DẠ HƯƠNG NGƯU


Cây thảo, cao 0,2 - 0,8 mét, rất đa hình. Thân đứng có khía. Lá hình chỉ, hình mũi mác hay hình trám, gần như nguyên hay có răng rõ, kích thước rất thay đổi.

DẠ HƯƠNG NGƯU    夜 香 牛
Vernonia cinerea (L) Less.

Tên Việt Nam: Bạch Đầu Ông.
Tên khác: Thưng hàn thảo, Dạ khiên ngưu, Tiêu sơn hổ, Ký sắc thảo (Trung Quốc Dược học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Vernonia cinerea (L) Less.
Họ khoa học: Compositae.
Mô tả: Cây thảo, cao 0,2 - 0,8 mét, rất đa hình. Thân đứng có khía. Lá hình chỉ, hình mũi mác hay hình trám, gần như nguyên hay có răng rõ, kích thước rất thay đổi. Cụm hoa là gù ở ngọn, có khi ở bên, gồm nhiều đầu hoặc có 15 - 20 cái. Lá bắc xếp thành 3 hàng. Mào lông màu trắng hay vàng nhạt, lông không đều nhau, những lông ngoài rất ngắn. Tràng màu hồng hay đỏ, các thùy thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Qủa bế có lông dày.
Hoa qủa thường vào tháng 4.
Phân biệt: Xem: Bạch đầu ông
Địa lý: Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, có ở 2 bên bờ ruộng, bờ rừng, 2 bên đường.
Thu háisơ chế: Thu hái vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Dùng toàn cây.
Tính vị: Vị chát, tính lạnh.
Tác dụng : Thanh Can, thoái nhiệt, an thần, trấn tịnh.
Chủ trị:
+ Trị sốt do cảm mạo, ho, viêm gan vàng da thể cấp tính, suy nhược thần kinh, mất ngủ, trẻ con đái dầm, đinh nhọt sưng đau, viêm tuyến vú, rắn cắn.
Liều dùng: Dùng khô, 5 chỉ - 1 lượng (trẻ con dùng 3 -5 chỉ). Dùng tươi 1-2 lượng. Sắc uống. Trong trường hợp dùng ngoài bằng cách giã nhuyễn đắp lên nơi sưng đau hoặc nơi rắn cắn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét