CHI ĐIỂU


Đầu và cổ có lông, chân có ngón khỏe, móng cong nhọn và sắc, hai bên mỏ có khi có 1-2 khía răng cưa. Ăn mồi sống.

CHI ĐIỂU   鴟 鳥
Astur palumbarius Linn.

Tên Việt Nam: Chim Diều Hâu.
Tên khác: Tước ưng (Thi Sơ), Ưng (Thi Kinh), Đê kiên (Nhĩ Nhã), Kích chính, Chuẩn, Tiêu, Diêu (Cương Mục), Thương ung (Động Vật Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Astur palumbarius Linn.
Họ khoa học: Falconidae.
Mô tả: Đầu và cổ có lông, chân có ngón khỏe, móng cong nhọn và sắc, hai bên mỏ có khi có 1-2 khía răng cưa. Ăn mồi sống. Chim ưng hay Cắt (Falco) có mỏ lớn, có một răng ở gần đầu mỏ. Ngón và móng chân rất dài, cánh dài nhọn bay rất nhanh. Thường săn chim nhỏ và chuột.
Chọn dùng: Dùng thuốc nên chọn con trống mới tốt.
Cách chế: Khi dùng nên sao qua (dùng thịt).
Tính vị: Vị mặn, tính bình, không độc.
Chủ trị: Nhức đầu, choáng váng muốn té, động kinh.
Tham khảo:
Dùng xương gọi là Chi cốt trị chảy máu cam không cầm, nên chọn xương (chim già) khớp cánh vai sao dòn tán bột thổi vào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Phân biệt:
. Chim Diều hâu được dùng nhiều con như Diêu (Accipite nisus Linn) Tước ưng (Accipiter gularis T, Et S = A Virgatus), Chuẩn là loài chim Ưng lớn nhất (Ealco pereprinus, Tunstall ealcon = Peregrine falcon), Ưng (Milvus melanotis T. Kite).
. Ngoài ra còn có các con khác cùng họ nữa là Cắt (Falco tinunculus) có chân vàng, da mỏ vàng bằng chim gáy, mùa rét thường bắt chuột và chim khác, Cắt ngựa nâu (Falco sevarus) là loài thường trú sống ở vùng rừng núi Việt Nam. Ăn sâu bọ và chim nhỏ. Diều hâu (Milvus migrans) có nhiều ở Việt Nam nhất là mùa lạnh, đuôi dài chẻ ra, liệng nhẹ nhàng, bắt ếch, nhái, châu chấu, gà con. Diêu lửa (Haliastus indus) đầu có lông trắng, mình hung đỏ. Diều mướp (Cincus melanoleucus) có lông xám, ăn sâu bọ ếch nhái. Diều mào (Aviceda lophotes) đầu có mào lông, ăn sâu bọ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét