ĐÀO KIM NƯƠNG


Cây bụi cao từ 1-2m. Vỏ nâu, nức rạn dài, nhiều sợi, Cành non khía cạnh, nhiều lông mềm, sau hình trụ nhẵn.

ĐÀO KIM NƯƠNG   桃 金 娘
Myrtaceae.

Tên Việt Nam: Sim.
Tên khác: Cương nhẫm, Sơn nhẫm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa họcMyrtaceae.
Mô tả: Cây bụi cao từ 1-2m. Vỏ nâu, nức rạn dài, nhiều sợi, Cành non khía cạnh, nhiều lông mềm, sau hình trụ nhẵn. Lá mọc đối hình trái xoan, đầu tròn, đuôi nhọn dần, lúc non có lông mềm, sau nhẵn ở mặt trên, có lông mềm trắng ở mặt dưới, 3 gân gốc. Cuống lá dài, có lông. Hoa màu tím hồng, mọc đơn độc hay 3 hoa ở nách lá, cuống hoa có lông. Nụ hình cầu. Đài hình ống dình vào bầu. Tràng 5 cánh. Nhị rất nhiều. Quả mọng màu tím đậm, mềm thơm. Có hoa từ tháng 5-7.
Phân biệt:
A Pételot còn giới thiệu cây Sim rừng lớn (Rhodamnia trinervia Bl)  là cây bụi cao 2- 4m. Thân hình trụ, nhẵn, xám, cành non có lông mềm, chia thành đốt, có vỏ sợi. Lá mọc đối, thuôn nhọn, trên nhẵn, dưới trắng bạc, có 3 gân gốc, nhiều lông mềm Hoa trắng, mọc thành cụm, ít hoa ở nách lá, có khi mọc đơn độc, cuống có lông. Đài có 4 chùy. Tràng có 4 thuỳ, nhiều lông mềm. Nhị rất nhiều. Quả hình cầu, đài còn lại ở đỉnh, vài hạt nhiều cạnh.
Cây mọc hoang nhiều trên những đồi hoang miền Trung du và rừng thứ sinh miền Bắc Việt Nam. Cây này người ta còn dùng như cây Sim vừa mô tả trên.
Địa lý: Mọc rất phổ biến trên đất hoang, đồi trọc ở miền trung du và miền núi, ở những nơi đất khô chua. Thường hái quả ngọt để ăn.
Thu hái sơ chế: Quả thu hái vào mùa thu chưng chín phơi nắng cất dùng. Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi nắng. Rễ thu hái quanh năm rửa sạch xắt lát phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Rễ quả, lá.
Tính vị: Vị ngọt chát. Tính bình.
Tác dụng: Thu liễm, chỉ tả, khu phong, hoạt lạc, bổ huyết, an thần.
Chủ trị: Trị  viêm trường vị cấp, kiết lỵ, đau nhức xương do phong thấp,  tổn thương cơ lưng, suy nhược.
Liều dùng: Lá 15g -30g. Rễ 15g đến 30g. Quả 9-15g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị viêm trường vị cấp tính: Đào kim nương, dùng lá khô 15g-30g sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị kiết lỵ mãn tính, đau nhức xương do phong thấp, tổn thương cơ thắt lưng, khí hư phù thũng: dùng rễ 15g-30g sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị có thai thiếu huyết, cơ thể suy nhược sau khi bệnh, suy nhược thần kinh: dùng quả khô 3-15g sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị tiêu chảy, đi lỵ, dùng lá hoặc nụ Sim sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+  Trị tiêu chảy, lỵ: Dùng 2-12g búp non hoặc nhuỵ Sim tán bột hoặc sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị thiếu máu, suy nhược thần kinh, ốm yếu: quả Sim chín, Kê huyết đằng, Hà thủ ô, sắc nước uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+ Trị gan sưng lớn, viêm gan cấp và mãn: rễ Sim 9 chỉ, rễ Bùm bụp 12g, rễ Muồng truổng khô 9 chỉ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
+  Trị đau bụng, tiêu chảy: nụï Sim sao khô, tán bột, sắc nước Tô mộc, trộn với bột Sim, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh, mỗi  lần uống 20-30 viên với nước ấm (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét