BẠCH CÁP NHỤC


Bồ câu do hoang rồi nuôi dần thành gia súc, trên lưng màu xám tro, có khi trắng cổ ngực màu đỏ bầm, dưới bụng màu đen hoặc xám đen, có khi màu trắng hoặc đen trắng lẫn lộn, sống từng bày, ăn cũng từng bày, người ta hay nuôi bằng chuồng cao ở gần nhà.

BẠCH CÁP NHỤC   白 鴿 肉
Columba Domestica Gmel.

-Tên khác : Bột cáp, Dã cáp  (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn), Cáp điểu, Gia cưu, Phi nô ( Nam Dược Thần Hiệu), Gia cáp (Động Vật HọcTừ Điển  ), Chim bồ câu (Việt Nam ).
-Tên khoa học : Columba Domestica Gmel.
Mô Tả : Bồ câu do hoang rồi nuôi dần thành gia súc, trên lưng màu xám tro, có khi trắng cổ ngực màu đỏ bầm, dưới bụng màu đen hoặc xám đen, có khi màu trắng hoặc đen trắng lẫn lộn, sống từng bày, ăn cũng từng bày, người ta hay nuôi bằng chuồng cao ở gần nhà.
Điạ lý: Được nuôi nhiều ở nông thôn nước ta.
Phần dùng làm thuốc: Thịt.
-Tính vị :
+ Vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc (Nam Dược Thần Hiệu).
+ Vị mặn, tính bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
-Tác dụngChủ trị :
+ Trị lở ngứa, phong bạch điến, lao hạch, giải các loại độc của thuốc, phòng ngừa độc của đậu mùa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Giải các thuốc độc, ích khí, hòa tinh. Trị phong lở ngứa, xích bạch điến (Nam Dược Thần Hiệu).
-Tham khảo :
+”Nên lựa loại bồ câu lông trắng tinh thì thịt nó mới tốt. Các loại bồ câu khác, tuy ăn cũng bổ nhưng có hơi độc. Người đang có bệnh không nên dùng” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).                  
+”Sách ‘Trung Dược Học Bản Thảo’ viết : "Thịt Bồ câu vị mặn, tính bình, có tác dụng bổ tinh, trị được nhọt độc, lở ngứa, giải được nhiều chất độc trong thuốc. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng chứng nhọt độc và lở ngứa mà sách ‘Bản thảo’ đề cập đến có thể chỉ là những bệnh ngoài da thông thường hoặc khó chữa, thuộc loại mạn tính chứ không phải loại nhọt độc phát sinh trong tạng phủ, vì vậy, khi dùng thịt Bồ câu làm thức ăn trị liệu, cần phải lưu ý đến việc đó. Nếu ngoài da sinh nhọt, lở ngứa, trị lâu ngày không hết hoặc lúc khỏi, lúc tái phát, không thể trị tận gốc được, theo kinh nghiệm của các bậc lương y tiền bối thì dùng thịt Bồ câu làm thức ăn trị liệu sẽ có công hiệu làm bệnh mau khỏi. Nhưng nếu trong tạng phủ bị ung nhọt hoặc bị bướu ác tính thì tuyệt đối không nên ăn thịt Bồ câu. Trị loại ghẻ trên đầu hoặc ngực, lưng mọc vào thời điểm nhất định hàng năm, nhọt không to nhưng mọc dày đặc,chảy mủ, máu : dùng Bồ câu lông trắng, làm thịt, nấu cháo cho ăn, liên tiếp mấy lần như vậy, uống trước thời điểm phát bệnh khoảng 2 tuần, bệnh sẽ không xuất hiện nữa - Bồ câu tuy là loại gia cầm giầu dinh dưỡng nhưng tính hơi hỏa táo, vì vậy, người có bệnh huyết áp cao không nên dùng. Đối với người suy nhược, nhiệt độ cơ thể thấp nên không có vấn đề như ‘Can hỏa táo thịnh’ thì nên dùng mấy vị thuốc như Hoài sơn, Kỷ tử, phối hợp với thịt Bồ câu, nấu ăn sẽ có nhiều ích lợi cho cơ thể ( Chữa Bệnh Bằng Thức Ăn Kết Hợp Với Trung Y Trung Dược).  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét