HẢI ĐÔNG BÌ


Cây gỗ cao tới 20m, có gai ngắn. Lá có ba lá chét, rụng vào mùa mưa, lá chét màu lục bóng lá cuối cùng rộng hơn dài, gần như hình thận.

HẢI ĐÔNG BÌ   海 桐 皮
Hippocampus Sp.


Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo..
Tên khác: Thích đồng bì (Cương Mục). Mộc miên thụ bì (Dương Vật Sinh Sản Biện) ,Không đồng thụ, Kê đồng mộc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Vông nem (Việt Nam).
Tên khoa học: Erythrina indica Lamk. Erythrina variegata Linn Var Orientalis (Linn) Merr.
Họ khoa học: Đậu (Fabaceae).
Tên gọi:
1- Lá thường dùng để gói nem, gọi là Vông nem để phân biệt với cây Vông đồng.
2- Thân giống như cây vông đồng, có vỏ màu vàng trắng mà có gai nên gọi là Thích đồng bì.
Mô tả: Cây gỗ cao tới 20m, có gai ngắn. Lá có ba lá chét, rụng vào mùa mưa, lá chét màu lục bóng lá cuối cùng rộng hơn dài, gần như hình thận. Các lá khác hình tam giác dài hơn rộng. Hoa màu đỏ chói xuất hiện cùng với lá, xếp 1-3 cái thành chùm dày. Quả có cuống, đen, thót lại ở gốc, thắt lại giữa các hạt. Hạt 5-8, hình thận, đỏ hay nâu.
Địa lý: Cây được trồng rải rác khắp nước ta, thường trồng để làm hàng rào, tương đối phổ biến ở trạng thái oang dại ở miền Trung và miền Nam.
Thu hái, sơ chế: Thu hái lá vào tháng 3-4, dùng tươi hoặc phơi khô trong dâm mát. Dùng vỏ thì bóc rồi cạo sạch vỏ khô ở ngoài, rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô. Hạt thu được sao thơm (rất khó kiếm được, kinh nghiệm nhân dân ta cho biết hạt già rụng xuống đất thì cóc tới ăn hết, thành thử rất khó kiếm).
Phần dùng làm thuốc: Hải đồng bì là vỏ thân cây (Cortex Erythrinae), phơi khô của cây Vông nem. Ngoài ra, người ta còn dùng là khô (Folium Erythrinae) hoặc là hạt (Semen Erythrinae).
Mô tả dược liệu: Vỏ thân cây khô thẳng dầy chừng hơn 1,6mm, thường hay cắt ngắn từng miếng dài chừng 0,3-0,6m, mặt ngoài biểu hiện màu nâu đen hoặc màu nâu đậm, thô tháp, phân bố rất nhiều bì khổng màu vàng, biểu hiện hình tròn ống hoặc hình bất định khác, hơi lồi lên, ở giữa bì khổng có những vết nhăn màu nâu tro xuyên qua những đường vằn rộng, đồng thời có những gai nhọn dạng hình như đầu vú phân bố không có qui tắc ở trên vỏ cây, ở dưới gần gốc gai tròn rất nhiều hoặc hơi biểu hiện hình viên chùy màu đen tro, đường kính chừng 15mm-18mm, có khi tới 4,8cm, mút trên gai nhỏ dần, trên đỉnh rất nhọn cao chừng 6,2mm-10mm, mặt bên trong vỏ cây màu vàng tro hoặc màu vàng sẫm, hơi bóng, có những đường nhăn nhỏ hướng vào những đường vằn bên trong, chất cứng, khó bẻ gãy, mặt gãy dạng xơ sợi. Hiện nay trên thị trường thường thỉnh thoảng thấy xuất hiện loại Hải đồng bì là vỏ cây Thông mộc thuộc họ Ngũ gia bì, biểu hiện hình cuống hoặc uốn 2 ống, mặt ngoài màu trắng tro, gai dày mà dài, mút gai nhọn, gốc của gai dài hình viên chùy, có tác dụng khác Hải đông bì, cần phân biệt để chống nhầm lẫn.
Bào chế: Bỏ vào ngâm trong nước lạnh cạo bỏ gai nhọn cắt lát hoặc bào mỏng phơi khô cất dùng.
Tính vị: Vị đắng. Tính bình.
Quy kinh: Vào 2 kinh Can và Thận.
Tác dụng: Khư phong, thông lạc, hóa thấp, sát trùng.
Chủ trị: Đau thắt lưng đùi do phong thấp.
Liều dùng: 1,15g-9g, dùng ngoài trị lở ngứa.
Kiêng kỵ: Không có phong hàn, hàn, thấp tà thì cấm dùng.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Phong ngứa, dùng Hải đồng bì, Xà sàng tử, các vị bằng nhau tán bột trộn mỡ heo xức vào (Như Tuyên Phương).
+ Đau nhức răng, dùng Hải đồng bì sắc lấy nước ngậm (Thánh Huệ Phương).
+ Trúng độc trên mửa dưới ỉa, dùng Hải đồng bì sắc lấy nước cốt uống (Thánh Tể Tổng Lục).
+ Trị thổ tả rất hay Hạt Vông nem nướng tán cho uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị răng sâu: Hạt Vông nem nướng, tán bột,  rắc vào nơi sâu răng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lá Vông non nấu xanh hoặc ăn tươi làm cho dễ ngủ, an thần, người có huyết áp cao và trẻ con ra mồ hôi trộm nên ăn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Lá vông, lá Sen giã, vắt lấy nước cốt uống, giã nát, chưng nóng đắp nơi chỗ sa trực trường rất hay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Rong kinh, kinh nguyệt không đều, dùng hoa Vông 30g sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+  Hạt hoặc vỏ thân giã nát, đắp lên vết rắn cắn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tay chân co rút dùng Hải đồng bì, Đương quy, Mẫu đơn bì, Thục địa, Ngưu tất (rửa rượu, sấy khô), mỗi thứ 30g, Sơn thù du, Bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15g. Tán bột, mỗi lần dùng 3g, Thêm củ hành trắng và  2 chén nước, sắc còn 5 phân, bỏ bã, uống nóng trước khi ăn (Hải Đồng Bì Tán -  Chứng Trịï Chuẩn Thằng ).
+ Trị chấn thương do té ngã: Hải đồng bì, Thiết tuyến thấu cốt thảo, Nhũ hương, Một dược, mỗi thứ 6g, Đương quy 3g (rửu rượu), Xuyên tiêu 9g, Xuyên khung, Hồng hoa, mỗi thứ 3g, Oai linh tiên, Bạch chỉ, Cam thảo, Phòng phong, mỗi thứ 8 phân, tán bột, gói trong vải trắng, sắc, rửa nơi đau (Hải Đồng Bì Thang - Y Tông Kim Kim Giám).
+  Đau lưng đùi do phong thấp, mỗi lần dùng Hải đồng bì khô 3-15g sắc uống hoặc ngâm rượu uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trẻ em cam tích, giun đũa, uống 8 phân-3g bột lá Vông khô với nước (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị mụn nhọt lở ngứa: Hải đồng bì, Xuyên cẩn bì, Khinh phấn, Xà sàng tử, Đại hoàng, tán bột xức vào nơi lở ngứa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị thắt lưng, đầu gối đau nhức: Hải đồng bì, Ngưu tất, Xuyên khung, Khương hoạt, Địa cốt bì, Ngũ gia bì, Cam thảo, Ý dĩ nhân, Sinh địa. Ngâm rượu uống (Truyền Tín Phương - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị lở ngứa ngoài da: Hải đồng bì, Xà sàng tử, Xuyên căn bì, Đại hoàng, ngâm rượu xoa hoặc uống (Lâm Chứng Chỉ Nam Y Án).
Tham khảo:
+ Hải đồng vị cay đắng mà tính ấm, có thể nhập vào huyết phận của Can kinh, có tác dụng đuổi pong trừ thấp và hành kinh lạc tới nơi bị bệnh, có thể trị được đau nhức ở thắt lưng, đầu gối, cẳng chân, lỵ ra máu mũi cũng có thể cầm, sâu răng, sắt lấy nước ngậm cũng lành, lớ ngứa mài lấy nước tẩm vào cũng tiêu, đỏ mắt, mở mắt ngâm lấy nước rửa cũng giảm. Nó có công dụng khử tan phong thấp, người dùng cần phải thẩm định bệnh do bên trong ra thì chớ nên dùng bừa, cần phải tùy chứng để dùng cho thích hợp (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Hải đồng bì có vị đắng tính bình, uống bên trong có thể đuổi phong thấp thông lạc, dùng trong chứng phong thấp, dùng bên ngoài có thể hóa thấp sát trùng, dùng đắp nơi lở ngứa. Trên lâm sàng dùng chủ yếu trong thấp nhiệt hạ chú, chứng đau nóng ở vùng đùi, kết hợp thích nghi thì kết quả trong trị liệu (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét