Cây mọc đơn độc, thân trụ thẳng đứng, có thể cao tới 20m, thân nhẵn, có nhiều vết sẹo do bẹ lá rụng.
DA TỬ 揶 子
Cocos nucifera Linn.
Tên Việt Nam: Trái Dừa
Tên khác: Việt Vương đầu. Tư dư (Cương Mục), Nam dương da tử, Tích lan da tử, Phụng hoàng da tử, Đế vương da tử, Tư da (Thực Vật Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Cocos nucifera Linn.
Họ khoa học: Palmae.
Mô tả: Cây mọc đơn độc, thân trụ thẳng đứng, có thể cao tới 20m, thân nhẵn, có nhiều vết sẹo do bẹ lá rụng. Lá to dạng lông chim, mọc tập trung ở đầu thân, bẹ ngắn, dày, lá chét xếp 2 dãy đều đặn, mềm, màu lục bóng, dạng thuôn đều. Cụm hoa ở trên các bẹ lá. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, mọc trên cùng 1 bông mo. Hoa đực có 6 mảnh bao hoa xếp thành 2 vòng, trong có 6 nhị. Hoa cái có bao hoa giống ở hoa đực, 3 lá noãn dính nhau, nhẵn. Quả hạch có vỏ quả ngoài màu lục bóng nhẵn, vỏ quả giữa có nhiều sợi và vỏ quả trong cứng rắn với 3 lỗ ở phía gốc. Hạt có nội nhũ lỏng khi còn non, sau già thì đặc lại dần ở mạn ngoài làm thành cùi màu trắng. Khi còn non gọi là dừa nạo, sau già đặc cứng gọi là dừa tra.
Địa lý: Có nhiều ở Việt Nam, nhất là ở miền nam, trung, miền bắc ít vì lạnh rét. Dừa thường hay có ở vùng nhiệt đới.
Thu hái: Chọn trái già tháng 6-7.
Tính chất: Nước có vị ngọt, tính lành, không độc.
Chủ trị: Ích khí, trị phong, làm cho da mặt láng bóng, không đói.
Bào chế: Chọn vỏ rễ khi nào cũng được sao làm thuốc, có sách dùng vỏ của trái sao cũng được.
Tham khảo:
(1) Vỏ quả dừa gọi là Da tử bì, dùng cách bào chế như trên sao vàng sắc lấy nước uống. Có vị đắng, không độc trị cầm máu, chảy máu cam, nôn mửa.
(2) Dầu dừa gọi là Da tử du, ép từ cùi dừa khô, dầu dừa (beurre de coco) là loại dầu chảy 22o, tỷ trọng 15o0,9210, chỉ số xà phòng hóa 258-268, loại lỏng ở nhiệt độ 25-27o, nhưng ở nhiệt độ thấp là 1 chất trắng đặc gần như không mùi, vị nhạt dùng để xoa bóp vào chỗ da sưng đau, tan cứng, lở láy ngứa ngáy.
(3) Cho thịt nạo gọi là Da tử nhục có tác dụng ích khí, sinh phong, trị đau nhức gân cốt, dương mai, hạ cam.
(4) Cho xác vỏ của qủa gọi là Da tử xác trị giang mai sang, đau nhức gân cốt, đốt tồn tính khi dùng sao chín uống 2-3 chỉ với rượu, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi thì bớt đau.
(5) Cho nước dừa trong trái gọi là Da tử tương (Da trung tửu, Thụ đầu tửu), có vị ngọt, tính ấm, không độc trị tiêu khát, xức vào làm đen tóc. Nước dừa tính nóng vì vậy uống nhiều thì say như say rượu. Sách ‘Dị Vật Chí’ nói rằng ăn thịt của nó thì không đói, uống nước thì khát thêm (Bản Thảo Cương Mục). Xác của qủa dừa nấu chín thành cao màu đen bôi vào trị lở ngứa.
(6) Dùng lửa đốt thân cây dừa gọi là Du thụ du trị khát nước, nhức răng, khử nắng, đen râu tóc, bôi vào chỗ nứt lở do lạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét