp nhăn của bẹn 3 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ lược và cơ khép nhỡ, cơ khép bé và các cơ bịt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Chủ trị: Trị vùng bụng dưới đau, tiểu dầm, tiểu bí, ghẻ lở vùng bìu dái.
Phối Huyệt: Phối Lệ Đoài (Vi.45) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) + Tam Gian (Đtr.3) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị thích nằm, tay chân không muốn cử động (Thiên Kim Phương).
Châm Cứu: Châm thẳng 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu vì dễ gây tổn thương bó mạch thần kinh đùi.
11 - ÂM LIÊM
Tên Huyệt Huyệt nằm ở vị trí gần (liêm) âm hộ, vì vậy gọi là Âm Liêm.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 11 của kinh Can.
Vị Trí : Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, sờ động mạch nhảy ở bẹn, huyệt nằm sát bờ trong động mạch đùi, hoặc dưới nếp nhăn của bẹn 1 thốn
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ lược và cơ khép nhỡ, cơ khép bé và các cơ bịt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Chủ trị : Trị thần kinh đùi đau, vùng thắt lưng và đùi đau, mặt trong đùi đau, chi dưới liệt, kinh nguyệt rối loạn, phụ nữ không con.
Phối Huyệt : Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị kinh bế (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 1-2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Tránh làm tổn thương bó mạch thần kinh đùi.
Tham Khảo :
( “Đàn bà không con, cứu Âm Liêm 3 tráng vào trước hoặc sau khi có kinh thì dễ có con” (Loại Kinh Đồ Dực).
12 - CẤP MẠCH
Tên Huyệt : Huyệt nằm ở vùng động mạch bẹn, hễ xung động thì cấp, vì vậy gọi là
Cấp Mạch (Trung Y cương Mục).
Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (TVấn.59).
Đặc Tính : Huyệt thứ 12 của kinh Can.
Vị Trí : Ở bờ trên xương mu 1 thốn, đo ngang ra 2,5 thốn nằm trên nếp lằn của bẹn, dưới cung đùi.
Giải Phẫu : Dưới da là cung đùi Fallope, khe cơ lược và cơ khép nhỡ, cơ khép bé và cơ bịt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh bịt.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
Chủ trị : Trị bụng dưới đau, mặt trong đùi đau, dương vật đau, tử cung sa.
Phối Huyệt :
1. Phối Đại Đôn (C.1) + Quan Nguyên (Nh.4) trị dịch hoàn viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Đô (C.6) trị âm hộ hoặc dương vật đau. (Châm Cứu Học Việt Nam).
Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú : Tránh làm tổn thương bó mạch thần kinh đùi.
13 - CHƯƠNG MÔN
Tên Huyệt: Chương = chướng ngại; Môn = khai thông. Huyệt là hội của Tạng, là cửa cho khí của 5 tạng xuất nhập, vì vậy, gọi là Chương Môn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Lặc Liêu, Quý Lặc, Trường Bình.
Xuất Xứ : Sách Mạch Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 13 của kinh Can.
+ Huyệt Hội của Tạng.
+ Huyệt Mộ của kinh Tỳ, là huyệt chẩn đoán bệnh ở Thái Âm [Phế + Tỳ] (Manaka).
Vị Trí : Ở đầu xương sườn tự do thứ 11.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, đầu xương sườn 11, phúc mạc, bờ dưới gan hoặc lách, đại trường lên hoặc xuống.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới cùng và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần knh D10.
Tác Dụng: Hóa tích trệ ở trung tiêu, trợ vận hóa, tán hàn khí ở ngũ tạng.
Chủ trị: Trị vùng hông sườn đau, tiêu hóa kém, tiêu chảy , gan viêm, lách viêm.
Phối Huyệt:
1. Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị thạch Thuỷ (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Uyên Dịch (Đ.22) trị mã đao, mụn nhọt (Giáp Ất Kinh).
3. Phối Dương Giao (Đ.35) + Thạch Môn (Nh.5) trị bôn đồn, khí nghịch lên (Thiên Kim Phương).
4. Phối Cách Du (Bq.17) + Thượng Quản (Nh.13) trị nôn ra thức ăn (Thiên Kim Phương).
5. Phối Thứ Liêu (Bq.32) trị eo lưng đau không xoay trở được (Châm Cứu Tụ Anh).
6. Phối Cách Du (Bq.17) + Đại Đôn (C.1) + Liệt Khuyết (P.7) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiểu ra máu (Loại Kinh Đồ Dực).
7. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Thái Bạch (Ty.3) trị táo bón (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Thái Bạch (Ty.3) trị táo bón (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Chi Câu (Tt.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Ủy Trung (Bq.40) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Trung Quản (Nh.12) trị bỉ khí lâu ngày không tiêu ở trẻ nhỏ (Vệ Sinh Bảo Giám).
11. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thực Độc ((Ty.17) trị hông sườn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12. Phối Thiên Xu (Vi.25) trị nuốt chua (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) trị kiết l (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14. Phối Bỉ Căn + Kỳ Môn (C.14) + Vị Du (Bq.19) trị giun móc, gan và lách sưng to (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15. Phối Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị ruột viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú:
( Không châm sâu vì có thể vào gan (bên pHải) và lách (bên trái).
( Người có bệnh huyết áp cao, bấm vào huyệt Chương Môn và Kinh Môn thường thấy đau (Châm Cứu Học Từ Điển).
Tham Khảo :
( “Nếu Khí tích ở vùng ngực và bụng gây đầy trướng, hơi thở suyễn, khí nghịch lên trên, nên châm tả các huyệt Đại Nghinh, Thiên Đột, Hầu Trung (Liêm Tuyền)... và huyệt nằm bên dưới sườn cụt 1 thốn là huyệt Chương Môn” (LKhu.59, 8).
( “Tả Chương Môn có tác dụng sơ Can, hòa Đởm; Bổ Chương Môn có tác dụng kiện Tỳ, ích Vị; Phối hợp với cứu ngải có tác dụng kiện Tỳ thổ” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
14 - KỲ MÔN
Tên Huyệt : Kỳ = chu kỳ. Trong cơ thể con người, 12 Kinh mạch bắt đầu từ huyệt Vân Môn (P.2), lưu chuyển và kết thúc ở huyệt Kỳ Môn. Vì huyệt nằm ở cuối chu kỳ, vì vậy, gọi là Kỳ Môn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Can Mộ.
Xuất Xứ : Thương Hàn Luận.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 14 của kinh Can.
+ Huyệt Mộ của kinh Can.
+ Huyệt hội với Âm Duy Mạch, túc Thái Âm và túc Quyết Âm.
+ Nhận một mạch của kinh Tỳ.
Vị Trí : Huyệt nằm trên đường thẳng ngang qua đầu ngực, trong khoảng gian sườn (của sườn) thứ 6-7.
Giải Phẫu : Dưới da là cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn 6, bên phải là gan, bên trái là lách.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh gian sườn 6.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
Tác Dụng : Thanh huyết nhiệt, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, tiêu ứ, bình can, lợi khí.
Chủ trị : Trị màng ngực viêm, gan viêm, ngực đau, thần kinh liên sườn đau.
Phối Huyệt :
1. Phối Trường Cường (Đc.1) + Thiên Đột (Nh.22) + Hiệp Bạch (P.4) + Trung Xung (Tb.9) trị tâm thống, hụt hơi (Thiên Kim Phương ).
2. Phối Khuyết Bồn (Vi.12) trị giữa ngực nóng, dưới sườn tức hơi (Thiên Kim Phương ).
3. Phối Khí Hải (Nh.6) + Khúc Trì (Đtr.11)trị thương hàn phát cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ruột sôi, vùng dạ dày, ruột bị đầy trướng (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Lao Cung (Tb.8) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Ôn Lưu (Đtr.7) trị thương hàn làm cho cổ cứng (Bách Chứng Phú).
7. Phối Đại Đôn (C.1) trị thoát vị, sán khí (Ngọc Long Ca).
8. Phối Tam Lý (Vi.36) trị thương hàn không ra mồ hôi (Thiên Tinh Bí Quyết).
9. Phối Gian Sử (Tb.5) + Thiên Đột (Nh.22) trị khan tiếng (Thần Cứu Kinh Luân).
10. Phối cứu Đàn Trung (Nh.17) + Trung Quản (Nh.12) trị nấc (Y Học Cương Mục).
11. Phối Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) trị ngực và hoành cách mô đau (Châm Cứu Toàn Thư).
12. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Xung (C.3) trị hông sườn đau loại thực chứng (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
13. Phối Thiên Phủ (P.3) trị gan viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14. Phối Tỳ Du (Bq.20) + Trường Cường (Đc.1) trị gan viêm, vàng da cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15. Phối cứu Túc Tam Lý (Vi.36) trị nấc cụt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) trị thần kinh liên sườn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Trung Phong (C.4) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị gan viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm xiên hoặc luồn kim dưới da, sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 3-7 tráng, Ôn cứu 5-15 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu vì dưới là gan (bên pHải) và kết trường ngang, đáy dạ dầy (bên trái).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét