BẠCH ĐẬU


Loại cây thảo, sống hàng năm. Thân lùn hoặc quấn, cao khoảng 20-40cm , hơi có lông. Thân có gốc phân nhánh. Lá có 3 lá chét, hình trái soan, nhọn, lá giữa hình thoi.

BẠCH ĐẬU    白 豆
Vigna Cylindrica (L.) Skeels.


-Xuất xứ : Tôn Chân Nhân Thực Kỵ.
-Tên khác : Phạ đậu (Bản Thảo Cương Mục), Bạch mi đậu, Đậu tương, Thái đậu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Cam đậu (Quảng ChâuThực Vật Chí),  Đậu hoe, Đậu tây, Đậu trắng ( Dược Liệu Việt Nam).
-Tên khoa học :Vigna Cylindrica (L.) Skeels.
-Họ khoa học : Papilionaceae.
-Mô Tả  : Loại cây thảo, sống hàng năm. Thân lùn hoặc quấn, cao khoảng 20-40cm , hơi có lông. Thân có gốc phân nhánh. Lá có 3 lá chét, hình trái soan, nhọn, lá giữa hình thoi. Gốc tù, nhẵn. Chùm hoa ở nách lá, mang hoa ở nửa trên. Mỗi mấu có 1-2 hoa mầu trắng vàng hoặc hoa cà. Hoa nở vào tháng 7-8. Đài hình chuông, nhẵn, có 4 răng. Cánh hoa không đều. Nhụy hoa có 2 bó, nhụy trên rời và có chỉ, nhụy phồng thành vẩy ở gốc. Bầu có lông mềm. Quả dài dẹt, gù, chóp có mỏ nhọn. Hạt dài hơn rộng, hình thận. có mầu khác nhau vì có nhiều loại. Quả chín vào tháng 9. Cây trồng để lấy quả non và hạt để ăn vào vụ đông xuân.
-Thu hái : Trồng vào tháng 4-5. Khi quả già, phơi khô, bóc vỏ, lấy hạt phơi khô, để dùng.
-Phần dùng làm thuốc : Hạt.        
-Tính vị :
+Vị mặn (Tôn Chân Nhân Thực Kỵ).
+Tính bình, không độc ( Gia Hựu Bản Thảo).
+Vị ngọt, tính bình, không độc ( Phẩm Hối Tinh Yếu).
+Vị ngọt, tính bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vị ngọt, mặn, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).
-Quy kinh :
+Vào kinh Thận ( Bản Thảo Mông Thuyên).
+Vào trường vị, Thận ( Bản thảo cầu chân).
+Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tác dụng :
+Bổ ngũ tạng, điều trung, trợ 12 kinh mạch ( Thực Liệu Bản Thảo)
+Thận bị bệnh nên ăn Bạch đậu ( Tôn Chân Nhân Thực Kỵ).
+Hạt đậu có tác dụng hoãn trường vị, Lá có tác dụng lợi ngũ tạng, hạ khí (Nhật hoa tử bản thảo).
+Bổ ngũ tạng, điều trung, trợ 12 kinh mạch (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 
-Liều dùng : 8-12g/ ngày.
-Tham khảo :
+”Bạch đậu có thể sát được quỷ khí, là thứ thuốc đặc hiệu đối với thận kinh vì vậy, khi Thận bệnh dùng Bạch đậu rất tốt”(Thiên Kim Phương).
+”Bạch đậu tức Phạ đậu, Trung tiểu đậu đều mầu trắng, khí vị ngọt, tính bình, không độc. Thận bệnh nên ăn Bạch đậu. Nó có tác dụng bổ ngũ tạng, hoãn trường vị, ích khí, hòa trung, điều kinh mạch . Bạch đậu vị hơi ngọt, cho nên có khả năng vào Thận, vào huyết, điều kinh, uống ào Đại trường và Vị, có thể sử trung, hòa khí (Bản thảo cầu chân).
+”Các nhà y học Nhật bản và Trung quốc cho rằng dùng Bạch đậu có thể làm ấm Tỳ Vị”(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét