Dùng khi Phế và Đại Trường bị rối loạn (theo nguyên tắc phối hợp huyệt Biểu - Lý, Trong - Ngoài, Âm - Dương).
KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG (Đtr.)
(THE ARM SUNLIGHT YANG - LARGE INTESTINE. MERIDIAN - MÉRIDIEN DU GROS INTESTIN, CHEOU YANG MING)
* Vượng giờ Mão (5-7g), Hư giờ Thìn (7-9g) - Suy giờ Dậu (17-19g.
* Nhiều Khí nhiều Huyết.
*Ấn đau huyệt Thiên Xu (Vi.25) và Đại Trường Du (Bq.25).
Tạng Phủ Liên Hệ
|
Mối Quan Hệ
|
Tác Dụng
| |
Phế
|
+ Biểu – Lý
+ Mẫu Tử theo giờ lưu chuyển khí.
|
. Dùng khi Phế và Đại Trường bị rối loạn (theo nguyên tắc phối hợp huyệt Biểu - Lý, Trong - Ngoài, Âm - Dương).
. Dùng khi kinh khí của Phế kinh suy.
| |
Đ
Ạ
I
|
Bàng Quang
Tỳ
|
. Tương Sinh (Đại Trường Kim sinh Bàng Quang Thủy).
. Tương Sinh (Tỳ Thổ sinh Đại Trường Kim)
|
. Dùng khi Bàng Quang quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu).
. Dùng khi Tỳ quá thực, theo nguyên tắc ‘Thực tả tử’
Dùng khi Đại Trường quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ mẫu’)
|
T
R
Ư
|
Đởm
|
Tương Khắc (Đại Trường Kim khắc Đởm Mộc)
|
Dùng khi Đởm Thực , lấy Kim khắc Mộc.
|
Tâm
Bào
|
Tý Ngọ Đối Xứng
|
Dùng khi thời khí của kinh Đại Trường suy.
| |
Ờ
N
G
|
Vị
|
Đồng Danh (Thủ – Túc Dương Minh)
|
Dùng khi Vị có thực tà (theo nguyên tắc chọn huyệt Đồng danh hoặc Trên - Dưới .
|
Tiểu
Trường
|
Phu Thê
|
Điều hòa Âm Dương giữa Đại Trường và Tiểu Trường.
| |
Can
|
Nghịch Khí
( Quyết Âm # Dương Minh)
|
Dùng khi Can thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3).
|
ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG
Khởi đầu từ bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ, đi dọc theo mép trên của ngón tay, qua hố lào giải phẫu, đến nếp gấp bờ ngoài khuỷ tay, chạy dọc theo mé trước- ngoài cánh tay, đến đầu trên cánh tay
1/ KINH CHÍNH
Khởi đầu từ bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ, đi dọc theo mép trên của ngón tay, qua hố lào giải phẫu, đến nếp gấp bờ ngoài khuỷ tay, chạy dọc theo mé trước- ngoài cánh tay, đến đầu trên cánh tay, chỗ hõm khớp vai, * ra bờ sau vai, giao với kinh Tiểu Trường ở huyệt Bỉnh Phong, * hội với Đốc Mạch ở Đại Chùy và * đi sâu vào trong hõm xương đòn, từ đây phân ra 2 nhánh : + Một nhánh lặn vào Phế, qua cơ hoành để vào Đại Trường ; + Một nhánh từ hố xương đòn, lên cổ, hàm, đi vào giữa hàm răng dưới, vòng quanh mép miệng giao nhau ở Nhân Trung đến cánh mũi phía bên đối diện.
2/ KINH BIỆT
Khởi từ huyệt Kiên Ngung, phân thành nhiều nhánh : * Một nhánh ra sau ngực hội ở Đại Chùy, * Một nhánh đến trước ngực phân nhánh vào Đại Trường, vào Phế, nổi lên ở hố trên xương đòn (ở huyệt Phù Đột) để hội với kinh Biệt Phế.
3/ LẠC DỌC
Từ huyệt Lạc - Thiên Lịch chạy đến mo?m vai, lên cổ, vào hàm dưới, phân + một nhánh vào răng - tai và + một nhánh vào Phế.
4/ LẠC NGANG
Từ huyệt Lạc - Thiên Lịch chạy theo bờ ngoài cẳng tay vào huyệt Nguyên của Phế là Thái Uyên.
5/ KINH CÂN
Khởi lên ở bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ, đi dọc theo bờ ngoài cẳng tay, lên khuỷ tay đến đầu cánh tay, kết ở Kiên Ngung, * phân một nhánh vòng theo bả vai áp vào 2 bên cột sống, * còn một nhánh đi từ Kiên Ngung lên đến cổ, chia + một chi nhánh lên má kết ở trong xương gò má và + một chi nhánh lên trên đến góc trán, vào trong tóc, vòng quanh sọ, xuống phía hàm đối diện cùng kinh.
TRIỆU CHỨNG KINH ĐẠI TRƯỜNG
Kinh đại trường chủ về tân dịch vì vậy, có biểu hiện : Mắt vàng, Môi miệng khô, Chảy nước mũi hoặc chảy máu cam, Họng đau, cuống họng sưng, Ngón tay trỏ không cử dộng đươc.
TRIỆU CHỨNG
* Kinh Bệnh : Cổ sưng, răng hàm dưới đau, vai đau, cẳng tay đau, ngón tay trỏ khó cử động. Nếu tà khí ở kinh thịnh thì có thể sưng đau. Nếu kinh khí suy thì sợ lạnh ở nơi đường kinh đi qua.
* Phủ Bệnh : Mắt vàng, miệng khô, họng đau, chảy máu mũi, bụng đau, bụng sôi. Nếu hàn thì tiêu chảy. Nếu nhiệt thì phân nhão, dính hoặc táo bón. Tà khí thịnh thì sốt cao, có thể phát cuồng.(Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Đại Trường khí Thực : dễ bị nhiệt và sưng thủng. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 3 lần.
* Đại Trường khí Hư : Dễ bị hàn và run rẩy. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn mạch Thốn Khẩu.
* Đại Trường Hàn :Bụng đau, ruột sôi, đại tiện lỏng, lưỡi trắng, mạch Kết.
* Đại Trường Nhiệt : Bụng đầy, bụng đau, táo bón, xích bạch lỵ, trường ung, rêu lưỡi vàng khô, mạch Sác, Thực.
* Đại Trường Hư : Tiêu chảy lâu ngày không cầm, thoát giang, bụng lạnh, cơ thể tê, sắc mặt không tươi, lưỡi trắng, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.
* Đại Trường Thực : Bụng đau, không thích ấn,táo bón, lỵ, lưỡi hơi bệu, mạch Thực, có lực.
KINH CHÍNH
* RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
+ Răng đau, Họng viêm, cổ sưng và đau.
KINH BIỆT
. Đau từng cơn, Khó thở, Hen suyễn, Tai ù từng cơn, Nóng ở ngực và sưng bên ngực, . Đột ngột câm, lưỡi cứng.
KINH CÂN
. Đau nhức hoặc co rút cơ theo đường kinh đi qua, Cánh tay không giơ lên cao được.
. Khớp tay viêm, Xoang mũi viêm, Cổ gáy không xoay trở được.
LẠC DỌC
+ THỰC: Răng sâu, Tai đau.
+ HƯ: Răng lạnh, Ngực và hoành cách mô đau tức, bồn chồn (chứng tý cách)
LẠC NGANG
* RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:
Kinh Đại Trường chủ về tân dịch, vì vậy, có biểu hiện : Mắt vàng, Môi miệng khô, Chảy nước mũi hoặc chảy máu cam, Họng đau, cuống họng sưng, Ngón tay trỏ không cử dộng đươc.
* THỰC : Cảm giác nóng và sưng.
. HƯ : Rét run.
ĐIỀU TRỊ KINH ĐẠI TRƯỜNG
Đại Trường Thực : Hành khí, thông phủ. Chọn huyệt ở kinh Vị, mạch Nhâm và huyệt Hợp ở dưới của Đại Trường làm chính. Châm tả, không cứu. Châm tả huyệt Nhị Gian (Đtr.2) vào giờ Mão [5-7g], (đây là huyệt Thủy - Kim sinh Thủy - Thực tả tử).
* Đại Trường Hàn : Tán hàn, chỉ tả. Chọn Mộ huyệt của kinh Đại Trường + huyệt Hợp ở dưới làm chính. Châm tả, cứu nhiều.
* Đại Trường Nhiệt : Thanh nhiệt, tả kết. Chọn huyệt ở kinh Vị hoặc huyệt Mộ của Đại Trường + huyệt Hợp ở cùng.` làm chủ. Châm tả hoặc dùng kim tam lăng châm ra máu. Không cứu.
* Đại Trường Hư : Chỉ trường, cố thoát. Chọn huyệt ở mạch Nhâm, mạch Đốc, kinh Vị, kinh Tỳ làm chính. Châm bổ, cứu nhiều. Châm bổ huyệt Khúc Trì (Đtr.11) vào giờ Thìn [ 7-9g] (Đây là huyệt Thổ, Thổ sinh Kim - Hư bổ mẫu).
* Đại Trường Thực : Hành khí, thông phủ. Chọn huyệt ở kinh Vị, mạch Nhâm và huyệt Hợp ở dưới của Đại Trường làm chính. Châm tả, không cứu. Châm tả huyệt Nhị Gian (Đtr.2) vào giờ Mão [5-7g], (đây là huyệt Thủy - Kim sinh Thủy - Thực tả tử).
+ KINH CHÍNH :
* THỰC :
Tả : Nhị Gian (Đtr.2 + h.Tả), Hợp Cốc (Nguyên - Đtr.4), Thiên Lịch (Lạc - Đtr.6), Khúc Trì (Hợp - Đtr.11 ), Đại Trường Du (Bq. 25)
Phối : Xích Trạch (P.5), Thông Cốc (Bq.66), Nhiên Cốc (Th.2), Thiên Xu (Vị.25)
* HƯ :
Bổ: Khúc Trì (huyệt Bổ), Hợp Cốc (Nguyên - Đtr.4), Thiên Lịch (Lạc - Đtr.6), Đại Trường Du (Bq. 25), Thiên Xu (Vị. 25), Thái Uyên (P.9),
Phối : Túc Tam Lý (Vị.36), Vị Du (Bq.21), Trung Quaœn (Nh.12), Khúc Tuyền (C.8).
LẠC NGANG
* THỰC:
Tả : Thiên Lịch (Lạc - Đtr.6), Bổ : Thái Uyên (Nguyên - P.9)
* HƯ :
Bổ : Hợp Cốc (Nguyên - Đtr.4), Tả : Liệt Khuyết (Lạc - P.7)
LẠC DỌC
* THỰC : Tả : Thiên Lịch (Đtr.6).
* HƯ:
Bổ : Liệt Khuyết (P.7), Tả: Hợp Cốc (Đtr.4)
KINH BIỆT
* RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:
* THỰC :
Tả :
+ Phía đối bên bệnh : Trung Xung (Tb.9), Quan Xung (Ttu.1),
+ Phía bên bệnh :Đại Lăng (Tb.7), Trung Chử (Ttu.3) (không dùng huyệt kinh Đại Trường vì khí của Đại Trường thực sẽ tràn ra vùng ngực ở kinh Tâm Bào và Tam Tiêu)
* RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN :
Âm Khích (Khích -Tm.6), Ôn Lưu (Khích - Đtr7), Túc Tam Lý (Hợp - Vị.36), Khúc Trì (Bổ-Đtr.11), Kiên Ngung (Đtr.15), Phù Đột (Đtr.18).
KINH CÂN
THỰC : Tả: A thị huyệt kinh Cân. Bổ : Khúc Trì (huyệt Hợp + huyệt Bổ), Thương Dương (Tỉnh)
Phối : Tam Gian (Du), Bản Thần (Đ)
HƯ : Bổ: Cứu A thị huyệt kinh Cân, Thương Dương (Tỉnh - Đtr.1), Tả: Nhị Gian (Vinh + h.Tả - Đtr.2).
Phối: Tam Gian (Du - Đtr.3), Khúc Trì (Hợp - Đtr.11), Bản Thần (Đ.13).
ĐƯỜNG KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG TỔNG QUÁT
ĐƯỜNG KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG TỔNG QUÁT
HÌNH KINH THỦ DƯƠNG MINH BIỆT ĐẠI TRƯỜNG
HÌNH KINH THỦ DƯƠNG MINH BIỆT ĐẠI TRƯỜNG
HÌNH KINH THỦ DƯƠNG MINH CÂN ĐẠI TRƯỜNG
HÌNH KINH THỦ DƯƠNG MINH CÂN ĐẠI TRƯỜNG
HÌNH HUYỆT VỊ KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG
HÌNH HUYỆT VỊ KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG
CÁC HUYỆT CỦA THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH.
1 .THƯƠNG DƯƠNG
* Tên Huyệt : Huyệt thuộc kinh Dương Minh ( thuộc Dương), là nơi tiếp nhận khí từ Phế (âm) chuyển sang ( như 1 hình thức buôn bán - thương), vì vậy gọi là Thương Dương (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác: Tuyệt Dương.
* Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 1 của kinh Đại Trường.
+ Tỉnh huyệt của kinh Đại Trường, thuộc hành Kim.
+ Nơi nhận khí của Phế kinh chuyển đến.
+ Điểm khở i đầu Kinh Cân Đại Trường.
* Vị Trí : Huyệt ở góc ngoài chân móng ngón tay trỏ cách khoảng 1mm.
* Giải Phẫu : Dưới da là phía ngoài chỗ bám gân duỗi ngón trỏ của cơ duỗi chung các ngón tay, bờ ngoài đốt 3 xương ngón tay trỏ.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
* Tác Dụng: Gia?i biểu, thoái nhiệt, sơ tiết tà nhiệt ở Dương minh kinh.
* Chu? Trị: Trị ngón tay trỏ đau, ngón tay trỏ tê, răng đau, hàm đau, họng đau, thần kinh mặt đau do rối loạn ở kinh cân, tai ù, điếc, sốt cao mê sảng, mắt đau nhức.
* Phối Huyệt :
1. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Quan Xung (Ttu.1) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) trị nhiệt bệnh mà mồ hôi không ra (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Cự Liêu (Vi.3) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Lạc Khước (Bq.8) + Thừa Quang (Bq.6) + Thượng Quan (Đ.3) trị cận thị, thanh manh (Thiên Kim Phương).
3. Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Hiệp Khê (Đ.43) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lao Cung (Tb.8) + Lệ Đoài (Vi.45) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị sốt không ra mồ hôi (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong bất tỉnh, đờm khò khè (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Thái Khê (Th.3) trị sốt rét thể hàn (Bách Chứng Phú).
6. Dùng kim tam lăng châm nặn máu Thương Dương (Đtr.1) + Thiếu Thương (P.11) + Trung Xung (Tb.9) + Thiếu Xung (Tm.9) trị trúng phong bất tỉnh (Loại Kinh Đồ Dực).
* Châm Cứu: Châm xiên hoặc thẳng, sâu 0,1 - 0,2 thốn. Cứu 1 - 3 tráng. Ôn cứu 5 - 10 phút.
* Ghi Chú :Trường hợp sốt cao, họng viêm cấp, bất tỉnh, dùng kim Tam lăng châm cho ra máu.
*Tham Khảo :
( “Thiên ‘Thích Nhiệt’ ghi : “ Bệnh nhiệt, đầu tiên đau ở cánh tay, châm thủ Dương minh (Thương Dương) và Thái âm (Thiếu Thương), mồ hôi ra thì thôi” (TVấn 32, 31).
( “Thiên ‘Mậu Thích Luận’ ghi : “Tà khách ở lạc của thủ Dương minh làm cho người ta bị khí đầy tức ở ngực, suyễn, thở gấp, hông sườn tức, giữa ngực nóng, châm ở gốc móng ngón tay trỏ (Thương Dương) và ngón cái (Thiếu Thương), cách khoảng 1 lá hẹ. Đau bên phải châm bên trái, đau bên trái châm bên phải. Ăn xong bữa thì khỏi bệnh” (TVấn 63, 12).
2.NHỊ GIAN
* Tên Huyệt : Nhị = 2; Gian = khoảng trống. Huyệt ở khoảng giữa lóng tay 2 và 3, lại là huyệt thứ 2 của kinh Đại Trường, vì vậy, gọi là Nhị Gian (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác : Chu Cốc, Gian Cốc .
* Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
* Đặc Tính :
+ Vinh huyệt (Huỳnh huyệt), thuộc hành Thủy.
+ Huyệt Tả của kinh Đại Trường.
* Vị Trí : Huyệt ở chỗ lõm, phía trước và bờ ngoài khớp xương bàn và ngón trỏ, trên đường tiếp giáp da gan tay, mu tay.
* Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ gian cốt mu tay và xương Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
* Tác Dụng: Tán tà nhiệt, lợi yết hầu.
* Chu? Trị : Trị ngón tay trỏ đau, bàn tay đau, răng đau, họng đau, vai đau, lưng đau, liệt mặt, sốt.
* Phối Huyệt :
1. Phối Tam Gian (Đtr.3) trị thích nằm, muốn ngủ (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Tiền Cốc (Ttr.2) trị mắt viêm cấp (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Âm Khích (Tm.6) trị sợ lạnh (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị mắt có màng (Châm Cứu Tụ Anh).
5. Phối Dương Khê (Đtr.5) trị răng sưng, họng sưng đau (Tịch Hoằng Phú).
6. Phối Gian Sử (Tb.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ky Môn (Tb.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thần Đạo (Đc.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thương hàn đầu đau, người sốt (Loại Kinh Đồ Dực).
7. Phối Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị đầu đau, răng đau, họng sưng (Thiên Tinh Bí Quyết).
* Châm Cứu : Châm thẳng 0,1 - 0,3 thốn. Cứu 1 - 3 tráng. Ôn cứu 5 - 10 phút.
3.TAM GIAN
* Tên Huyệt: Huyệt ở cuối lóng (gian) ngón tay trỏ, lại là huyệt thứ 3 của kinh Đại Trường, vì vậy gọi là Tam Gian (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác : Thiếu Cốc, Thiếu Cốt, Tiểu Cốc.
* Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu 2).
* Đặc Tính : Du huyệt, thuộc hành Mộc.
* Vị Trí : Tại chỗ lõm, sau và ngoài khớp xương bàn - ngón trỏ, trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay.
* Giải Phẫu : Dưới da là cơ gian cốt mu tay, cơ khép ngón tay cái và xương.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.
* Tác Dụng: Tiết tà nhiệt, điều phu? khí.
* Chủ Trị: Trị ngón tay trỏ viêm, lưng bàn tay đau, mắt đau, răng hàm dưới đau, họng đau, thần kinh sinh ba đau.
* Phối Huyệt :
1. Phối Dương Khê (Đtr.5) trị họng sưng đau (Thiên Kim Phương ).
2. Phối Tiền Cốc (Ttr.3) trị mắt đau cấp (Thiên Kim Phương ).
3. Phối Lao Cung (Tb.8) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị miệng nóng, họng khô, trong miệng lở (Thiên Kim Phương).
4. Phối Chính Doanh (Đ.17) + Đại Nghênh (Vi.5) trị răng đau (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Thương Dương (Đtr.1) trị suyễn mạn (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Thiếu Thương (P.11) trị môi khô, uống không xuống (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Thận Du (Bq.23) trị sống lưng đau (Tịch Hoằng Phú).
8. Phối Toàn Trúc (Bq.2) trị mắt có màng (Bách Chứng Phú).
9. Phối Kinh Cừ (P.8) + Ngư Tế (P.10) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mồ hôi ra khắp cơ thể (Loại Kinh Đồ dực).
10. Cứu Tam Gian (Đtr.3) 21 tráng, phối cứu Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Thiên Trì (Tb.1) đều 14 tráng trị loa lịch, lao hạch (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Châm Tam Gian (Đtr.3) luồn kim dưới da tới Hợp Cốc (Đtr.4), châm 3 bổ, 3 ta?, thấy trong bụng thông thì rút kim, trị bụng đầy trướng (Y Học Cương Mục).
12. Phối Gian Sử (Tb.5) trị mai hạch khí (Thần Cứu Kinh Luân).
13. Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị mu bàn tay sưng đo?, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng. Ôn cứu 5 - 10 phút.
4.HỢP CỐC
* Tên Huyệt: Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng hang (cốc), vì vậy gọi là Hợp Cốc, Hổ Khẩu.
* Tên Khác: Hổ Khẩu.
* Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 4 của kinh Đại Trường.
+ Nguyên huyệt, huyệt hấp thu, châm trong rối loạn mạch Lạc Đại Trường, rối loạn Kinh Cân Đại Trường (khi đau và co thắt).
+ 1 trong Lục Tổng Huyệt trị vùng mắt, đầu, miệng.
* Vị Trí :
(a) Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2.
(b) Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
(c) Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.
* Giải Phẫu : Dưới da là cơ gian cốt mu tay, bờ trên cơ khép ngón tay cái, bờ trong gân cơ duỗi dài ngón tay cái.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh tay quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6-C7.
* Tác Dụng: Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, gia?i nhiệt, khu phong.
* Chủ Trị: Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, amygdale viêm, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tư? cung.
* Phối Huyệt :
1. Phối Ngũ Xứ (Bq.5) trị đầu đau do nhiệt (Thiên Kim Phương).
2. Phối Thủy Câu [Nhân Trung - Đc.26) trị môi cắn lại, không nói được (Thiên Kim Phương).
3. Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị phong chẩn, phong ngứa (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Dương Trì (Ttu.4) + Giải Khê (Vi.41) + Hậu Khê (Ttr.3) + Lệ Đoài (Vi.45) + Phong Trì (Đ.20) trị thương hàn mà mồ hôi không ra (Châm Cứu Tụ Anh).
5. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vi.40) + Thiên Đột (Nh.22) trị họng đau (Châm Cứu Tụ Anh).
6. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tay chân và mặt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).
7. Phối Gian Sử (Tb.5) + Ngư Tế (P.10) + Phế Du (Bq.13) + Thận Du (Th.23) trị tắc tiếng (Châm Cứu Tập Thành).
8. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Thương Dương (Đtr.1) trị sốt rét (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Lệ Đoài (Vi.45) trị răng đau, sợ gió (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Phục Lưu (Th.7) + Trung Cực (Nh.3) trị không có mạch (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Bá Lao + bổ Hợp Cốc (Đtr.4) + tả Nội Đình (Vi.44) + tả Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn không có mồ hôi (Châm Cứu Đại Thành).
12. Phối Hành Gian (C.3) + Phong Môn (Bq.12) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị sau khi bị thương hàn mà còn dư nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
13. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung (Đc.26) + Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn sinh ra co cứng, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).
14. Phối Đản Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị phụ nữ không có sữa (Châm Cứu Đại Thành).
15. Phối Hành Gian (C.3) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mụn nhọt mọc khắp cơ thể (Châm Cứu Đại Thành).
16. Phối Thiên Phủ (P.3) trị chảy máu cam (Bách Chứng Phú).
17. Bổ Hợp Cốc (Đtr.4) + tả Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn không có mồ hôi (Lan Giang Phú).
18. Bổ Hợp Cốc (Đtr.4) + tả Tam Âm Giao (Ty.6) trị ho do lạnh (Tịch Hoằng Phú).
19. Phối Âm Giao (Nh.7) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Xung (Vi.30) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Tập Thành).
20. Phối Thái Uyên (P.9) + Thận Du (Bq.23) trị phế ung, nôn ra mủ (Loại Kinh Đồ Dực).
21. Phối Nội Đình ( Vi.44) trị sốt rét thể hàn (Thiên Tinh Bí Quyết).
22. Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị đầu đau (Thiên Kim Thập Nhất Huyệt).
23. Phối Thái Xung (C.3) trị mũi nghẹt, trĩ mũi, mũi chảy nước (Y Học Nhập Môn).
24. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) có tác dụng phòng ngừa chứng trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
25. Phối Khúc Sai (Bq.4) + Phong Môn (Bq.12) + Thượng Tinh (Đc.23) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Thần Cứu Kinh Luân).
26. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị sinh khó, sinh ngược (Thần Cứu Kinh Luân )
27. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong không nói được, đờm nhớt nhiều (Châm Cứu Toàn Thư).
28. Phối châm ra máu góc móng ngón tay giữa + 12 Tỉnh huyệt + châm Nhân Trung (Đc.26) trị trúng phong hoặc trúng ác khí bất tỉnh (Cổ Kim Y Giám).
29. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) trị cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).
30. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Trụ (Đc.12)ï [dùng thủ pháp Thấu Thiên Lương] + Thiếu Thương (P.11) [châm ra máu] trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Tập Cẩm).
31. Phối Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị mắt sưng đỏ đau (Ngân Hải Tinh Vi).
32. Phối Thái Xung (C.3) trị mũi nghẹt, trĩ mũi (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
33. Phối Tam Âm Giao (Ty.6), cứu 14 tráng trị thất tinh, tiểu đục (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
34. Phối Tâm Du (Bq.15) + Thái Bạch (Ty.3) + Thiếu Phu? (Tm.8) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị miệng lở (Trung Hoa Châm Cứu Học).
35. Phối Hành Gian (C.3) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1) trị mắt sưng đo?, đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
36. Phối Huyết Hải (Vi.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị phong chẩn (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
37. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị chảy máu cam (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
38. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Ngư Tế (P.10) trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
39. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Trung Xung (Tb.9) trị thương hàn phát sốt (Dương- Kính-Trai Châm Cứu Toàn Thư).
40. Phối Giáp Xa (Vi.6) + Ngư Tế (P.11) + Thừa Tương (Nh.27) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hàm răng cắn chặt, mắt lệch, miệng méo (Trọng Lâu Ngọc Ngoạt).
41. Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hạ Quan (Vi.7) trị răng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
42. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị đầu đau, cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
43. Phối Phong Trì (Đ.20) trị cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
44. Phối Nội Quan (Tb.6) để gây tê khi mổ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
45. Phối Giáp Xa (Vi.6) + Khúc Trì (Đtr.11) trị chảy nước miếng (Tân Châm Cứu Học).
* Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng. Ôn cứu 5 - 10 phút.
* Ghi Chú: Có thai không châm.
*Tham Khảo :
( “Dư nhiệt chưa dứt, trước tiên châm Khúc Trì, rồi đến Túc Tam Lý và Hợp Cốc, 2 huyệt này trừ dư nhiệt rất hay” (Châm Cứu Tụ Anh).
( “Bệnh đầu, mặt, tai, mắt, mũi, miệng : lấy Khúc Trì + Hợp Cốc làm chính”(Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
( “Không mồ hôi càng nên bổ huyệt Hợp Cốc, tả huyệt Phục Lưu, tất cả cùng châm. Nếu mồ hôi chảy nhiều không cầm : Hợp Cốc thu bổ hiệu quả như thần” (Lan Giang Phú).
5.DƯƠNG KHÊ
* Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm (giống khe suối = khê) tại cổ tay, ở mu bàn tay (mu = mặt ngoài = Dương), vì vậy gọi là Dương Khê.
* Tên Khác: Trung Khôi.
* Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 5 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Hoả.
+ Huyệt dùng để châm trong bệnh cơ, xương, da.
* Vị Trí : Nghiêng bàn tay, đưa ngón tay thẳng về mu bàn tay để hiện rõ hố lào giữa gân cơ duỗi và dạng ngón cái, huyệt ở sát đầu mỏ trâm xương quay.
* Giải Phẫu : Dưới da là đầu mỏm châm-xương quay, bờ trên xương thuyền, ngoài có gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngón tay cái, trong có gân cơ duỗi dài ngón tay cái, gân cơ quay 1.
Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.
* Tác Dụng: Khu phong tiết hoả, sơ tán nhiệt ở kinh Dương Minh.
* Chủ Trị: Trị cườm tay, bàn tay đau, bàn tay viêm, đầu đau, răng đau, mắt đau, tai ù, điếc, trẻ nhỏ tiêu hóa kém, sốt.
* Phối Huyệt :
1. Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị mắt sưng đỏ (Thiên Kim Phương).
2. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhị Gian (Đtr.2) + Thiếu Thương (P.11) + Tiền Cốc (Ttr.2) + Xích Trạch (P.5) trị họng đau (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Kiên Ngung (Đtr.15) trị sốt (Bách Chứng Phú).
4. Phối Liệt Khuyết (P.7) trị bệnh ở cổ tay (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 0,3 - 0,5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
6 THIÊN LỊCH
* Tên Huyệt: Thiên = lệch về 1 bên; Lịch = đi ngang qua. Kinh Biệt của thủ Dương Minh Đại Trường nổi lên từ huyệt này và hơi đi lệch sang 1 bên để nối với kinh thủ Thái Âm Phế, vì vậy, gọi là Thiên Lịch (Trung Y Cương Mục).
* Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10)
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 6 của kinh Đại Trường.
+ Lạc huyệt của kinh Đại Trường.
+ Châm trong trường hợp mạch Lạc Dọc thực.
+ Châm phối hợp với huyệt Nguyên của Phế trong rối loạn Lạc Ngang gây ra do kinh chính Hư hoặc Thực.
* Vị Trí : Cách huyệt Dương Khê 3 thốn, trên đường nối huyệt Dương Khê và Khúc Trì .
* Giải Phẫu : Dưới da là cơ duỗi ngắn ngón tay cái, cơ dạng dài ngón tay cái.
Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng: Thanh Phế khí, điều thuỷ đạo.
* Chủ Trị: Trị cẳng tay đau, cánh tay đau, amydale viêm, liệt mặt, chảy máu cam.
* Phối Huyệt :
1. Phối Dương Khê (Đtr.5) + Lạc Khước (Bq.8) + Thương Dương (Đtr.1) + Tiền Cốc (Ttr.2) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị tai ù, điếc (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Thu? Tam Lý (Đtr.10) trị khuỷ tay và cánh tay sưng đau, khó co duỗi (Tư Sinh Kinh)
* Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn - Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
* Tham Khảo :
( “Phế chủ, Đại Trường khách. Thái âm nhiều khí ít huyết, ngực tức, lòng bàn tay nóng, ho suyễn, vùng Khuyết Bồn khó chịu, họng khô, đổ mồ hôi, phía trước vai và 2 vú đau, đờm kết ở gực, hụt hơi, sở sinh bệnh tìm huyệt gì ? Bảo rằng Thái Uyên + Thiên Lịch” (Thập Nhị Kinh Trị Chủ Khách Nguyên Lạc).
7 - ÔN LƯU
* Tên Huyệt: Ôn = dương khí, Lưu = lưu thông. Huyệt là nơi dương khí lưu thông, vì vậy gọi là Ôn Lưu (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác: Nghịch Chú , Ôn Lựu, Sà Đầu .
* Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 7 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt Khíchcủa đường kinh Đại Trường, dùng trong trường hợp kinh khí của Đại Trường bị ngưng trệ, không vận hành được.
* Vị Trí : Chỗ nổi lên trên xương quay khi bàn tay nắm chặt lại, nằm trên đường nối Dương Khê - Khúc Trì, cách Dương Khê 5 thốn.
* Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ quay 1, cơ quay 2, cơ dạng dài ngón tay cái và xương quay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Chủ Trị: Trị cánh tay đau, vai đau, tuyến mang tai viêm, miệng viêm, lưỡi viêm.
* Phối Huyệt :
1. Phối Bộc Tham (Bq.62) trị điên (Thiên Kim Phương).
2. Phối Kỳ Môn (C.14) trị thương hàn gáy cứng (Bách Chứng Phú).
3. Cứu Điều Khẩu (Vi.38) + Hạ Cự Hư (Vi.39) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Linh Đạo (Tm.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) đều 14 tráng + Ôn Lưu (Đtr.6) 14 tráng [người lớn], 7 tráng [trẻ nhỏ] trị vú sưng (Loại Kinh Đồ Dực).
* Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút
8 HẠ LIÊM
* Tên Huyệt : Huyệt ở phía dưới (hạ) huyệt Thượng Liêm, vì vậy gọi là Hạ Liêm.
* Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính : Huyệt thứ 8 của kinh Đại Trường.
* Vị Trí : Trên đường nối Khúc Trì và Dương Khê, cách Khúc Trì 4 thốn.
* Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ quay 1, cơ ngửa ngắn và xương quay.
Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Chủ Trị : Trị cánh tay và khủy tay đau, bụng đau, tuyến vú viêm.
* Phối Huyệt : Phối Ngũ Xứ (Bq.5) + Thần Đình (Đc.24) trị đầu đau (Tư Sinh Kinh).
* Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
9 THƯỢNG LIÊM
* Tên Huyệt: Liêm = phía ngang. Huyệt ở trên (thượng) huyệt Hạ Liêm 1 thốn, vì vậy gọi là Thượng Liêm (Trung Y Cương Mục).
* Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 9 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt này nhận được một 1 mạch phụ của Túc Dương Minh Vị.
* Vị Trí : Trên đường nối huyệt Khúc Trì (Đtr.11) và Dương Khê, cách Khúc Trì 3 thốn, ở bờ sau cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ ngửa ngắn
* Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ quay 1, cơ ngửa ngắn và xương quay.
Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Chủ Trị: Trị vai lưng đau, chi trên liệt, ruột sôi, bụng đau
* Phối Huyệt : Phối Hạ Liêm (Đtr.8) trị tiểu khó, tiểu vàng (Thiên Kim Phương).
* Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
10 .THỦ TAM LÝ
* Tên Huyệt: Huyệt ở dưới khủy tay 3 (tam) thốn, lại ở vùng tay (thủ), vì vậy gọi là Thủ Tam Lý (Trung Y Cương Mục). (Xem thêm ý nghĩa ở huyệt Túc Tam Lý - Vị 36).
* Tên Khác: Quỷ Tà, Thượng Tam Lý.
* Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính : Huyệt thứ 10 của kinh Đại Trường.
* Vị Trí : Dưới huyệt Khúc Trì 2 thốn, trên đường nối Khúc Trì và Dương Khê.
* Giải Phẫu : Dưới da là bờ sau cơ ngửa dài, cơ ngửa ngắn và xương quay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng: Khu phong, thông lạc, hòa Vị, lợi trường, tăng co bóp ở dạ dầy.
* Chủ Trị: Trị vai và cánh tay đau, chi trên liệt, dạ dầy viêm loét, liệt nư?a người.
* Phối Huyệt :
1. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Ôn Lưu (Đtr.7) + Phong Long (Vi.40) + Trung chử (Ttu.3) trị họng đau không nói được (Thiên Kim Phương).
2. Phối Âm Giao (Nh.7) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương, hông sườn đau (Châm Cứu Tụ Anh).
3. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phong Thị (Đ.31) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tay chân đau do phong thấp (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị ăn không tiêu (Tịch Hoằng Phú).
5. Phối Thiếu Ha?i (Tm.3) trị tay bị liệt (Bách Chứng Phú).
6. Phối cứu Côn Lôn (Bq.60) + Đan Điền (Nh.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Thị (Đ.31) + Quan Nguyên (Nh.4) để ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).
7. Phối Âm Giao (Nh.7) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5) trị lưng đau do chấn thương, hông sườn đau (Thần Cứu Kinh Luân).
8. Phối Đại Đôn (C.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Phong (C.4) trị dịch hoàn viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học)
9. Phối Trung Qua?n (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy loét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,8 - 2 thốn - Cứu 3 - 7 tráng - Ôn cứu 5 - 20 phút.
* Ghi Chú: Khi châm quá sâu gặp động mạch làm cho máu chảy không cầm, cấptốc dùng bông ép chặt vào chỗ châm để cầm máu, đồng thời đưa thẳng tay lên cao rồi châm huyệt Tam Dương Lạc (Ttu.8), sâu 0,3 thốn, vê về phía trái 10 giây rồi rút kim, máu sẽ cầm (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
11 . KHÚC TRÌ
* Tên Huyệt: Huyệt ở chỗ lõm (giống cái ao = trì) khi tay cong (khúc) lại, vì vậy gọi là Khúc Trì.
* Tên Khác: Dương Trạch, Quỷ Cự.
* Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 11 của kinh Đại Trường.
+ Hợp huyệt, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt Bổ của kinh Đại Trường.
+ Huyệt này với các loại bệnh chứng đều có thể phối hợp trị liệu có tính cách toàn thể.
+ Yếu huyệt trị bệnh ngoài da, bệnh mắt, dự phòng hóa mủ (Châm Cứu Chân Tủy).
* Vị Trí : Co khuỷ tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷ , nơi bám của cơ ngửaa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.
* Giải Phẫu : Dưới da là chỗ bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng: Sơ tà nhiệt, Gia?i biểu, Khu phong, Trừ thấp, Thanh nhiệt, Tiêu độc, Hòa vinh, Dưỡng huyết.
* Chủ Trị: Trị khuỷ tay đau, cánh tay đau, chi trên liệt, vai đau, sốt, cảm cúm, dị ứng, ngứa, da viêm, huyết áp cao.
* Phối Huyệt :
1. Phối Thiên Liêu (Ttu.15) trị vai đau không giơ lên được (Thiên Kim Phương).
2. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị bán thân bất toại (Châm Cứu Tụ Anh).
3. Phối Phục Lưu (Th.7) + Tam Lý (Vi.36) trị thương hàn sốt cao (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị họng sưng nghẹt (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Ngư Tế (P.10) + Thần Môn (Tm.7) trị nôn ra máu (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Xích Trạch (P.5) trị khớp khuỷ tay đau (Ngọc Long Ca).
7. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Kiên Ngung (Đtr.15) trị cánh tay đau nhức (Thắng Ngọc Ca).
8. Phối Thiếu Xung (Tm.9) trị sốt (Bách Chứng Phú).
9. Phối Xích Trạch (P.5) trị khủy tay đau (Bách Chứng Phúù).
10. Phối Gian Sư? (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) trị sốt không hạ (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) có tác dụng phòng ngừa trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).
12. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) +) Khổng Tối (P.6) trị tay yếu mo?i (Trung Quốc Châm Cứu Học)
13. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Xích Trạch (P.5) trị cánh tay đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu)
14. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trạch (Tb.3) + Uỷ Trung (Bq.40) trị đơn độc, phong ngứa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
15. Phối Huyết Hải (Ty.10) + Uỷ Trung (Bq.40) trị lưng có nhọt (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
16. Phối Can Du (Bq.18) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị mắt chảy nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17. Phối Đại Chùy (Đ.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong ngứa, mề đay, dị ứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18. Phối Huyết Hải (Ty.10) + Thái Xung (C.3) trị dị ứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị bụng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20. Phối Ấn Đường + Đại Chùy (Đc.14) + Thiếu Thương (P.11) trị ban chẩn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thập Tuyên trị sốt cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22. Phối Nhân Nghênh (Vi.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị huyết áp cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) +Túc Tam Lý (Vi.36) trị tím tái do tiểu cầu giảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Đại Chùy (Đc.14) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ban sở i (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Dương Trì (Ttu.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thu? Tam Lý (Vi.36) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị tay và ngón tay co rút (Châm Cứu Học Thủ Sách)
26. Phối Hạ Liêm (Đtr.9) + Uỷ Trung (Bq.40) trị bệnh tê do phong, hàn, thấp (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).
27. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị run giật, đau nhức toàn thân, các chứng phong thấp (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).
* Châm Cứu : Châm thẳng 1 - 1,5 thốn hoặc xuyên tới Thiếu hải , sâu 2 - 2,5 thốn.
- Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút..
* Ghi Chú : Trong trường hợp châm chữa chi trên liệt, châm mũi kim hơi hướng xuống mặt cong của khớp khuỷ (có cảm giác như điện giật xuống ngón tay).
*Tham Khảo :
( “Châm trị huyết áp không ổn định do mạch máu não hình thành : Châm Khúc Trì và Túc Tam Lý thường thấy huyết áp hạ xuống”( Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
(“Khúc Trì phối Tam Âm Giao thường dùng trị bệnh ngoài da có kết qủa tốt. Vì Khúc Trì chủ yếu để khứ phong, thanh nhiệt, còn Tam Âm Giao là huyệt chủ yếu trị bệnh về huyết, có tác dụng hành thấp. Bệnh ngoài da đa số do phong, thấp, nhiệt và huyết, do đó, nếu tả 2 huyệt này có tác dụng khứ phong, hành huyết , trừ thấp, giảm ngứa. Tả Khúc Trì + bổ Tam Âm Giao (Ty.6) có tác dụng khứ phong, dưỡng huyết” (Du Huyệt Công Năng Giám Biệt).
12 .TRỬU LIÊU
* Tên Huyệt: Huyệt ở sát (liêu) lồi cầu xương cánh tay (khuỷ tay = trữu) vì vậy gọi là Trữu Liêu.
* Tên Khác: Chẫu Liêu, Trẫu Liêu, Trửu Liêu, Trữu Tiêm, Trửu Tiêm.
* Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tinh: Huyệt thứ 12 của kinh Đại Trường.
* Vị Trí : Từ huyệt Khúc Trì (Đtr.11) đo xiên lên ra ngoài 01 thốn, ở bờ ngoài đầu xương cánh tay.
* Giải Phẫu : Dưới da là rãnh giữa cơ 3 đầu cánh tay ( phần rộng ngoài) và chỗ bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1 và xương cánh tay.Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
* Chủ Trị : Trị khuỷ tay đau, lồi cầu xương cánh tay viêm.
* Phối Huyệt : Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị lồi cầu xương cánh tay viêm, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải )
* Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên theo bờ trước xương cánh tay, sâu 0, 5 - 1,5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
13 .NGŨ LÝ
* Tên Huyệt:
- Mã-Nguyên-Đài khi chú gia?i thiên ‘Khí Huyết Luận’ (TVấn.58) cho rằng : châm (thích) huyệt Ngũ Lý đến 25 thích thì khí của 5 tạng sẽ kiệt mà chết. Như vậy, huyệt này là nơi (lý) có liên hệ với năm (ngũ) Tạng, vì thế gọi là Ngũ Lý.
-Huyệt ở dưới huyệt Thiên Phủ 5 (ngũ) thốn, ở giữa đại mạch (lý), lại ở vùng tay (thủ) vì vậy gọi là Ngũ Lý hoặc Thủ Ngũ Lý (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác: Thủ Ngũ Lý, Xích Chi Ngũ Lý.
* Xuất Xứ:. Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu. 10).
* Đặc Tính : Huyệt thứ 13 của kinh Đại Trường.
* Vị Trí : Huyệt ở sát bờ xương cánh tay, trên nếp gấp khuỷ (Khúc Trì) 3 thốn.
* Giải Phẫu : Dưới da là phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, vách liên cơ ngoài.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
* Chủ Trị: Trị khuỷ tay đau, cánh tay đau, lao hạch cổ, phúc mạc viêm, phổi viêm.
* Phối Huyệt :
1. Phối Lệ Đoài (Vi.45) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) + Tam Gian Đtr.3) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị thích nằm, tay chân uể oa?i (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Tý Nhu (Đtr.14) trị lao hạch (Bách Chứng Phú).
* Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 2 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
14 . TÝ NHU
* Tên Huyệt: Tên huyệt này có thể hiểu theo hai cách:
a- Vì huyệt nằm ở vùng thịt mềm (nhu) của cánh tay (tý) vì vậy gọi là Tý Nhu (Đtr.14) (Trung Y Cương Mục). Bản dịch Anh và Pháp theo ý này.
b- Vì huyệt có tác dụng châm trị cánh tay (tý) bị mềm yếu (nhu), không có sức (Châm Cứu Học Từ Điển), vì vậy gọi là Tý Nhu.
* Tên Khác: Bối Nhu, Bối Nao, Đầu Xung, Hạng Xung, Tý Nao.
* Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 14 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt giao hội của kinh Đại Trường với mạch Dương Duy và kinh Vị.
* Vị Trí : Huyệt ở đầu cuối của cơ tam giác cánh tay, trên đường nối huyệt Khúc Trì (Đtr.11) và Kiên Ngung (Đtr.15) .
* Giải Phẫu : Dưới da là đỉnh cơ Delta, bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trên vào xương, phía sau là phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mũ, các nhánh của dây thần kinh cơ da và nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
* Tác Dụng: Thông lạc, minh mục
* Chủ Trị: Trị vai đau, cánh tay đau, chi trên liệt, bệnh mắt.
* Phối Huyệt :
1. Phối cứu Đại Chùy (Đc.14) 100 tráng + Huyệt ở cách Đại Chùy (Đc.14) mỗi bên ngang ra 1,5 thốn, xuống 1 ít, cứu 30 tráng + Nhĩ Thượng + Phát Tế + Phong Trì (Đ.20), cứu theo tuổi, trị anh lựu [bướu] (Thiên Kim Dực).
2. Phối Cường Gian (Đc.18) trị cổ gáy cứng (Tư Sinh Kinh)
3. Phối Trữu Liêu (Đtr.12) trị cánh tay đau không giơ lên được (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Kiên Ngung (Đtr.15) trị tay yếu (không có sức), không giơ lên được (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Thừa Khấp (Vi.1) + Tinh Minh (Bq.1) trị bệnh về mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối châm Tý Nhu (Đtr.14) xuyên Nhu Thượng + Khúc Trì (Đtr.11) trị cánh tay và vai đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Đại Nghênh (Vi.5) + Thu? Tam Lý (Đtr.10) trị lao hạch (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học)
* Châm Cứu: Châm thẳng hoặc châm vào bờ sau - trước xương cánh tay, sâu 1 - 1,5 thốn. Khi bị bệnh về mắt, hướng mũi kim xiên lên phía giữa cơ Delta.
Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
15. KIÊN NGUNG
* Tên Huyệt : Huyệt ở một góc (ngung) của xương vai (kiên), vì vậy gọi là Kiên Ngung.
* Tên Khác : Biên Cốt, Kiên Cốt, Kiên Tỉnh, Ngung Tiêm, Thiên Cốt, Thiên Kiên, Thượng Cốt, Trung Kiên Tỉnh.
* Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 15 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt giao hội của kinh Đại Trường với Tiểu Trường và mạch Dương Duy.
* Vị Trí : Dang cánh tay thẳng, huyệt ở chỗ lõm, phía trước và ngoài khớp, mo?m cùng - xương đòn.
* Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa bó đòn và bó cùng vai của cơ Delta, khe khớp - giữa xương bả vai và xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
* Tác Dụng : Thanh tiết ho?a khí ở Dương Minh, khu phong, trục thấp, gia?i nhiệt.
* Chủ Trị : Trị cánh tay và vai đau, khớp vai đau, cơ đau do phong thấp, bán thân bất toại, bệnh ngoài da.
* Phối Huyệt :
1. Phối Dương Khê (Đtr.5) trị phong chẩn, ban sở i (Châm Cứu Tụ Anh).
2. Phối Đại Trữ (Bq.11) + Phong Môn (Bq.12) + Trung Chử (Ttu.3) trị vai và lưng sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Điều Khẩu (Vi.38) + Hạ Cự Hư (Vi.38) + Linh Đạo (Tm.4) + Ôn Lưu (Đtr.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị nhũ ung (Loại Kinh Đồ Dực).
4. Phối Khúc Trì (Đtr.11) [đều cứu] trị lao hạch (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
5. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phát Tế + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) để phòng ngừa trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).
6. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Thị (Đ.31) trị phong thấp đau nhức [thống tý] (Trung Hoa Châm Cứu Học).
7. Phối Kiên Liêu (Ttr.14) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Nhu Du (Ttr.10) trị khớp vai đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
8. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Liêu (Ttr.4) + Kiên Nội Lăng trị khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Kiên Liêu (Ttr.4) trị bao khớp dưới xương vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị chi trên liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu : Châm thẳng 0,5 - 1,5 thốn hoặc giơ tay lên cho ngang với vai, châm thẳng tới huyệt Cực Tuyền (hố nách).
- Trị bệnh ở cơ bó đòn và bó cùng : xuôi tay xuống, châm mũi kim giữa khớp xương cánh tay và khớp vai, sâu 0,5 - 1 thốn, khi đắc khí rồi thì hướng mũi kim ra 2 bên (mỗi bên sâu 2 - 3 thốn) cho đến khi có cảm giác như điện giật xuống vùng cánh tay.
- Trị tay lệch ra ngoài thì châm luồn kim dưới da, hướng kim về phía cơ tam giác.
- Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
* Ghi Chú : Huyệt này nên châm sâu và kích thích mạnh mới có hiệu qua? (Châm Cứu Học Từ Điển).
* Tham Khảo : “Kiên Ngung + Khúc Trì 2 huyệt là bí pháp trị loa lịch [lao hạch] (Loại Kinh Đồ Dực).
16 .CỰ CỐT
* Tên Huyệt: Huyệt ở gần u xương vai, giống như một xương (cốt) to (cự), vì vậy gọi là Cự Cốt.
* Xuất Xứ: Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (TVấn.59).
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 16 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt giao hội với mạch Âm Kiểu, nơi kinh Đại Trường qua Đốc Mạch ở huyệt Đại Chùy, trước khi tới rãnh Khuyết Bồn.
* Vị Trí : Chỗ lõm giữa xương đòn với gai sống vai
* Giải Phẫu : Dưới da là cơ thang, cơ trên gai.
Thần kinh vận động cơ là dây trên vai của đám rối thần kinh nách, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI và 1 nhánh của đám rối cổ sâu.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
* Tác Dụng: Tán uế, thông lạc, giáng khí.
* Chủ Trị : Trị bệnh ở khớp vai, lưng, chi trên, lao hạch
* Phối Huyệt :
1. Phối Tiền Cốc (Ttr.2) trị tay không giơ lên được (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Kiên Ngung (Đtr.15) + Nhu Hội (Ttu.13) + Thiên Liêu (Ttu.15) + Tý Nhu (Đtr.14) trị cơ tam giác ở vai sưng đau (Trung Quốc Châm Cứu Học)
3. Phối Khổng Tối (P.6) + Ngư Tế (P.9) + Xích Trạch (P.5) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Kiên Liêu (Ttu.14) thấu Cực Tuyền (Tm.1) trị quanh khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng hoặc hơi xiên xuống dưới bên ngoài, sâu 0,5 - 1,5 thốn, Cứu 3 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
17 .THIÊN ĐỈNH
* Tên Huyệt: Thiên = vùng bên trên; Đỉnh = cái vạc có 3 chân. Huyệt này hợp với huyệt Khuyết Bồn (Vi.12) và Khí Xá (Vi.11), tạo thành 3 góc, giống cái vạc 3 chân, vì vậy gọi là Thiên Đỉnh (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác: Thiên Đảnh, Thiên Đính.
* Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính : Huyệt thứ 17 của kinh Đại Trường.
* Vị Trí : Nơi gặp nhau của bờ sau bó đòn cơ ức - đòn chũm và đường ngang qua giữa cổ, cách tuyến giáp 3 thốn.
* Giải Phẫu : Dưới da là cơ bám da cổ, bờ sau cơ ức-đòn- chũm, các cơ bậc thang.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối cổ sâu.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
* Tác Dụng: Thanh Phế khí.
* Chủ Trị: Trị họng viêm, amiđan viêm, lao hạch.
* Phối Huyệt :
1. Phối Khí Xá (Vi.11) trị họng sưng đau, ăn uống không được (Thiên Kim Phương).
2. Phối Cách Du (Bq.17) + Khí Xá (Vi.11) trị họng viêm (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Gian Sử (Tb.5) trị mất tiếng (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Khê (Th.3) + Thừa Tương (Nh.24) trị thanh đới bị liệt giai đoạn 1 (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
18 . PHÙ ĐỘT
* Tên Huyệt: Phù = giống như 4 ngón tay nằm ngang = 3 thốn; Đột ý chỉ cuống họng. Huyệt ở cách cuống họng 3 thốn, vì vậy gọi là Phù Đột (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác: Phò Đột, Thuỷ Đột, Thuỷ Huyệt.
* Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 18 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt đặc hiệu dùng trong trường hợp mất tiếng.
+ 1 trong nhóm huyệt Thiên Dũ (‘Thiên Dũ Ngũ Bộ’ gồm : Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ (P.3) + Thiên Trụ (Bq.12) (LKhu 21, 20).
* Vị Trí : Trên cơ ức đòn chũm, trên đường ngang qua bờ trên sụn giáp trạng, ngang ra 3 thốn.
* Giải Phẫu : Dưới huyệt là cơ bám da cổ, bó ức và bó đòn của cơ ức-đòn-chũm, các cơ bậc thang, chỗ bám vào xương của cơ góc.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da-cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối thần kinh cổ sâu.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
* Chủ Trị: Trị bụng đau, tắc tiếng nói, suyễn, ho.
* Phối Huyệt :
1. Phối Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Khê (Ty.18) trị họng khò khè, họng có cảm giác như vướng (Thiên Kim Phương).
2. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh.22) trị mất tiếng, khàn tiếng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
* Tham Khảo : Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi : “Bị cảm 1 cách đột ngột, khí nghịch lên (làm cho cổ họng và lưỡi) bị cứng : châm huyệt Phù Đột và châm ra máu Thiệt Bản [Phong Phủ]” (LKhu 21, 16).
19 .HÒA LIÊU
* Tên Huyệt: Râu ở môi trên có hình giống như cây lúa (hòa); Liêu chỉ khe hở (chỉ Nhân trung), huyệt ở vị trí môi trên lại gần nhân trung, vì vậy gọi là Hòa Liêu (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác: Khẩu Hòa Liêu, Trường Điên, Trường Giáp, Trường Liêu, Trường Tân.
* Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính : Huyệt thứ 19 của kinh Đại Trường.
* Vị Trí : huyệt nằm trên đường ngang qua 1/ 3 trên hoặc 2/ 3 dưới của rãnh nhân trung, cách đường giữa rãnh 0,5 thốn.
* Giải Phẫu : Dưới da là cơ vòng môi trên, xương hàm trên.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII.
Da vùng huyệt chi phối nhánh dưới hố mắt của dây thần kinh sọ não số V.
* Chủ Trị : Trị mũi viêm, dây thần kinh mặt liệt, thần kinh mặt co giật.
* Phối Huyệt :
1. Phối Đoài Đoan (Đc.27) + Lao Cung (Tb.8) trị chảy máu cam (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Nghênh Hương (Đtr.20) + Ngũ Xứ (Bq.5) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi nghẹt không ngửi thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Dương Bạch (Đ.14) + Địa Thương (Vi.4) + Khiên Chính + Tứ Bạch (Vi.2) trị thần kinh mặt tê, liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải ).
* Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên 0,3 - 0,5 thốn.
* Ghi Chú : Cứu huyệt này làm cho mắt bị mờ (Loại Kinh Đồ Dực).
20.NGHINH HƯƠNG
* Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng làm mũi được thông, đón nhận (nghênh) được mùi thơm (hương), vì vậy gọi là Nghênh Hương.
* Tên Khác: Nghênh Hương, Xung Dương.
* Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 20 của kinh Đại Trường.
+ Huyệt hội của kinh Đại Trường và Vị.
+ Huyệt bên phải thuộc đường kinh bên trái vì 2 đường kinh bắt chéo nhau qua nhân trung.
+ Từ Nghênh Hương có mạch chạy đến góc mắt trong để gặp Túc Dương Minh Vị.
* Vị Trí : Điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi - miệng.
* Giải Phẫu : Dưới huyệt là bờ ngoài cơ nâng cánh mũi và môi trên, bờ ngoài cơ nở cánh mũi, và cơ ngang mũi, bờ trong cơ gò má nhỏ và cơ nanh, bờ trên cơ vòng môi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII.
Da vùng huyệt chi phối bởi nhánh dưới hố mắt của dây thần kinh sọ não số V.
* Tác Dụng: Thông t khiếu, thanh khí ho?a, tán phong nhiệt.
* Chủ Trị : Trị các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh VII), giun chui ống mật.
* Phối Huyệt :
1. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị mặt sưng phù, mắt sưng ngứa (Châm Cứu ĐạiThành)
2. Phối Hòa Liêu (Đtr.19) + Ngũ Xứ (Bq.5) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi không ngửii thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Thính Hội (Đ.2) trị tai ù (Tịch Hoằng Phú).
4. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi nghẹt, không ngư?i thấy mùi (Y Học Cương Mục).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thuỷ Câu (Nhân Trung - Đc.26) trị môi trên sưng (Châm Cứu Huyệt Thủ Sách).
6. Phối Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) trị mũi viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Châm Nghênh Hương (Đtr.20) xuyên Tứ Bạch (Vi.2) + Nhân Trung (Đc.26) + Đởm Nang (huyệt) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Châm Nghênh Hương (Đtr.20) xuyên Tỵ Thông + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thượng Tinh (Đc.23) trị xoang mũi viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm xiên hoặc luồn dưới da.
· Trị giun chui ống mật : mũi kim hướng đến huyệt Tứ Bạch.
· Bệnh ở mũi : mũi kim hướng đến huyệt Tỵ Thông.
* Ghi Chú :
. Cấm cứu ( Thánh Huệ Phương).
. Cẩn thận khi cứu vì da mặt mỏng, dễ bị bỏng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét