DU BẠCH BÌ


Lá hình ngọn giáo, gốc tròn, chóp nhọn, cứng và dai, sáng bóng ở mặt trên và vài cái lông dọc chạy theo gân ở cả hai mặt lá, mép lá có răng, gân bên 12-13 đôi, cứng lá có lông.

DU BẠCH BÌ   榆 白 皮
Ulmus tonkinensis Gagnep.

Tên Việt Nam: Cây Du.
Tên khác: Linh du bì, loại trắng gọi là Phần, Sơn du (Bản Thảo Cương Mục), Thích du (Nhĩ Nhã).
Tên khoa học: Ulmus tonkinensis Gagnep.
Họ khoa học: Ulmceae.
Tên gọi: Cây Du còn gọi là Phần, vì ngày xưa mới lập nên một làng nào người ta thường trồng 1 cây thổ nghi để làm mốc. Chẳng hạn phía Đông Ấp phong nhà Hán có làng Phần du, đời sau nhân thế gọi làng mình là phần du.
Mô tả: Cây gỗ cao. Cành non mảnh, hơi có lông. Lá hình ngọn giáo, gốc tròn, chóp nhọn, cứng và dai, sáng bóng ở mặt trên và vài cái lông dọc chạy theo gân ở cả hai mặt lá, mép lá có răng, gân bên 12-13 đôi, cứng lá có lông. Cụm hoa ở nách, thành ngù không cuống. Hoa lưỡng tính. Quả dính trên ống đài còn lại, có cánh hình trái xoan ngược hay gần hình mắt chim. Ra hoa kết quả vào mùa thu đông, có khi còn hoa đến tháng 12.
Phân biệt: Người ta còn dùng cây Ulmusjaponica sarg để chỉ cho cây Du.
Địa lý: Cây thường mọc trong rừng ở độ cao trên 800m. Có ở núi Ba vì (Hà Tây) Việt Nam.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vỏ trắng vào tháng 2, phơi trong râm cho khô, cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Cạo bỏ vỏ lớp thô ở ngoài chỉ lấy lớp trắng (Ulmi cortex)., sấy khô dùng.
Tính vị: Vị ngọt, tính bình không độc.
Tác dụng: Thẩm thấp thấm nhiệt, thông đại tiểu tiện, có tác dụng lợi tiểu và khử đàm.
Chủ trị: Trị bí đại tiểu tiện, nhiệt khí ở trường vị, phù thủng, sài chốc đầu trẻ con.
Liều dùng: 4,5 – 9g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, không có thấp nhiệt cấm dùng.
Đơn tuốc kinh nghiệm:
+ Khát nước mà đái nhiều nhưng không phải bị lâm, dùng Bạch bì 2 miếng bỏ vỏ đen lấy nước sắc uống ngày 4 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Phù toàn cơ thể, dùng Du bạch bì tán bột nấu cháo ăn, tiểu được là bớt (Thiên Kim phương).
+ Lở loét do nhiệt, dùng Du bạch bì nhai rồi ngậm (Thiên Kim Phương).
+ Bạch trọc do suy nhược, dùng Du bạch bì sắc uống (Thiên Kim Phương).
+ Viêm quầng (đơn độc, phong ẩn chẩn): Du bạch bì tán bột, trộn lòng trắng trứng gà bôi vào (Thiên Kim Phương).
+ Trẻ con lở láy, trộn mỡ heo với Bột dư hạch bì xức vào (Thiên kim phương).
+ Nhịn ăn không đói, dùng Du bạch bì, Chiên bì tán bột lần uống nhiều chén (Cứu Hoang Bản Thảo).
+ Trị suyễn dùng Du bạch bì, phơi âm can sấy khô tán bột, uống sáng và đêm hằng ngày lần 6g thuốc và 5 chén nước nấu kẹo dẻo như cao uống (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Ho lâu ngày dùng Du bạch bì cạo một miếng bằng ngón tay cái ngậm trong miệng, khi nào mửa ra được máu mủ thì thôi (Cổ Kim Lục Nghiệm).
+ Tiểu rít khó đi, dùng Du bạch bì, Thạch yến tử, sắc uống (Phổ Tế Phương).
+ Tiểu gắt, tiểu buốt khó chịu ở cơ quan sinh dục, dùng Du bạch bì phơi âm can, tán bột, mỗi lần dùng 6g sắc với nước cho đặc quẹo, ngày uống 2 lần (Phổ Tế Phương).
+ Động thai huyết ra dầm dề, dùng Du bạch bì, Đương quy sấy khô, đều  nửa lượng, bỏ vào nước gừng sắc uống (Phổ Tế Phương).
+ Trước khi sinh muốn dễ đẻ: dùng Du bì sấy, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g thì lúc sinh rất dễ (Bản Thảo Biệt Thuyết).
+ Thai chết lưu hoặc mỗi khi bệnh là muốn hư thai dùng Du bạch bì sắc uống (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Đầu, mình lở loét: Du bạch bì tán bột, trộn dầu mè xức (Tử Mẫu Bí Lục).
16. Ung nhọt, phát bối: Du bạch bì xắt lát, rửa sạch, tán nhuyễn, trộn dầu mè bôi vào, chừa đầu nhọt lại để chảy mủ ra ngoài. Nếu khô thì dùng Khổ trà tẩm ướt rồi thay mới, khi lành thì lấy Tang diệp nhai nát tùy theo một miếng lớn nhỏ để đắp vào (Cấp Cứu Phương).
+ Trị lao hạch cổ ở trẻ con dùng Du bạch bì sống, đâm nát như bùn bịt kín hạch lại nhiều lần (Bí Hiệu Phương).
+ Trị trẻ con sài chốc đầu, dùng bột Du hạch bì trộn dấm bôi vào (Sản Nhũ Phương).
Tham khảo:
. Cây Du còn cho lá gọi là Du diệp có vị ngọt tính bình hoạt lợi không độc, dùng lá non nấu canh ăn trị phù thủng, lợi tiểu, sỏi bàng quang. Lý Thời Trân trong ‘Bản Thảo  Cương Mục’ ghi rằng: “Dùng lá sắc lấy nước để rửa mũi, trị mũi có những nốt thịt dư đỏ. Dùng lá với toan Táo nhân 2 vị bằng nhau, tán bột, trộn mật làm viên, uống hằng ngày trị mất ngủ do suy nhược hoặc do đởm nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. Cây Du còn cho Nấm tai bèo mọc trên nó gọi là Du nhĩ, ăn vào làm cho người ta không biết đói là gì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. Cây Du còn cho hoa gọi là Du hoa, trị trẻ con động kinh, tiểu khó, cảm nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét