HẢI MÃ


Thuộc nước mặn, cũng có ở nước ngọt, đầu giống hình đầu con ngựa. Thân dài chừng 15-20cm có khi tới 30cm, màu trắng vàng hoặc hơi xanh đen.

HẢI Mà  海 馬
Hippocampus Sp.

Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục Thập Di.
Tên Việt Nam: Cá ngựa.
Tên khác: Thủy mã (Bản Thảo Cương Mục).
Tên gọi: Loài cá ở biển có đầu giống ngựa nên gọi là Hải mã hay cá ngựa.
Tên khoa họcHippocampus Sp.
Họ khoa học: Syngnatidae.
Mô tả: Thuộc nước mặn, cũng có ở nước ngọt, đầu giống hình đầu con ngựa. Thân dài chừng 15-20cm có khi tới 30cm, màu trắng vàng hoặc hơi xanh đen. Đuôi cá ngựa khá dài, gồm nhiều đốt đuôi cuộn vào và duỗi ra rất linh hoạt, đuôi luôn luôn hoạt động  như bánh lái. Quá trình sinh sản của chúng hết sức đặc biệt. Mùa xuân là mùa sinh sản của Cá ngựa, lúc này ở  con đực có một lớp lông dày mọc ra từ hai bên thân, lớp lông chụm lại ở phần bụng, tạo nên một cái túi trước bụng gọi là “túi ấp”. Cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào cái túi ấp đó và từ thân cá đực sẽ tiết ra một chất nhầy bao bọc lấy trứng làm thức ăn cho cá con khi mới nở (con cái không có túi ấp, như thế mới là kỳ). Số lượng trứng mỗi lần đẻ tới hàng trăm hạt, trứng được phát triển trong tuí ấp cho tới khi nở ra những con cá ngựa con. Cá con sống yên ổn trong túi cho đến khi lớn lên, biết tự kiếm sống mới bơi ra ngoài sống tự  lập. Trong điều kiện đấu tranh sinh tồn, chỉ con cá đực khỏe mạnh nhanh nhẹn hơn mới mới giữ ghin được đàn con và bầu trứng. Đặc điểm đó dần dần được hoàn thiện, cho tới nay ta chỉ thấy con đực làm công việc nuôi con mà thôi con cái sau khi đẻ trứng thì hoàn toàn không biết gì về đàn con của mình nữa.
Địa lý: Cá ngựa sống ở dọc bờ biển Việt Nam và Trung Quốc.
Phân biệt:
1-Cá ngựa có nhiều loài,  như Hippocampus Trimaculatus, Hippocampus Antiquorum, Hipp0campus Gutalantus, Giống Phulopteryx có nhiều tua dài mảnh trên mình, khiến cá dễ lẫn mình trong đám rong bể.
2- Con Long lạc tử (Hippocampus coronatus T. Et S), Hắc hải mã (Hipp0campus aterrimus T. Et S) và Bắc hải mã (Hipp0campus japonicus Kaup) là những con Hải mã đã được xác định tên khoa học hiện nay. Thường được dùng làm thuốc gần như nhau.
Thu bắt: Khi thác nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải Nam (Trung Quốc), Nha Trang..., quanh năm đều có cá Ngựa, nhiều nhất vào tháng 8-9, người ta thường thu bắt Cá ngựa lẫn lộn với khi đánh cá, chứ không tổ chức bắt riêng cá Ngựa. Bắt được phơi khô cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Cả con.
Bào chế: Mổ bỏ nội tạng, phơi hay sấy khô, khi dùng tẩm rượu, sao qua tán nhỏ. Thường dùng dạng hoàn tán, có thể ngâm rượu với các thuốc khác (như Dâm dương hoắc, Câu kỷ tử) để uống.
Tính vị: Vị ngọt, hơi mặn. Tính ấm.

Quy kinh: Vào kinh Thận .
Tác dụng: Tráng dương, mạnh sinh lý.
Chủ trị:
+ Kích thích sự giao hợp, kéo dài thời gian giao hợp, thần kinh yếu, phụ nữ khi sinh mệt yếu, thai ra khó, chậm có con.
Liều dùng: 3g - 9g, dùng dạng bột hoặc viên.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị liệt dương, phụ nữ chậm có con: Hải mã sấy khô tán bột uống với rượu, lần 3 phân, ngày 3 lần.
+ Trị phụ nữ khó sinh, nên mang nó ở người, rất hay, khi sinh sấy tán bột uống đồng thời trong tay cầm Hải mã thì rất rễ sinh (Kinh Nghiệm Phương)
Tham khảo:
Dùng Hải mã một cặp, một con đực một con cái, tính của nó ấm áp, có ý nghĩa của sự giao cảm, nên khi khó sinh và dương hư, những phương thuật trong buồng the là hay dùng tới nó, giống như công dụng của Cáp giới, Lang quân tử. Tôm cũng có tác dụng tráng dương (Bản Thảo Cương Mục).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét