ĐẠI THẢO KHẤU


Cây thảo cao tới 3m. Lá hình mũi mác nhọn, thường nhẵn cả hai mặt, dài tới 0,7m, rộng 0,1m, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ tù, độ 1cm, có lông mềm.

ĐẠI THẢO KHẤU    大 草 蔻
Alpinia speciosa (Wendl) K Schum.

 Tên Việt Nam: Riềng ấm, Sẹ nước, Gừng ấm, Thảo đậu khấu, Giương am.
Tên khác: Diễm sơn khương, Thảo khấu, Thảo đậu khấu.
Tên khoa học: Alpinia speciosa (Wendl) K Schum. (Alpinia nutans Rosa.,Alpinia katsumadai Hayata).
Họ khoa học: Gừng (Zingiberaceae).
Mô tả: Cây thảo cao tới 3m. Lá hình mũi mác nhọn, thường nhẵn cả hai mặt, dài tới 0,7m, rộng 0,1m, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ tù, độ 1cm, có lông mềm. Cụm hoa lá chùy nghiêng, dài tới 0,3m, màu đỏ, có lông vàng; lá bắc không có hoặc rất nhỏ và dễ rụng, lá bắc con kèm theo 2-3 hoa to, đẹp màu trắng có đỉnh tía. Đài hình chuông, có 2-3 răng. Tràng có ống ngắn và các thùy hình bầu dục, tù lõm. Bao phấn dạng góc, nhẵn, dài bằng chỉ nhị, nhị lép tiêu giảm thành 2 răng nhọn. Cánh môi hình trái xoan, màu vàng viền đỏ, có 3 thuỳ. Bầu lởm chởm lông vàng, vòi nhụy có lông, nhụy kép khía lượn ở đỉnh. Quả nang hình cầu, nhẵn hay hơi có cạnh, có ít lông. Khi chín màu vàng, trong có 3 túi hạt, gồm nhiều hạt nhỏ sít nhau, hạt có mùi thơm cay.
Địa lý: Cây mọc hoang ở miền núi, có nhiều ở Ninh Bình.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 7-8, phơi khô, khi dùng bỏ vỏ ngoài, giã dập hạt.
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt (Semen alpiniae speciosa).
Tính vị: Vị cay sáp, Tính ấm.
Chủ trị:
+ Trị đau lạnh ở vùng bụng ngực, đầy tức hông sườn, đàm trệ, tiêu hóa kém, nôn mửa, tiêu chảy.
Liều dùng: Hạt khô 6-9g, sắc uống hoặc tán bột làm hoàn tễ.
Kiêng kỵ: Ọe khan, người tạng nhiệt kiêng dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Sốt rét lâu ngày, lách sưng cứng, da bụng dày, da thịt bủng beo, ăn uống kém: Thảo đậu khấu 9g, Nam mộc hương, Chỉ xác, Hậu phác, Nghệ đen (Nga Truật), Xạ can mỗi thứ 3g rưỡi sắc uống hay tán bột làm viên uống mỗi lần 3g rưỡi, ngày 3 lần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, lạnh bụng ngực: Thảo đậu khấu 9g, tán bột, mỗi lần uống 1,5g với nước gừng sắc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phân biệt:
. Khác với quả Đò ho (Amomum rsaoko Crevost Et Lem = Amomum arimaticum Roxb) (Xem: Thảo quả).
. Ngoài những cây Thảo đậu khấu nói trên, người ta còn dùng cây Sẹ (Alpinia globosa Horan) có ở trong rừng khắp từ Bắc chí Nam Việt Nam, dùng cây Lương Khương (Alpinia chinensis Rosae). Cây có nhiều ở miền Trung, hạt của cây này vẫn được dùng với tên là Thảo đậu khấu.
. Ở Vân Nam - Trung Quốc người ta còn thu mua quả của cây Alpinia blepharocalyx K. Schum để làm vị Thảo đậu khấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét