BẠCH ĐÀO HOA


Thuộc loại cây lớn vừa, nhánh không lông, lá thon, mặt dưới có lông ở gân, bìa có răng và tuyến, lá bẹ dài như chỉ, chụm 2-3 hoa trắng. Quả nhân cứng, mầu tím, vị chua đắng.

BẠCH ĐÀO HOA   白 桃  花
Flos Salicina.

-Tên khác : Thân thần hoa, Tiêu hận hoa, Tiêu hận khách, Trợ kiều hoa ( Hòa Hán Dược Khảo), Bạch lôi hoa, Bạch lồi hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),  Hoa đào trắng (Việt Nam).
-Tên khoa học : Flos Salicina.
-Họ khoa học : Rosaceae.
-Mô Tả  : Thuộc loại cây lớn vừa, nhánh không lông, lá thon, mặt dưới có lông ở gân, bìa có răng và tuyến, lá bẹ dài như chỉ, chụm 2-3 hoa trắng. Quả nhân cứng, mầu tím, vị chua đắng.
-Địa lý : Trồng nhiều ở Đà Lạt.
-Thu hái : Chọn hoa vào tháng 3, phơi trong râm cho khô.
-Phần dùng làm thuốc : hoa trắng.    
-Bào chế : Chọn loại hoa sạch, ngày 3 tháng 3 ( âm lịch), bỏ trong bao,  đem phơi trong râm cho khô, để dành dùng. Không  nên để quá 1 năm vì sẽ mất tác dụng.
-Tính vị : Vị đắng, tính bình, không độc. 
-Tác dụng : Thông tiện, tiêu sưng, hạ lợi ( cách hòa hoãn), phá thạch lâm ( sỏi, sạn), làm đẹp da.
-Liều dùng : 2-4g.
-Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị 2 ống chân đau : Đào hoa 1 thăng, phơi trong râm cho khô, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị bắp chân lở ngứa : Đào hoa, Muối ăn, lượng bằng nhau, giã nát, trộn với dấm, bôi (Trữu Hậu Phương).
-Xương đau, thắt lưng đau : Đào hoa, 1 đấu 1 thăng, nước giếng (lấy buổi sáng chưa ai múc) 3 đấu, Men rượu 6 thăng, Gạo nếp 6 đấu. Nấu chín, cất thành rượu. Ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thăng (Thiên Kim Phương ).
+ Trị táo bón : Đào hoa, tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thiên Kim Phương). 
+ Trị nhọt có lỗ rò ra mủ không hết : Đào hoa, tán bột, trộn mỡ heo, ngày bôi 2 lần (Thiên Kim Phương).
+ Trị da mặt nám đen, nhiều tàn nhang : Đào hoa, Đông qua nhân , lượng bằng nhau, tán bột, hòa với mật bôi ( Thánh Huệ Phương).
+ Trị táo bón : Đào hoa 40g, trộn với Bột gạo 120g, làm thành bánh bao, nấu chín ăn lúc đói (Thánh Huệ Phương).
+ Trị da mặt sần sùi : Đào hoa, Đơn sa, mỗi thứ 120g. Tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g với nước giếng [uống xong đi tiểu nước tiểu có thể có mầu đen] (Thánh Huệ Phương). 
+ Làm đẹp da mặt : Đào hoa hái ngày 3-3 (AL), rồi ngày 7-7 (AL), lấy máu gà, trộn với thuốc cho đều, bôi lên mặt liên tục 2-3 ngày ( Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị ngực, bụng và tim đau : Lấy Đào hoa ( phơi trong râm ngày 3-3 âm lịch), tán bột. Mỗi lần uống 8g (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị da đầu lở loét, tóc rụng : Lấy Đào hoa (loại chưa nở, hái vào ngày 3-3), quả Dâu chín đỏ, lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với mỡ heo. Dùng nước vôi loãng rửa cho bong vẩy ra rồi bôi thuốc vào, ngày 2 lần (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị sốt rét kinh niên : Đào hoa, tán bột, uống 10g với rượu ( Mai Sư Phương).
+ Trị sau khi sinh đại tiểu tiện không thông : Đào hoa, Quỳ tử, Hoạt thạch, Binh lang, lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g lúc đói, với nước Hành ( Tập Nghiệm Phương).
+ Trị đờm ẩm : Đào hoa, tán bột. Uống với rượu nóng (Thôi Hành Công Soán Phương). 
+ Trị đầu lở loét, mặt lở, chảy nước vàng  : Đào hoa, tán bộ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, sau khi ăn (Hải Thượng Phương).
-Tham khảo :
+ ”Bạch đào hoa thông lợi được nước ứng đọng, chữa được đờm ẩm, tích trệ, phong cuồng (Bản Thảo Cương Mục).
+ ” Bạch đào hoa chữa được chứng đau ở ngực, bụng, tóc rụng (Thực Liệu Bản Thảo).
+ ”Bạch đào hoa làm tiêu được những chứng sưng đầy và hạ được khí (Bản Thảo Tân Tu).
+ ” Trị những chứng tích tụ, phù thũng, thông tiểu, người Nhật dùng nhiều bài thuốc hay về Bạch đào hoa như ‘Đào Hoa Tán’, ‘Hạ Đình Ẩm Phương’. Sách ghi rằng khi lấy Đào hoa phải chọn loại chưa nở hẳn mới hay (Y Sự Tận Chí - Nhật Bản).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét