HẢI PHÙ THẠCH


San hô là nhóm ruột khoang (Coelenterata), lớp San hô (Anthozoa). Đó là những độc vật chỉ sống ở biển, trừ một số loài đơn độc, còn phần lớn sống thành tập đoàn.

HẢI PHÙ THẠCH   海 浮 石
Plexaura homomlla Gorgonia.

Xuất xứ: Nhật Hoa.
Tên Việt Nam: San hô, San hô sừng, Đá bọt biển.
Tên khác: Thủy hoa (Thập di), Dương đỗ thạch, Hải nam thạch, Ngọc chi chi (Hòa Hán dược khảo), Phù thạch, Phù hải thạch.
Tên gọi: Vị này nhẹ, có nhiều lỗ hổng, bỏ vào nước thì nổi (trên nước biển) nên gọi là Hải phù thạch.
Tên khoa họcPlexaura homomlla Gorgonia.
Mô tả: San hô là nhóm ruột khoang (Coelenterata), lớp San hô (Anthozoa). Đó là những độc vật chỉ sống ở biển, trừ một số loài đơn độc, còn phần lớn sống thành tập đoàn. Có rất nhiều loài. Cấu tạo của chứng rất phức tạp hơn so với thủy tức rất nhiều. Bộ xương đá vôi và San hô 6 tia là xương ngoài bằng đá vôi do tế bào lá ngoài tiết ra ở vòng đế của cơ thể. Bộ xương san hô giống như một cái cốc bằng đá vôi để các phần cơ thể sống của san hô phủ trùm lên trên, ở những tập đoàn san hô, thành ngoài của các cốc xương này dính liền với nhau tạo thành những bộ xương lớn. Khi mang san hô lên cạn, phần thịt sẽ mất nước, tan dần rồi thối rữa đi. Phần chất đá vôi còn lại có nhiều hình thù khác nhau, chính là bộ xương của tập đoàn san hô, thường được lấy làm vật trang trí.
Địa lý: Ở Việt Nam có những dẫy núi đá vôi do các bộ xương sa hô ở các thời kỳ địa chất xa xưa hình thầnh nên, ở Thái Bình Dương có một số đảo do san hô kết cấu thành nổi lên mặt biển vài 3 năm sau đó lại chìm xuống dưới nước. Các loài San hô sừng Gorgonia có bộ xương rất giàm iot, từ lâu chúng đã được khai thác, dùng làm thuốc dự phòng và chữa bệnh bướu cổ địa phương, cường tuyến giáp, nhiễm độc giáp trạng...mà trong Đông y gọi là “anh lựu”. Loài san hô Plexaura Homomalla có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, người ta đã chiết ra những kích thích tố để trị nhức đầu, ung thư v.v...công dụng rất được Tây phương nghiên cứu.
Thu bắt, sơ chế: Thu bắt từ tiết Tiểu thử đến Hàn lộ. Sau khi thu bắt được dùng nước lạnh ngâm nước để khỏi mặn và bùn cát, hoặc để ở giữa trời cho ngấm nước mưa rồi phơi nắng cho khô.
Phần dùng làm thuốc: Khối xương, đá vôi.
Mô tả dược liệu: Hải phù thạch là một loại san hô, xốp mà nhẹ, có nhiều lỗ nhỏ như tổ mọt, màu sắc rất có nhiều, thông thường phần nhiều hay dùng màu trắng tro có loại giống như pha lê hoặc sáng bóng dạng sợi lụa, chất cứng mà còn dễ gãy đâm vụn giống như loại vỏ sò, bỏ vào trong nước nổi lên mặt nước không chìm xuống.
Bào chế: Đâm vụn dùng sống, hoặc nung lửa rồi thủy phi, bao trong vải sắc uống.
Tính vị: Vị mặn, Tính lạnh.
Quy kinh: Vào Phế kinh.
Tác dụng: Thanh phế giáng hỏa, tiêu tích khối, hóa đàm.
Chủ trị:
+ Trị ho đàm dãi, tràng nhạc, lao hạch, bướu cổ.
Liều dùng: 3-9g. Thường dùng trong hoàn tán.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ho ra đàm huyết, dùng Thanh đại, Qua lâu nhân, Hải phù thạch, Sơn chi tử, Kha tử nhục. Tán bột trộn mật ngậm (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Ho suyễn do đàm hỏa: Phù thạch, Trần bì, Bối mẫu, Đởm tinh, Mộc thông, Bạch giới tử (Thanh Cách Tiễn -  Loại Chứng Trị Tài Phương).
+ Trị ho không dứt, dùng bột Phù thạch, sắc uống hoặc luyện mật làm viên uống (Trửu Hậu Phương).
+ Trị tiêu khát, muốn uống nước: dùng Phù thạch, Thanh đại, các vị bằng nhau dùng 1 ít Xạ hương tán bột, mỗi lần uống 3g với nước nóng (Bản Sự Phương).
+ Trị tiêu khát, muốn uống nước: Bạch phù thạch, Cáp giới, Thuyền thoái, các vị bằng nhau tán bột, trộn với mật cá diếc 7 cái, mỗi lần  uống 7 chỉ (Bản Sự Phương).
+ Trị huyết lâm, sỏi niệu quản, tiểu tiện rít khó, dùng Phù thạch tán bột lần uống 6g với nước sắc Cam thảo (Trực Chỉ Phương).
+ Sỏi bàng quang niệu đại ra huyết dùng Phù thạch chừng một nắm tay tán bột, lấy 3 thăng nước sắc còn 1 thăng để lắn xuống (Truyền Tín Thích Dụng Phương).
+ Trị sán khí, thoát vị bẹn:  Phù thạch tán bột, mỗi lần uống 6g. Mộc thông, Xích phục linh, Mạch môn đông. Sắc uống với bột thuốc (Trực Chỉ Phương).
+ Trị sán khí, thoát vị bẹn:  Hải phù thạch, Hương phụ, các vị tán bột (Liều dùng bằng nhau) mỗi lần uống 6g với nước cốt gừng (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị sau chẩm sinh ra hạch đàm, nếu mọc ở chính giữa là ‘não’ mọc ở một bên là ‘tý’ dùng Phù thạch loại nhẹ nổi phù trên mặt nước đốt tồn tính tán bột, bỏ vào một chút Kinh phấn trộn với dầu mè phết lên, đừng dùng tay mà đè mạnh lên (Trực Chỉ Phương).
+ Dưới đáy tai có mủ: Hải phù thạch 30g. Một dược 3g, Xạ hương 1 ly, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phương).
+ Cam sang không lành dùng Hải phù thạch nướng đỏ bỏ vào giấm nhiều lần, 60g, Kim ngân hoa 30g tán bột, mỗi lần uống 6g rưỡi. Sắc uống và bôi cho tới khi lành (Nho Môn Sự Thân Phương).
+ Đinh nhọt phát bối, dùng Bạch phù thạch nửa lượng, Mộc dược 6g 5, tán bột, trộn với giấm làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn, lần uống 6-7 viên, uống với rượu khi ngủ (Phổ Tế Phương).
+ Trị lao phổi có các triệu chứng ho ra máu, nôn ra đàm vàng: Bạch cập 6 phần, Hải phù thạch 2 phần, Tam thất 2 phần. Tán bột, mỗi lần uống 9g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho suyễn do Phế có đàm nhiệt: Hải phù thạch, Thiên môn đông, Hoàng cầm, mỗi thứ 9g, Hương phụ 6g, Cát cánh, Liên kiều, Thanh đại, mỗi thứ 9g, Mang tiêu 6g. Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn, tể uống ( Hóa Đàm Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hỏa nhiệt làm ra ho và đàm có máu: Thanh đại, Qua lâu nhân, Hải phù bình, mỗi thứ 9g. Tán bột luyện mật làm viên ngậm cho tan dần (Khái Huyết Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Ngoài ra, vị này có thể dùng trong những chứng lâm. Trong “Trực chỉ phương” dùng vị này tán bột, sắc nước sinh Cam thảo uống với thuốc để trị huyết lâm, xích lâm.
Tham khảo:
1- Hải phù thạch là đá bọt biển kết thành màu trắng thể nhẹ là hình tượng của Phế. Vị mặn khí hàn dùng trong nhuận hạ, vì nhập phế nên trừ đàm ho và làm mềm cái cứng, làm thanh thượng nguyên lại trị các chứng lâm, chứng ho nghịch do hư khí xung ngược lên thì chớ dùng, đàm ẩm do tỳ thận nguyên hư thì cấm dùng (Bản Thảo Đồ Giải).
2- Hải thạch tức là cái màu trong sách gọi là Phù thạch, đá của nó là do bọt biển kết thành, nổi ở trên mặt nước cho nên mới gọi tên là Phù, màu trắng thể nhẹ, vị mặn khí lạnh, có công năng đưa lên trên, lại có sức đạt xuống dưới, nên sách ghi có công hiệu trị được đàm nhiệt ở Thượng tiêu, mờ mắt, đậu nhọt, cho tới cái gọi là khí phù lên trên, lại có thể trị được các loại chứng lâm, tích khối, anh, lựu, lấy cái ý nghĩa mặn nhuận để làm mềm cái cứng, dùng được trong thực chứng, còn hư chứng thì chớ nên dùng, khi dùng nướng qua thủy phi để dùng (-Bản Thảo Cầu Chân).
3- Hải phù thạch màu trắng thể xốp, nhập Thủ thái âm Phế kinh, Vị mặn, tính lạnh. Mặn thì có thể làm mềm cái cứng rắnl lạnh có thể thanh được Phế kim, cho nên dùng nó để trị đàm, do phế nhiệt, tràng nhạc, hạch lao, rất là sở trường; Kim là thượng nguyên của Thủy, thanh thượng nguyên tức là làm cho trôi chảy, vì vậy lại có thể trị tiểu tiện lắt rắt, mặc dù chứng khác nhau nhưng ý nghĩa trị bệnh cùng một (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét