ĐÀO KIỀU


Vị này là quả đào mùa đông rụng xuống, teo khô như đầu của con chim Kiêu (hoặc chim dữ như cú vọ) nên có tên.

ĐÀO KIÊU  桃 梟
Prunus persica (L.) Batsch.

Xuất xứ: Biệt Lục.
Tên Việt Nam: Đào (rụng khô teo).
Tên khác: Đào nô, Đào cảnh, Kiêm cảnh (Biệt Lục), Thần đào, Qủy độc lâu (Bản Thảo Cương Mục).
Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch.
Họ : Hoa hồng(Rosaceae)
Mô tả: Xem: Đào nhân.
Tên gọi: Vị này là quả đào mùa đông rụng xuống, teo khô như đầu của con chim Kiêu (hoặc chim dữ như cú vọ) nên có tên.
Thu hái: Thu hái vào tháng giêng lấy hạt trong quả là tốt.
Phần dùng làm thuốc: Hạt quả chưa chín.
Bào chế: Vào htáng 11, lấy rượu chưng trong 3 giờ, sấy khô, lấy dao bằng đồng bóc lấy thịt để dùng.
Tính vị: Vị đắng, Tính ấm, Có độc ít.
Quy kinh: Vào kinh Tâm.
Tác dụng: Cầm máu, cầm mồ hôi.
Chủ trị: Trị ra mồ hôi trộm, mửa ra máu, có thai ra máu.
Liều dùng: 4,5g - 9g
Kiêng kỵ: Mình sốt không có mồ hôi, có biểu tà cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ra mồ hôi trộm không dứt gồm: Đào kiêu, Sương mai, Thông căn, Trúc nhụy, Trần bì, Nhu đạo căn, Mạch nha, sắc uống (Đạo Hãn Phương - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo:
+ Đào kiêu trị Phế khí, đau thắt lưng, phá huyết, trị đau tim, mài với rượu uống nóng (Chư Gia Bản Thảo).
+ Đào kiêu chuyên trị thổ huyết mà đã trị qua các phương pháp mà không hết, đốt tồn tính, tán bột,梟 梟  trộn nước cơm uống có hiệu quả (Thực Liệu Bản Thảo).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét