CAM GIÁ


Cây sống hằng năm. Thân cao 2-6m, thẳng đứng ruột đặc, phân đốt đều đặn. Lá cứng, thẳng hình dải nhọn, gốc hẹp, đầu kéo dài, buông thõng

CAM GIÁ   甘 蔗
Saccharum offcinarum Linn.

Xuất xứ: Biệt Lục,
Tên Việt Nam: Cây mía
Tên khác: Can giá (Thảo Mộc Trạng) Chư, Côn lôn giá, Địch giá, Đồ giải, Tây giá, Phương giá, Lạp giá, Hồng giá, Tử giá (Bản Thảo Cương Mục).
Tên khoa học: Saccharum offcinarum Linn.
Họ khoa học: Gramineae.
Tên gọi: Cam có nghĩa là ngọt, giá là gậy. Cây gậy có vị ngọt.
Mô tả: Cây sống hằng năm. Thân cao 2-6m, thẳng đứng ruột đặc, phân đốt đều đặn. Lá cứng, thẳng hình dải nhọn, gốc hẹp, đầu kéo dài, buông thõng, ráp ở mép lá và ở mặt dưới lá, gân giữa nổi rõ nhưng ngắn, gân bên dày đặc nổi rõ ở mặt dưới, và có màu trắng, bẹ lá dài, giòn, bao bọc gần hết thân, có lông ráp, dày, lưỡi bẹ rất ngắn, mềm, có lông mi. Cụm hoa nhẵn, các đốt có lông mềm, cuống cấp 2 mảnh, gần như mọc vòng, hình sợi có lông. Cuống mang bông nhỏ nhẵn, bông nhỏ hình dải thuôn, màu nhạt hay hơi nâu, có lông mềm màu trắng bao bọc. Mày 1 mềm, nhọn đầu, nguyên, nhẵn, ráp. Mày 2 mềm, hình mũi mác, nhọn, nhẵn, có phún. Hoa ở dưới đáy có mày hoa gần bằng bông nhỏ, hình mũi các, nhọn đầu, mềm. Hoa ở trên có mày hoa tiêu giảm. Bầu có vòi hình dải thuôn, dài bằng nửa đầu nhụy.
Phân biệt: Ngoài ra người ta còn dùng cây Mía tím nâu (Saccharum sinensis Roxb) thân nhỏ hơn cây trên., rộng 1-2cm, xanh có mốc trắng, hoặc mía de thân nhỏ, gầy và thấp, mía bầu thân cây to và cao. Mía vỏ trắng, đỏ hay tím, Mía cam riệu, có thứ ngọt nhiều thứ ngọt ít.
Địa lý: Trồng rất phổ biến ở Việt Nam, nhất là vùng Quảng Ngãi.
Thu hái, sơ chế: Thu hoạch giữa tháng 9-10, dùng cả cây tươi cắt thành từng khúc ngắn 2-3cm, chẻ ra 2 hay 4 gọi là Cam giá.
Phần dùng làm thuốc: Thân cây.
Mô tả dược liệu: Thân mía tươi, từng đốt, dài khoảng 0,6-1,5cm, thân hơn 3mm, ở ngoài màu lục nhạt hoặc tím đỏ, thường phủ phấn trắng, phẳng, ngoài mỏng và dai. Dễ nứt theo dọc, khó nứt theo ngang, mặt cắt hơi màu trắng, nhìn vào có mọng nước nhiều xơ, có rất nhiều chất dịch ngọt.
Tác dụng: Nhuận táo, chỉ khát, dùng làm thuốc tư dưỡng, giải được các sức nóng của thuốc.
Tính vị: Vị ngọt, tính bình, rít, không độc.
Chủ trị: Hạ khí, hòa trung, trợ tỳ khí, lợi đại trường, giải khát.
Liều dùng: Dùng 9-15g.
Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư hàn không có nhiệt thì cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị sốt, khô miệng, tiểu ít, nước  tiểu đỏ: lấy mía nhai nuốt nước, hoặc uống với nước cơm (Ngoại Đài Bí Yếu ).
+ Trị ăn vào mửa ra, sáng ăn chiều mửa, hay chiều nay ăn sáng mai mửa: Nước mía 7 thăng, nước gừng sống 7 thăng, trộn uống từ từ, tránh uống nhiều trong một lúc (Mai Sư Phương).
+ Trị nôn khan: Nước mía đun sôi, uống nửa thăng lúc còn ấm, ngày 3 lần, trộn thêm nước Gừng càng hay (Trửu Hậu Phương).
+ Trị mắt sưng đỏ, rít cộm khó mở, đau nhức: Mía lấy nước 2 chén, Hoàng liên 15g, cho vào nồi đồng đốt lửa nhỏ cô đặc, lấy nước nhỏ vào mắt (Phổ Tế Phương).
+ Trị ho do hư nhiệt, khô miệng, nước mắt nước mũi chảy ra ngoài, dùng một thăng nước mía, Thanh lương mễ (gạo lúa kê) 4 chén nấu cháo, ngày ăn 2 lần, có tác dụng  nhuận tâm Phế (Huân Thị Phương).
+ Trị  trẻ nhỏ bị khẩu cam:  Vỏ cây mía đốt cháy, nghiền nát, bôi (Giản Tiện Phương).
Tham khảo:
. Mía có tính thông lợi được đại tiểu trường, tiêu được đờm dãi, khỏi được khát nước, chữa chứng phiền nhiệt bức rứt trong ngực, giải độc nóng của rượu (Chư Gia Bản Thảo).
.  Cây mía bẩm thự đước khí xung hòa của trời đất nên có vị ngọt khí bình, không độc (Bản Thảo Đơn Phương).
. Mía tính hơi lạnh, khó bạc vị hậu có thể vào kinh túc thái âm, túc dương minh. Vì có vị ngọt, vả lại giống trồng trọc, chính khí vị ấy trước hết đi  vào tỳ nên giúp cho tỳ khí, mà tỳ khí lại chủ ở trung châu nên có tính chủ thủ hòa trung nguyên. Bởi vì có vị ngọt mát lạnh nên giải được nhiệt, nhuận được táo vì thế mà hạ khí được dễ dàng đồng thời làm cho thông lợi được đại tiểu trường vậy (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
. Mước mía có vị ngọt, tính mát nhưng hơi lạnh, giải được độc nóng của rượu, thanh được Phế khí (Hoàng Nguyên Ngự). Nước mía ngọt mát, thanh nhiệt, hòa vị nhuận trường hóa đờm , kèm thêm tân dịch chữa được đơn ngược (sốt rét), lợi yết hầu cùng Xương gân, trừ được gió, dưỡng huyết, bổ tỳ âm (Tuỳ Tức Cư Ẩm Thực Phổ).
. Nước mía nhuận được táo, giúp cho tỳ kinh, nó lại có tính ngọt ấm chữa được chứng nôn ọe, ăn vào mửa ra, có liên hệ tới những chứng âm ở trong dương mà không đủ, nhưng không nên dùng quá có thể sinh ra chứng hư nhiệt động đến phong huyết, có khi chảy mái cam, xem thế thì biết rằng vì có tính ngọt mát nhất định không nên dùng (Bản Thảo Cầu Nguyên).
. Mía làm khỏi được chứng nôn mửa, ọe mửa ợ hơi, ăn vào mửa ra làm khoan khoái lồng ngực, thư thái được sườn ngực (Bản Thảo Cương Mục).
. Cây mía còn cho phần cặn lóng của nước mía gọi là Cam giá chỉ, muốn có bằng cách lấy mía đốt tồn tính xong tán bột trộn với Ô bá xức trị trẻ can lở đầu, rụng tóc, xức nhiều lần, khi đốt đừng để khói vào mắt làm mờ mắt (Bản Thảo Cương Mục).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét