ĐĂNG MÔNG


Cây nhỏ, thường có gai dài, lá hình trái xoan hay trái xoan dài, tù hay tròn ở gốc, tròn hay hơi có mũi nhọn, khía răng cưa, dai, 12 đôi gân song song, gân nhỏ chỉ lồi ở mặt dưới, cuống lá không có cánh.

ĐĂNG MÔNG   檸 檬
Citrus aurantifoliak (Christm) Swingle.

Tên Việt Nam: Chanh, Ninh mông.
Tên khoa họcCitrus aurantifolia (Christm) Swingle (= Citrus limoniaOsbeck (Citrus media Linn, Subsp limor Lour).
Mô tả: Cây nhỏ, thường có gai dài, lá hình trái xoan hay trái xoan dài, tù hay tròn ở gốc, tròn hay hơi có mũi nhọn, khía răng cưa, dai, 12 đôi gân song song, gân nhỏ chỉ lồi ở mặt dưới, cuống lá không có cánh. Hoa mọc riêng lẻ hay thành chùm nhỏ 2-3 chiếc một, màu trắng phớt tía hay tím, khá to, lá bắc hình mũi mác, nhẵn hay hơi có lông. Đài 5 hình tam giác, dính nhau phần lớn, nhẵn. Tràng 5, nhẵn. Nhị trên 20 liền nhau 4-8 cái một, 1/3 ngắn hơn các cánh hoa. Đĩa dày. Bầu hình trứng dài, vòi dài gấp đôi bầu, đầu nhụy hơi phồng. Quả nhỏ màu vàng, vỏ mỏng, tuỳ theo loại, cơm quả rất chua. Hoa nở vào mùa xuân.
Địa lý: Cây trồng ở khắp trong nước, lấy quả.
Thu hái, sơ chế: Rễ, lá thu hái quanh năm. Quả hái vào mùa thu. Dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ lấy lúc quả già.
Phần dùng làm thuốc: Rễ, lá, quả, vỏ quả, hạt.
Bào chế: Vỏ quả dùng được hay phơi khô. Quả vắt lấy nước dùng ngày. Lá dùng tươi. Rễ xắc nhỏ phơi khô.
Tính vị:
. Lá, rễ, vỏ quả có vị cay the, thơm. Tính ấm.
. Dịch quả có vị chua, Tính mát.
Tác dụng:
. Lá, rễ, vỏ quả có tác dụng giải nhiệt, hoạt huyết, giảm ho, tiêu đởm, tiêu thực.
. Dịch quả có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, cầm nôn mửa.
Chủ trị:
+ Lá trị cảm, tức ngực, khó thở, đau đầu, đau răng do can hỏa bốc lên. Phụ nữ tắc tia sữa, sưng đau vú do huyết hư, hỏa nhiệt, hạ đàm, ăn uống kém, hay nôn, kén ăn, viêm họng, phòng nhặm mắt cho trẻ nhỏ.
+ Rễ uống trị Can khí uất bệnh Hysteria, phiền muộn hay thở dài, bệnh can hỏa vượng có các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mắt mờ. Ho đờm, tức ngực, ho gà, ăn kém. Rắn cắn. Ngày dùng 1-1,15g. Sắc uống.
+ Vỏ quả dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, ho đờm, tức ngực, đầy bụng, táo bón, không muốn ăn, tỳ vị suy yếu, hay nôn ợ, đau bụng ngày dùng 4,5 - 6,5g.
Liều dùng: 4,5 - 6,5g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ho khan, tắc tiếng, dùng vỏ rễ chanh (bỏ lớp ngoài chỉ lấy lớp trắng), có thể kết hợp với vỏ trắng rễ Dâu, rễ cây Bươm bướm, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị dạ dầy đầy hơi, muốn nôn: dùng quả chanh đã vắt hết nước, xắt mỏng, ngào với mật, ăn ngày 3-5 quả (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị sốt cao co giật, trợn mắt, vắt nước chanh nguyên chất cho uống nhiều, còn vỏ xát vào ngực, khắp tay chân, bớt sốt và tỉnh thì ngưng (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị cảm sốt nóng, không mồ hôi. Cảm cúm mùa hè, lá chanh 2 nắm sắc uống và xông hơi cho ra mồ hôi (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị trẻ nhỏ sình bụng, bí tiểu, dùng lá Chanh giã nát, đắp vào rốn, thì tiểu được, bụng bớt đầy (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị huyết áp cao, sắc lá nước chanh uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét